Cấu trúc hình thái của vật liệu CSTN có chứa tro bay biến đổi bề mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi bề mặt tro bay ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Trang 54)

, 2925 cm-1 và 2886 cm 1 đặc trưng cho dao động hóa trị của các liên kết C-H có

3.3.2. Cấu trúc hình thái của vật liệu CSTN có chứa tro bay biến đổi bề mặt

mặt

Cấu trúc hình thái của vật liệu cao su gia cường bằng tro bay được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên bề mặt gẫy của mẫu đo.

Các mẫu vật liệu CSTN được gia cường với hàm lượng tro bay 30% chưa được biến đổi bề mặt và có biến đổi bề mặt bằng tác nhân ghép nối.

Hình 3.13 cho biết cấu trúc hình thái của vật liệu cao su thiên nhiên có chứa tro bay chưa được biến đổi bề mặt:

Hình3.13.: Ảnh SEM vật liệu CSTN chứa 30% tro bay

chưa được biến đổi bề mặt

Có thể dễ dàng quan sát thấy khả năng tương tác pha giữa các hạt chất độn tro bay với chất nền cao su là kém. Các hạt chất độn gần như bị tách pha trên bề mặt gẫy của vật liệu.

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lương 55 Hình 3.14 biểu diễn cấu trúc hình thái của vật liệu cao su thiên nhiên có chứa tro bay đã được biến đổi bề mặt bằng hợp chất silan loại Bis-(3- triethoxysilylpropyl) tetrasulfit.

Hình3.14: Ảnh SEM vật liệu CSTN chứa 30% tro bay

đã được biến đổi bề mặt

Rõ ràng khả năng tương tác pha của tro bay với chất nền cao su đã được cải thiện rõ rệt khi chất độn được biến đổi bề mặt bằng tác nhân ghép nối. Không chỉ tham gia vào quá trình lưu hóa, hợp chất silan chứa các nhóm hữu cơ còn làm giảm sức cằng bề mặt giữa hai pha làm khả năng phân tán của chất độn vào trong pha nền được tốt hơn, khả năng liên kết giữa chất độn với chất nền được cải thiện, từ đó nâng cáo tính chất của vật liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi bề mặt tro bay ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)