Tiết 2 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học các phong cách chức năng ngôn ngữ trong chương trình ngữ văn trong chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông (Trang 37)

Tiết 2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

A. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích: Giúp học sinh

- Về kiến thức: Nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Về kỹ năng: Giúp các em có khả năng sử dụng ngôn ngữ đúng, có phong cách và đạt được những hiệu quả nhất định.

- Về tư tưởng: Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày để các em thêm yêu ngôn ngữ tiếng Việt.

2. Yêu Cầu

Học sinh nhận dạng các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phương tiện, phương pháp thực hiện

1. Phương tiện

- GV: Sử dụng SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, dụng cụ dạy học. - HS: SGK, dụng cụ học tập.

2. Phương pháp

GV: Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, phát vấn - trả lời.

1. ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 Phút) 3. Bài mới (39 phút)

* Lời vào bài: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về ngôn ngữ sinh hoạt và

các dạng biểu hiện của nó. Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Hình thành các tri thức về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

1.Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

CH: Em hãy đọc đoạn hội thoại (SGK – 113)?

CH: Trong đoạn hội thoại trên có hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp như thế nào?

-GV: Như vậy, để làm rõ nội dung giao tiếp tác giả sử dụng thời gian, không gian, nhân vật, nội dung, mục đích giao tiếp để tạo ra sự cụ thể

-HS: Thực hiện đọc.

-HS: Hoàn cảnh giao tiếp: . Thời gian: Buổi trưa

. Không gian: Khu tập thể X Nhân vật giao tiếp: Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương, ông hàng xóm

Nội dung: báo đã đến giờ đi học

Mục đích: giục bạn mau đến lớp đúng giờ.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

cho ngôn ngữ sinh hoạt. Chúng ta có đặc trưng đầu tiên của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là “Tính cụ thể”.

1.1. Tính cụ thể

Trong ngữ liệu trên, thông qua việc sử dụng từ ngữ, câu văn chúng ta hiểu rõ được nội dung giao tiếp. Khi đó ta nói, ngôn ngữ trong phong cách sinh hoạt có tính cụ thể. Vậy em hãy cho biết thế nào là tính cụ thể?

1.2.Tính cảm xúc

CH: Trong đoạn hội thoại (SGK – 113) các nhân vật giao tiếp thể hiện thái độ, tình cảm, cách dùng từ, loại câu như thế nào?

-HS: Tính cụ thể là tính mà trong đó người nói sử dụng những từ ngữ, kiểu câu để làm rõ không gian, thời gian, nhân vật, nội dung, mục đích trong cuộc giao tiếp.

-HS: Trong đoạn hội thoại, mỗi người nói. mỗi lời nói để biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

. Giọng điệu thân mật, yêu thương: mẹ Hương (Các cháu ơi!, Khẽ chứ … Nhanh lên con!)

. Giọng thân mật thông tin, kêu gọi, thúc giục (Lan, Hùng: Hương ơi! Đi học đi! …chậm như rùa ấy!; mẹ Hương: Nhanh lên con!) . Giọng thân mật trong sự trách móc so sánh (Lan: Gớm! Chậm như rùa ấy!; Hùng: Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!).

. Giọng quát nạt bực bội (Ông hàng xóm: gì mà ầm ầm lên thế… không cho ai ngủ ngáy nữa à? )

. Sử dụng những từ ngữ có tính khẩu ngữ, thể hiện cảm xúc rõ rệt (gì mà, gớm, Lạch bà lạch bạch, chết thôi)

Hình thức hội thoại: hỏi - đáp quen thuộc hàng ngày. Sử dụng nhiều kiểu câu giàu sắc thái biểu cảm: Câu cảm thán, câu cầu khiến.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

GV: Tất cả những biểu hiện đó giúp cho ta thấy ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc. Vậy thế nào là tính cảm xúc?

1.3.Tính cá thể

GV: Yêu cầu học sinh đóng các vai trong đoạn hội thoại CH: Em hãy nhận xét về ngôn ngữ của các bạn khi đóng vai trong đoạn hội thoại trên?

CH: Tại sao khi một bạn nào đó trong lớp gọi điện cho em, em lại nhận ra bạn đó?

GV: Như vậy, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, ngoài giọng nói và cách dùng từ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người cũng thể hiện tính

HS: Thảo luận và trả lời: Tính cảm xúc trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là mỗi người nói, mỗi lời nói đều thể hiện một thái độ tình cảm qua ngữ điệu, ngôn từ, câu văn.

-HS: Nhóm học sinh thực hiện.

HS: Mỗi bạn đóng một vai với những thái độ, giọng điệu khác nhau, thể hiện được cá tính và thái độ riêng của mỗi nhân vật.

