Về phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án:"Hạch toán khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp" doc (Trang 41 - 45)

2. Giải pháp hoàn thiện

2.3. Về phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ

Theo phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ hiện nay thì các tài khoản theo dõi tài sản cố định chỉ ghi chép Nguyên giá của tài sản đó còn số trích khấu hao được theo dõi riêng ở một tài khoản khác - tài khoản 214 “hao mòn TSCĐ”

Bút toán kép thực hiện là:

Nợ TK chi phí (Tk 627, 641, 642...) Có TK hao mòn TSCĐ (TK 214)

Theo phương pháp này khấu hao luỹ kế không xuất hiện ở tài khoản theo dõi TSCĐ, khấu hao luỹ kế được ghi chép trong tài khoản hao mòn TSCĐ. Số dư của 2 tài khoản TSCĐ và hao mòn TSCĐ sau đó sẽ được đưa vào bảng cân đối kế toán để cho thấy giá trị còn lại của TSCĐ. Nhờ phương pháp hạch toán khấu hao này mà trong BCĐKT luôn thể hiện được Nguyên giá là bao nhiêu, khấu hao luỹ kế là kể từ ngày mua đến ngày lập BCĐKT này là bao nhiêu. Tuy nhiên BCĐKT cũng như sổ kế toán về khấu hao chỉ cung cấp cho chúng ta những thông tin về tổng số khấu hao luỹ kế chứ không cho chúng ta thấy số khấu hao luỹ kế của từng tài sản. Có điều này bởi tài khoản 214 “hao mòn TSCĐ” chỉ có 4 tài khoản chi tiết để hạch toán hao mòn TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, hao mòn bất động sản đầu tư mà không có sự hạch toán chi tiết đến từng tài sản như cách hạch toán Nguyên giá tài sản.

Do vậy khi cần thông tin chính xác về giá trị còn lại của một tài sản cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý, ra quyết định của ban giám đốc thì kế toán rất vất vả trong việc xác định từ trong sổ sách. Có biết được chính xác, nhanh tróng, kịp thời về giá trị còn lại của tài sản thì người quản lý mới xác

định được lãi lỗ từ hoạt động liên doanh hoặc nhượng bán tài sản để chớp thời cơ bán tài sản, đổi mới tài sản khi tài sản này chưa bị mất giá trên thị trường.

Như vậy chức năng cơ bản của hạch toán kế toán là cung cấp thông tin về tài chính cho những người ra quyết định là chưa thực hiện tốt ở mặt này.

Do đó việc hạch toán vào tài khoản 214 “hao mòn TSCĐ” cần được chi tiết hơn.

2.3.2. Về giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ

Giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ là chỉ tiêu nói lên số tiền có thể thu được khi thanh lý hay nhượng bán những tài sản đã khấu hao hết. Một trong những đặc điểm cơ bản của TSCĐ là tài sản dù cũ, lạc hậu, hư hỏng.. tới mức nào thì vẫn còn một lượng giá trị cố định có thể thu hồi được, kể cả trong trường hợp 100% hình thái vật chất của tài sản được thu hồi dưới dạng phế liệu. Theo quyết định 206, công thức xác định mức khấu hao là:

Mức trích khấu hao hàng năm

= Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng

Cách tính trên không tính đến giá tri thu hồi, làm cho cách tính được đơn giản hơn vì loại bỏ được một yếu tố ước tính, nhưng không phản ánh hết được số khấu hao thực tế phải trích, bởi vì:

Trên thực tế có rất nhiều loại tài sản khi thanh lý hay nhượng bán sẽ thu hồi được với số tiền lớn, nên không tính tới giá trị thu hồi thì ta đã gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ cao hơn thực tế, giúp doanh nghiệp giảm được một số thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, giá trị thu hồi là cái vốn có của TSCĐ, việc sử dụng giá trị thu hồi sẽ làm cho TSCĐ không bao giờ được phép khấu hao hết nguyên giá.

Do đó, công thức xác định mức khấu hao sẽ là:

Số khấu hao trung bình = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính Thời gian sử dụng TSCĐ (ước tính)

Tài sản cố định là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Hạch toán tài sản cố định giúp một doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình tài sản cố định hiện có, biết được hiệu quả của việc đầu tư vào tài sản cố định, từ đó có những chính sách điều chỉnh kịp thời.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề án, chúng ta đã thấy rõ những quy định chung của việc tính và trích khấu hao TSCĐ trong những doanh nghiệp hiện nay và thực trạng của việc áp dụng những quy định đó của các doanh nghiệp. Điều đó có ảnh hưởng lớn đối với tài chính của doanh nghiệp nói riêng và của nhà nước nói chung. Nhằm nâng cao chất lựơng quản lý tài sản trong doanh nghiệp, đề án đã đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng hiệu quả quản lý trong các doanh nghiệp cũng như nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện em còn nhiều hạn chế về trình độ và kiến thức nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề án hoàn thiện hơn nữa.

Em xin cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Trần Quý Liên đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề án:"Hạch toán khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp" doc (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w