Đi ̣nh giá Công ty Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện trước khi sáp nhập

Một phần của tài liệu Hoạt động ma ngân hàng thương mại nghiên cứu điển hình tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 66)

3.2.4.1. Phương pháp Tài sản

Nội dung:

Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp bằng (=) Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) Các khoản nợ thực tế phải trả, số dƣ Quỹ phúc lợi, khen thƣởng và số dƣ nguồn kinh phí sự nghiệp nếu có. (Theo quy định trong Nghị định 109/2007/NĐ-CP)

Giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định tại thời điểm 30/06/2009, sau đó điều chỉnh theo các thay đổi trọng yếu (nếu có) đối với tài sản của VPSC tại thời điểm chuyển giao (dự kiến 31/12/2009). Trên thực tế, các tài sản chủ yếu cần định giá lại của VPSC là:

Các khoản đầu tƣ ngắn và dài hạn (các khoản tiền gửi của VPSC tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB và các ngân hàng khác);

Tài sản cố định (kể các tài sản đã hết khấu hao nhƣng vẫn còn sử dụng)

Đánh giá:

Phƣơng pháp này chủ yếu giúp đánh giá lại giá trị tài hữu hình của VPSC tại thời điểm chuyển giao sang LVB (vì nếu tính theo phƣơng pháp này VPSC không có giá trị lợi thế kinh doanh).

Kết quả giá trị phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp đƣợc xác định sẽ có giá trị tham khảo nhƣ giá trị tối thiểu có thể chấp nhận mua doanh nghiệp.

58

Giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định tại thời điểm 30/06/2009 đƣợc điều chỉnh theo các thay đổi trọng yếu (nếu có) đối với tài sản của VPSC tại thời điểm chuyển giao (dự kiến 31/12/2009). Trên thực tế, các tài sản chủ yếu cần định giá lại của VPSC là:

Các khoản đầu tƣ ngắn và dài hạn (các khoản tiền gửi của VPSC tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB, trái phiếu và tiền gửi tại các ngân hàng khác);

Tài sản cố định (kể các tài sản đã hết khấu hao nhƣng vẫn còn sử dụng). Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phƣơng pháp này chƣa tính đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại, tiềm năng của Công ty, những lợi thế của Công ty khi đƣợc hợp nhất vào LVB ... Những yếu tố này đƣợc tính đến khi xác định giá trị Công ty theo phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu.

- Giá trị vốn chủ sở hữu của VPSC đƣợc xác định: 193,6 tỷ đồng. - Vốn điều lệ của VPSC theo sổ sách: 61,85 tỷ đồng. - Giá trị thực tế/Vốn điều lệ: 3,13 lần.

Nguồn: Theo kết quả tính toán của Ngân hàng TMCP Liên Việt tại Đề án Tổng Công ty Bưu chính Viê ̣t Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Viê ̣t bằng giá trị của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện

3.2.4.2.Phương pháp Dòng tiền chiết khấu

Nội dung:

Coi VPSC sau khi đã chuyển giao về LVB nhƣ một doanh nghiệp hoạch toán độc lập và đƣợc LVB đầu tƣ vốn, tái cấu trúc ... nhằm đáp ứng các mục tiêu hoạt động do LVB đề ra.

Giá trị phần vốn chủ sở hữu sẽ đƣợc xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền đối với chủ sở hữu hàng năm (FCFE).

59

Đây là phƣơng pháp tốt hơn để xác định giá trị của VPSC sau khi đƣợc chuyển giao về LVB (vì có tính đến các yếu tố đƣợc coi là lợi thế và bất lợi của VPSC).

Dòng tiền tạo ra trong tƣơng lai của VPSC đƣợc xác định dựa trên các giả định cơ bản về doanh số huy động, chi phí phải trả cho VNPost cho mỗi giao dịch, các dịch vụ ngân hàng khác có thể phát triển tại VPSC và doanh thu từ các hoạt động đó. Tuy nhiên hiện còn chƣa thống nhất đƣợc các kế hoạch kinh doanh nhằm phát triển VPSC từ phía LVB và VPSC.