-HS: Vì căn cứ vào giọng điệu, phát âm và cách dùng từ quen thuộc của người nói mà ta có thể nhận ra người đó.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2 thực hành

cá thể: Mỗi người thường có vốn từ ưa dùng riêng, có những cách nói riêng …. Qua đó, ta có thể đoán biết được từng người thậm chí đoán biết được tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn … của họ.

Ngoài ra, lời nói là “ vẻ mặt thứ hai” của con người để phân biệt người này với người khác, người quen hay người lạ, thậm chí người tốt hay người xấu.

*Kết luận: Vậy, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. 2. Ghi nhớ

GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. (SGK - 126)

3. Luyện tập *Bài tập 1

a. CH: Những từ ngữ, những kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể?

-HS: Thực hiện đọc.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

. Tính cụ thể

Thời gian: đêm khuya Không gian: rừng núi Nhân vật: Đặng Thuỳ Trâm

Mục đích: bộc lộ cảm xúc của mình.

. Tính cảm xúc:

Giọng điệu thân mật (Th. ơi!...)

Sử dụng câu nghi vấn, cảm thán (Nghĩ gì đấy Th. ơi? Đáng trách quá Th. ơi!…) Những từ ngữ: Viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn … được viết theo dòng tâm tư.

. Tính cá thể: Nét cá thể trong ngôn ngữ của nhật ký là ngôn ngữ giàu cảm xúc, có nội tâm phong phú.

Đoạn nhật ký đã thể hiện được phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dưới dạng viết và thể hiện rõ ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 3: củng cố

nội dung

chính

b.Yêu cầu về nhà học sinh tự làm

*Bài tập 2

GV gợi ý: Dấu hiệu của ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện qua các nội dung: xưng hô, đối thoạt, cách dùng từ. D. Củng cố, dặn dò

Củng cố: GV nhắc lại nội dung chính.

Dặn dò: Nhắc học sinh làm bài chuẩn bị bài: “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ”

2.2.2. Giáo án 2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (2 tiết)

Tiết 1. Ngôn ngữ nghệ thuật

A. Mục đích, yêu Cầu

1. Mục đích: Giúp học sinh:

- Về kiến thức: Nắm được thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật, các đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Về kỹ năng: Giúp học sinh có kỹ năng nhận biết ngôn ngữ nghệ thuật và sử dụng khi cần thiết.

- Về tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, cảm xúc nghệ thuật. 2. Yêu Cầu

GV: Cung cấp khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật.

B. Phương pháp, phương tiện thực hiện

1.Phương pháp

Phân tích ngôn ngữ, phát vấn, trao đổi thảo luận, so sánh, thực hành. 2. Phương tiện

- GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học. - HS: SGK, đồ dùng học tập,

C.Tiến trình bài học

1. ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 3. Bài mới (39 phút)

* Lời vào bài: Trong học kì I các em đã được làm quen với phong cách chức năng ngôn ngữ qua bài học “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, các em đã biết được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng của nó. Đến học kì II này các em được học một bài nữa về phong cách chức năng ngôn ngữ, đó là bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”, là một trong năm phong cách ngôn ngữ nằm trong hệ thống phong cách ngôn ngữ gọt giũa, tức là ngôn ngữ có sự trau chuốt, tổ chức sắp xếp cho hay, cho đẹp. Vậy thế nào là ngôn ngữ nghệ thụât? Và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hay và đẹp ở chỗ nào? Có đặc điểm gì khác với ngôn ngữ sinh hoạt (là phong cách ngôn ngữ duy nhất không nằm trong hệ thống phong cách ngôn ngữ gọt giũa)? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Hình thành những tri thức cơ bản

I. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

1. Khái niệm

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

về ngôn ngữ nghệ thuật.

chương, ngôn ngữ được chọn lựa, trau chuốt để thể hiện những sắc thái tình cảm nhiều cung bậc khác nhau của con người. Vậy em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?

CH: Qua khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật, em hãy xác định phạm vi sử dụng của ngôn ngữ nghệ thuật?

-HS: Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các tác phẩm văn chương. Đó là ngôn ngữ gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

-HS: Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương. VD: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

(“Tràng giang” – Huy Cận”) Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

VD: “Bồ hôi mẹ, bồ hôi con bò cả vào nhau”. ở đây “bò” không phải chỉ hành động mà

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2. Phân loại ngôn ngữ nghệ thuật

CH: em hãy cho biết ngôn ngữ nghệ thuật được chia làm mấy loại, lấy VD?

thể hiện sắc thái nhiều bồ hôi, gợi liên tưởng đến sự vất vả của con người.

Sử dụng nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận. VD “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh). “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong các bể máu”. (từ “tắm” và “bể máu” là những hình ảnh ẩn dụ chỉ sự tàn sát dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta). Ta nói ngôn ngữ đã đạt đến ngôn ngữ nghệ thuật.

