2. Giải pháp hoàn thiện
2.2. Về khung thời gian sử dụng các loại tài sản và phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
trích khấu hao TSCĐ:
Theo quyết định 206, những quy định tính khấu hao cơ bản trên bắt buộc doanh nghiệp phải tuân theo quy định cứng do Bộ Tài chính quy định nên khó gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu khi có những dấu hiệu cho thấy sẽ có một tư liệu sản xuất tốt hơn ra đời, doanh nghiệp nhận biết được nhưng với những quy định trên thì khó có thể tiến hành khấu hao nhanh hơn mức đã đăng ký để thu hồi vốn tái đầu tư đổi mới tài sản.
Mặt khác áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả các loại tài sản là chưa hợp lý vì:
Thứ nhất: Công dụng của từng loại tài sản cũng như cách phát huy
tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự khác nhau. Mức độ suy giảm về giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cũng có sự khác nhau; Lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản cũng có sự khác nhau. Do vậy đối với mỗi loại tài sản cần có phương pháp khấu hao phù hợp.
Thứ hai: khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống các chi phí kinh
doanh mà doanh nghiệp đã đầu tư để có được tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản và đảm bảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài sản đó trong qúa trình sử dụng. Như vậy khấu hao phải đảm bảo
thu hồi vốn nhanh, kịp đổi mới trang thiết bị theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Nhất là đối với Việt Nam, với những thiết bị máy móc lạc hậu ta cần phải tiến hành thu hồi vốn nhanh để có thể đổi mới và bắt kịp với các nước.
Thứ ba: Xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán với nội dung cơ
bản là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán, mà chi phí khấu hao là một khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh.
Nếu như khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì mức chi phí khấu hao TSCĐ cho mỗi năm là như nhau cho dù có sự khác nhau về sự đóng góp của tài sản đó vào kết quả sản xuất kinh doanh. Đó là sự bất hợp lý, do vậy cần phải khấu hao theo những cách thức phù hợp với lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản như các phương pháp: khấu hao theo sản lượng, theo công suất máy móc, khấu hao theo quãng đường xe chạy.
Để đảm bảo số liệu kế toán phản ánh đúng thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nước nên xem xét lại quy định về khấu hao TSCĐ theo những hướng sau:
• Xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình và phương pháp khấu hao định kỳ cần phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng của tài sản thì phải điều chỉnh mức khấu hao cho phù hợp và đựoc trình bày trên báo cáo tài chính. Ví dụ, thời gian hữu ích của tài sản có thể được kéo dài ra do việc cải thiện trạng thái của tài sản vượt lên trên trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của nó, hoặc các thay đổi về kỹ thuật
hay thay đổi nhu cầu về sản phẩm do một máy móc sản suất ra có thể làm giảm thời gian sử dụng hữu ích của nó. Chế độ bảo dưỡng và duy trì TSCĐ cũng có ảnh hưởng tới việc kéo dài thời gian sử dụng hữu ích cuả tài sản hay làm tăng giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó, nhưng doanh nghiệp lại không được thay đổi mức khấu hao của tài sản đó.
• Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao tuyến tính nhưng khi thực tế cho thấy thời gian hữu ích của một TSCĐ vô hình có thể dài hoặc ngắn hơn sự ước tính ban đầu. Lúc này Nhà nước cần cho phép doanh nghiệp sửa đổi mức khấu hao trong thời gian còn lại bằng cách:
Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại Thời gian hữu ích còn lại
Chính nhờ cách tính mức khấu hao này mà doanh nghiệp tránh được tổn thất do hao mòn vô hình gây nên.
• Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định đó. Nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh có thời gian doanh nghiệp đình trệ việc sản xuất nhưng vẫn phải tính khấu hao trong thời gian đó làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ. Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp được ngừng tính khấu hao trong thời gian đình trệ công việc sản xuất.