Thiết bị và phƣơng pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi bề mặt tro bay ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Trang 40)

Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM 2.1 NGUYÊN LIỆU

2.2.4. Thiết bị và phƣơng pháp khảo sát

 Kích thước và độ phân bố hạt tro bay được xác định qua tán xạ laser trên thiết bị Horiba LA-300 (USA) tại viện nghiên cứu sành sứ thuỷ tinh công nghiệp.

 Cấu trúc hình thái được xác định bằng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) thực hiện trên máy JMS 5300 của hãng Jeol (Nhật Bản). Phương pháp được tiến hành như sau: Mẫu vật liệu được cắt bằng dao cắt mẫu hay bẻ gẫy trong môi trường Nitơ lỏng với kích thước thích hợp. Sau đó mẫu được gắn trên giá đỡ, bề mặt cắt của mẫu được đem phủ một lớp Pt mỏng, bằng phương pháp bốc bay trong chân không dưới điện áp để tăng độ tương phản. Mẫu được cho vào buồng

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lương 41 đo của kính hiển vi điện tử quét SEM để chụp ảnh bề mặt cắt.

 Diện tích bề mặt của các mẫu tro bay được đo bằng phương pháp hấp phụ vật lý với chất hấp phụ nitơ lỏng trên máy đo Micromeritics ASAP 2010 tại phòng hoá dầu trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

 Sản phẩm của quá trình silan hoá tro bay được khảo sát bằng phổ hồng ngoại biến đổi fourier FT-IR và phân tích nhiệt TGA.

- Phổ hồng ngoại FT-IR được đo bằng phương pháp đo phản xạ trên mẫu bột KBr có độ tinh khiết cao tại khoa Hoá học, trường ĐH khoa học tự nhiên và Viện kỹ thuật nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Phân tích nhiệt TGA được thực hiện trên máy Shimadzu TGA-50Hz của viện Hoá học, sử dụng chén nung bằng platin. Tốc độ gia nhiệt là 10 phút, khoảng nhiệt độ nghiên cứu từ 25-9000C, trong môi trường không khí.

 Tính chất cơ lý của vật liệu được xác định theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lương 42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi bề mặt tro bay ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)