Xác định giá trị cổ phiếu VPSC theo phƣơng pháp chiết khấu dòng cổ

tức DDM Giá trị phần Vốn chủ sở hữu của VPSC là: 106 tỷ x 1,3556 lần = 143,1

tỷ đồng

Nguồn: Theo kết quả tính toán của Ngân hàng TMCP Liên Việt tại Đề án Tổng Công ty Bưu chính Viê ̣t Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Viê ̣t bằng giá trị của Công ty Di ̣ch vụ Tiết kiê ̣m Bưu điê ̣n

Kết quả đi ̣nh giá

Giá trị Phần vốn chủ sở hữu tại VPSC xác định theo phƣơng pháp giá trị tài sản là 193,6 tỷ đồng.

Giá trị Phần vốn chủ sở hữu tại VPSC xác định theo phƣơng pháp giá trị tài sản là 143,7 tỷ đồng, chạy độ nhạy trong khoảng 124,3 – 171 tỷ đồng.

3.2.5 Quá trình hợp nhất 2 tổ chức

Tháng 7.2009, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Liên Việt - LVB (LPB) đã bắt đầu xem xét khả năng sáp nhập Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC) - thành viên của Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam (VNPost) - vào LPB nhằm khai thác mạng lƣới điểm giao dịch phủ khắp cả nƣớc của VPSC. Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 29.7.2011 LPB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

60

chính thức công bố sáp nhập VPSC vào LPB, tạo ra một ngân hàng mới: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt - LPB (LPB).

Ngày 21.8.2009, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5737 5737/VPCP-ĐMDN của Văn phòng Chính phủ ngày 21/8/2009 chấp thuận cho VNPost và LPB xây dựng đề án “Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Liên Việt”. Nhƣ vâ ̣y thƣơng vụ này coi nhƣ đã nhận đƣợc sự đồng ý từ phía Chính phủ.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại công văn số 224/TTg-ĐMDN, ngày 21/2/2011 chấp thuận cho để Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị của một công ty thành viên là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện. Ngày 22/6 và30/6/2011 Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam và Ngân hàng Liên Việt đã ký một loạt các văn bản thực hiện quá trình này: Biên bản góp vốn, Biên bản bàn giao dịch vụ tiết kiệm bƣu điện và Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bƣu Điện và đặc biệt là Hợp đồng khung về hợp tác kinh doanh mở ra những cơ hội hợp tác giữa hai bên.

Theo tinh thần chỉ đa ̣o của Thủ tƣớng Chính phủ về viê ̣c sáp nhâ ̣p thì: Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc xác định giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện, các vấn đề về tài chính liên quan đến việc góp vốn, tỷ lệ góp vốn vào Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Liên Việt theo quy định của pháp luật và lợi ích của Nhà nƣớc.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hƣớng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng; thành lập Chi nhánh Tiết kiệm Bƣu điện; việc mua bảo hiểm tiền gửi, dự trữ bắt buộc, quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn đối với khoản tiền Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện gửi tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và những vấn đề khác trong Đề án góp vốn có liên quan đến các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

61

Theo đó, tại Đại hội cổ đông thƣờng niên của Ngân hàng Liên Việt đã thông qua phƣơng án góp vốn của VNPost vào Ngân hàng Liên Việt. Theo đó, VietNamPost sẽ góp vốn bằng giá trị công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện VPSC tƣơng đƣơng 360.000.000.000 tỷ đồng (Ba trăm sáu mƣơi tỷ đồng) và góp vốn nhiều lần bằng tiền mặt để tăng tổng số vốn thuộc sở hữu của VietNamPost tại Ngân hàng Liên Việt lên đến 997.000.000.000 tỷ đồng (chín trăm chín mƣơi bảy tỷ đồng) tƣơng đƣơng với 14.999% cổ phần.

Ngày 22/7/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1633/QĐ-NHNN về việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Liên Việt (LVB) thành Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt.

Theo đó, Thống đốc chấp thuận việc thay đổi tên gọi nêu tại Điều 1 Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/3/2008 của Thống đốc NHNN cấp cho LVB thành tên gọi mới nhƣ sau: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt; Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: LienViet Post Joint Stock Commercial Bank; Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt; Tên viết tắt bằng tiếng Anh: LPB.