-HS: Thảo luận và trả lời: Ngôn ngữ nghệ thuật được chia làm ba loại:

Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí… VD: Trong “Chí Phèo” (Nam Cao)…

Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ…. VD. Trong ca dao

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

GV: Mỗi loại trên đây đều có thể chia thành nhiều thể. Trong các thể loại này, các phương tiện diễn đạt có tính nghệ thuật đan xen lẫn nhau để người đọc thẩm bình, thưởng thức, giao cảm… 3. Chức năng

GV đưa ngữ liệu:

.Ngôn ngữ khoa học: “Ao này sâu 3 m có thể thả được 300 con cá”

. Ngôn ngữ nghệ thuật: “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên sông một tiếng hò”

(Tố Hữu) CH: Em có nhận xét gì về hai từ “sâu” ở hai văn bản

“Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

Trong bài thơ: “Tràng giang”

(Huy Cận); “Từ ấy” (Tố Hữu)…

Ngôn ngữ trong kịch, chèo, tuồng…

-HS: Cả 2 từ “sâu” đều là tính từ đo lường chỉ khoảng cách.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

trên? Văn bản nào ngôn ngữ gợi hình hơn?

CH: Như vậy, trong hai văn bản trên, ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật gợi hình gợi cảm hơn ngoài việc thông báo nó còn gợi cảm xúc cho con người. Qua đó em có nhận xét gì về chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật?

*Kết luận: Như vậy, ngôn

Khác nhau: Trong văn bản khoa học từ “sâu” chỉ độ sâu có khoảng cách từ mặt ao đến đáy ao là 3 m. “Sâu” có nghĩa đen chỉ sự vật.

Trong văn bản nghệ thuật từ “sâu” có nghĩa chỉ trạng thái diễn ra trong tâm hồn, trong nội tâm thầm kín của con người. Từ “sâu” được dùng theo nghĩa chuyển, nghĩa phái sinh của nó.

-HS: Ngôn ngữ nghệ thuật ngoài chức năng thông tin nó còn mang chức năng đặc biệt là chức năng thẩm mĩ khơi gợi cảm xúc, hình tượng đối với người đọc người nghe.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: thực hành.

ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức sắp xếp, lựa chọn tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật thẩm mỹ.

4. Ghi nhớ

GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ

5. Luyện tập GV:Đưa ngữ liệu

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều”.

( “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi).

CH: Em hãy cho biết ngôn ngữ trong văn bản trên thuộc ngôn ngữ nào? Tại sao?

-HS: Thực hiện đọc.

- HS: Ngôn ngữ trong văn bản trên thuộc ngôn ngữ nghệ

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

CH: Em hãy lấy ví dụ ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ chính luận?

thuật, vì nó được sử dụng trong tác phẩm văn chương, đó là bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. Câu thơ có ngôn ngữ gợi cảm, gợi hình thể hiện qua những từ ngữ: “đồng quê”, “chảy máu”, “đâm nát”…là hình ảnh ẩn dụ cho con người Việt Nam bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Thể hiện cảm xúc xót xa của người viết (ôi) đối với sự chết chóc thảm hại của người dân, đồng thời tố cáo thực dân tàn bạo, dã man.

-HS: Trong ngôn ngữ sinh hoạt để khen một người đẹp thì nói là đẹp, cô ấy đẹp. Nhưng nhiều khi người nói lại nói một cách bóng bẩy, trau chuốt gợi sắc thái cảm xúc nhấn mạnh: đẹp mê hồn, đẹp

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HĐ3: Hệ thống lại nội dung cơ bản. D. Củng cố, dặn dò - Củng cố: GV nhắc lại nội dung trọng tâm. - Dặn dò: các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết 2 “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.

sắc nước hương trời…

Trong phong cách ngôn ngữ chính luận. VD: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”(Hồ Chí Minh) hay trong “Hịch tướng sĩ”( Trần Quốc Tuấn): “Ta chỉ căm tức không xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…”.

Tiết 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

A. Mục đích, yêu Cầu

1. Mục đích: Giúp học sinh:

- Về kiến thức: Nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

- Về kỹ năng: Giúp học sinh phân tích, sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

- Về tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, cảm xúc nghệ thuật. 2. Yêu Cầu

Học sinh nhận dạng, phân tích các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. B. Phương pháp, phương tiện thực hiện

1. Phương pháp

Giáo viên tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, đặt câu hỏi.

2. Phương tiện

Giáo viên: Sử dụng SGK, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo, các đồ dùng dạy học.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học các phong cách chức năng ngôn ngữ trong chương trình ngữ văn trong chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)