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện và tổ chức, hoạt động theo quy định

62

3.2.6. Đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của thương vụ M&A giữa 2 tổ chức

Bảng 3.5 So sánh mô ̣t số chỉ tiêu tài chính của LPB trƣớc và sau sáp nhâ ̣p

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Thời điểm trƣớc sáp nhâ ̣p Sau sáp nhâ ̣p

2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng tài sản 12.759 34.984 56.132 66.413 79.594 100.802 2 Vốn chủ sở hữu 3.828 4.106 6.594 7.391 7.271 7.391 Trong đó:

Vốn điều lê ̣ 3.300 3.650 6.010 6.460 6.460 6.460

3 Lợi nhuận sau thuế 372 683 1.068 868 566 466 4 ROA 2,92% 1,95% 1,90% 1,31% 0,71% 0,46% 5 ROE 9,72% 16,63% 16,20% 11,74% 7,78% 6,30% 6 EPS (đ) 11.273 18.712 17.770 13.437 8.762 7.214

Nguồn: Báo cáo tài chính của LPB qua các năm và tính toán của tác giả.

Qua quá trình sáp nhập và đánh giá hoạt động của LPB 3 năm sau sáp nhập, có thể nói thƣơng vụ M&A đã đem lại những thành công nhất định cho Ngân hàng, tuy còn có một số hạn chế nhất định đặc biệt liên quan đến các vấn đề hậu sáp nhập cần khắc phục để LPB có thể hoạt động tốt hơn.

63

Về cơ bản, thƣơng vụ M&A giữa Ngân hàng TMCP Liên Việt và Công ty Dịch vụ tiết kiệm bƣu điện đã đạt đƣợc một số thành công nhất định.

Thứ nhất, mô hình Ngân hàng - Bƣu điện là một mô hình thành công ở nhiều nƣớc trên thế giới mà LPB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam đi theo mô hình này. Qua thƣơng vụ góp vốn với VNPost, LPB đã tiếp cận tới đƣợc hệ thống bƣu cục rộng khắp trên toàn quốc. Với tƣ cách là ngƣời đi đầu và có đƣợc hệ thống bƣu cục lớn để phủ sóng tín dụng trên toàn quốc, LPB có nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nếu thành công với mô hình Ngân hàng- Bƣu điện, LPB sẽ trở thành một ngân hàng lớn và quan trọng trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Hình 3.1 So sánh quy mô tổng tài sản của LPB trƣớc và sau sáp nhập

Qua biểu đồ trên có thể thấy sự tăng trƣởng nhanh chóng về mặt quy mô tổng tài sản của LPB qua các năm, đến năm 2014 đã đạt ở mức trên 100 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy không nhiều ngân hàng có thể tăng trƣởng tài sản mạnh mẽ nhƣ LPB. Một phần đóng góp vào sự tăng trƣởng này chính là việc M&A với Công ty dịch vụ tiết kiệm bƣu điện.

Thứ hai, về nguồn vốn, vốn điều lệ của LPB đã tăng lên 6.010 tỷ đồng sau khi VNPost góp vốn bằng giá trị của VPSC. Theo Đề án góp vốn VNPost

64

đã tiếp tục góp thêm 637 tỷ đồng bằng tiền mặt. Nhƣ vậy, năng lực tài chính của LPB đƣợc tăng lên đáng kể, giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh để phát triển theo mô hình mới.

Hình 3.2 Vốn điều lệ của LPB trƣớc và sau sáp nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi hoàn tất thủ tục sáp nhập và đƣợc VNPost góp vốn theo lộ trình, vốn điều lệ của LPB đã có sự tăng trƣởng đáng kể (tăng gấp đôi so với khi thành lập). Đây là một thành công đƣợc ghi nhận, góp phần vào việc tăng năng lực tài chính, tạo cơ sở tăng trƣởng vững chắc cho LPB.

Thứ ba, về mạng lƣới hoạt động. Sau khi sáp nhập LPB sẽ đƣợc sử dụng mạng lƣới rộng lớn của VNPost để triển khai các dịch vụ tài chính- ngân hàng. Việc phát triển mạng lƣới của LPB cũng sẽ đỡ tốn kém và thuận lợi hơn rất nhiều do có sẵn địa điểm ở vị trí thuận lợi cho việc giao dịch. Với số lƣợng bƣu cục rất lớn (11.000 điểm) vƣợt hơn so với số lƣợng điểm giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp. Từ đó, LPB có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới ngƣời dân trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt ở vùng xa, vùng sâu mà các ngân hàng khác chƣa kịp vƣơn tới.

65

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, LPB sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do những hạn chế hậu sáp nhập bộc lộ:

Thứ nhất là vấn đề về quản lý chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển: LPB định hƣớng phát triển theo mô hình ngân hàng - bƣu điện, đây là một mô hình mới ở Việt Nam. Để phát triển thành công, LPB phải xây dựng một cơ chế quản lý mới kết hợp giữa ngân hàng và bƣu điện, trong đó phải hợp nhất thành công 2 hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống quản trị khác nhau.

Qua 3 năm hoạt động sau sáp nhập, về cơ bản LPB vẫn chƣa tận dụng và khai thác tối đa đƣợc ƣu điểm của mạng lƣới và nguồn vốn của các PGD bƣu điện. Việc tích hợp hệ thống công nghệ thông tin vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện, các PGD bƣu điện vẫn chƣa có cơ chế để hoạt động đầy đủ chức năng nhƣ PGD ngân hàng. Các sản phẩm, chiến lƣợc về bán lẻ, chuyển đổi mô hình kinh doanh của LPB do đó bị chậm lại, chƣa phát huy đƣợc hết so với tiềm năng tƣơng xứng.

Thứ hai là chƣa đảm bảo đƣợc mục tiêu đã đề ra về tỷ lệ lợi nhuận cũng nhƣ cổ tức cho cổ đông.

66

Qua biểu đồ trên cho thấy về chỉ tiêu ROA, do có sự tăng trƣởng mạnh về mặt tổng tài sản nên hiệu quả về mặt quy mô bị pha loãng, ROA qua các năm giảm. Tuy nhiên có thể thấy chỉ tiêu ROE mặc dù đạt đƣợc tăng trƣởng trong năm đầu tiên sau khi thành lập nhƣng do lợi nhuận giảm liên tiếp qua các năm dẫn đến ROE cũng giảm, đặc biệt là năm 2013 và 2014 đã ở mức dƣới 10%. Dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ suy thoái kinh tế, khủng hoảng hệ thống tài chính, ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao làm ảnh hƣởng đến chi phí,… nhƣng nhìn chung có thể thấy việc tăng quy mô sau sáp nhập chƣa đảm bảo về mặt quyền lợi cho cổ đông cũng nhƣ đem lại hiệu quả kinh doanh thực sự.

Hình 3.4: So sánh về khả năng chi trả cổ tức (EPS) qua các năm

Theo kế hoạch đề ra từ đầu năm 2011, LPB sẽ phải chia cổ tức hàng năm cho cổ đông với tỷ lệ tối thiểu là 15%/năm, tƣơng ứng với tỷ lệ trả cổ tức là 1500 đồng/1 cổ phiếu. Đây là một thách thức vì sau khi nhận góp vốn bằng giá trị của VPSC thì chi phí của LPB sẽ là không nhỏ. Có thể thấy rõ qua biểu đồ trên khi chỉ số EPS liên tục giảm trong 5 năm gần đây.

67

Thứ ba: Chất lƣợng nguồn nhân lực không đồng đều. Khi quy mô hoạt động mở rộng chi phí quản lý, chất lƣợng đội ngũ nhân viên cũng là một vấn đề đáng lƣu tâm, ngân hàng cần tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ tại các bƣu cục cho phù hợp với các tiêu chuẩn trong hoạt động ngân hàng. Nhìn chung mặt bằng các cán bộ VPSC chuyển sang còn nhiều bất cập về mặt chuyên môn tài chính ngân hàng, chƣa có kinh nghiệm về tín dụng, hiểu biết về hệ thống.

Thứ tƣ: Hạ tầng cơ sở chƣa đƣợc nâng cấp đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của ngân hàng. Để đảm bảo tính thống nhất về chất lƣợng dịch vụ, LPB cần phải xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở tại các chi nhánh bƣu cục trên toàn quốc. Đây là một thách thức lớn vì số lƣợng bƣu cục lớn và trải rộng trên toàn quốc.

Thứ năm: Khó khăn trong vấn đề tích hợp hệ thống công nghệ. Việc tích hợp hai hệ thống thông tin khác nhau luôn là một bài toán khó yêu cầu sự đầu tƣ lớn về cả phần cứng lẫn phần mềm, chi phí đào tạo về công nghệ và thời gian dài triển khai. Trong điều kiện hiện nay, bƣu cục của VPSC trải rộng trên

Một phần của tài liệu Hoạt động ma ngân hàng thương mại nghiên cứu điển hình tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 66)