Tiết 1 Ngôn ngữ sinh hoạt

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học các phong cách chức năng ngôn ngữ trong chương trình ngữ văn trong chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông (Trang 27)

A. Mục đích – yêu cầu 1. Mục đích: Giúp học sinh

- Về kiến thức: Nắm được khái nịêm ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

- Về kỹ năng: Rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày.

- Về tư tưởng: Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt trong đời sống hàng ngày để các em thêm yêu tiếng Việt.

2. Yêu cầu

- Học sinh nhận dạng các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phương pháp, phương tiện thực hiện

1. Phương pháp

Giáo viên tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, đặt câu hỏi.

2. Phương tiện

- Giáo viên: Sử dụng SGK, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo, các đồ dùng dạy học.

-Học sinh: Sử dụng SGK, dụng cụ học tập. C. Tiến trình bài dạy

1. ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 3. Bài mới (39 phút)

* Lời vào bài: Trong xã hội con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau. Đó là, sự tiếp xúc giữa cá thể này với cá thể khác hay giữa cá thể với tập thể trong cộng đồng ngôn ngữ. Giao tiếp được thực hiện bằng nhiều phương tiện, trong đó ngôn ngữ được dùng làm phương tiện giao tiếp toàn năng nhất. Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể, ngôn ngữ đều có thể giúp ta tạo nên những phát ngôn đạt được những mục đích giao tiếp nhất định. Vậy, trong đời sống hàng ngày ngôn ngữ được sử dụng như thế nào? Và làm thế nào để việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội phù hợp và đạt hiệu quả cao? ở bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”. Cụ thể tiết một chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt và nó có các dạng biểu hiện nào?

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động1: Hình thành các tri thức cơ bản về ngôn ngữ sinh hoạt - Hình thành khái niệm.

I. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm

* Ngữ liệu (SGK – 113)

-Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu SGK (Tr – 113)

CH: Cuộc hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh nào (không gian, thời gian)?

CH: Các nhân vật giao tiếp gồm những ai? Và họ có quan hệ với nhau như thế nào?

HS thực hiện

- Cuộc hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh:

Thời gian: buổi trưa Không gian khu tập thể X

-HS: Các nhân vật giao tiếp gồm: Lan, Hùng, mẹ Hương, Hương, ông hàng xóm. Quan hệ giữa các nhân vật: .Quan hệ bình đẳng (ngang vai): Lan, Hùng, Hương .Quan hệ trên dưới: mẹ Hương ông hàng xóm với Lan, Hùng, Hương

.Quan hệ ruột thịt: mẹ Hương với Hương

.Quan hệ xã hội: mẹ Hương, ông hàng xóm, Lan, Hùng, Hương.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

CH: Nội dung, hình thức và mục đính của cuộc hội thoại là gì?

CH: Trong hoạt động giao tiếp, người tham gia giao tiếp sử dụng âm thanh, từ ngữ, ngữ điệu, cử chỉ, câu như thế nào để biểu thị nội dung giao tiếp?

- HS: Nội dung:Báo đã đến giờ đi học.

.Hình thức: gọi - đáp

.Mục đích: Giục bạn mau lên để đến lớp đúng giờ.

HS: Đặc điểm của âm thanh, từ ngữ, ngữ điệu, cử chỉ, câu trong đoạn hội thoại:

. Âm thanh: Tự nhiên, thoải mái (Hùng, Hương “gào lên”, mẹ Hương: nhẹ nhàng, ôn tồn. Ông hàng xóm: càu nhàu, doạ nạt).

. Về từ ngữ: sử dụng từ hô gọi, tình thái từ: à, ơi, nhỉ, nhé…

. Sử dụng từ ngữ thân mật giàu sắc thái biểu cảm (mẹ Hương: con, các cháu ơi; ông hàng xóm: chúng mày, ngủ ngáy; Lan, Hùng: lạch

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV: Đoạn hội thoại trên thể

bà lạch bạch, chết thôi…) .Sử dụng thành ngữ: “Chậm như rùa” . .Sử dụng từ láy: Lạch bà lạch bạch, ngủ ngáy … .Về câu:

Câu đối đáp (Hương ơi! Các cháu ơi! Đây rồi!Ra đây rồi!...)

Sử dụng đa dạng các kiểu câu:

Câu tỉnh lược: (Đi học đi! Đây rồi! Ra đây rồi!...) Câu cầu khiến (Đi học đi! Các cháu ơi khẽ chứ, để cho các bác ngủ với; Nhanh lên con …)

Câu cảm thán (Hương ơi! Cô phê bình chết thôi!) . Về biện pháp tu từ:

So sánh (“Chậm như rùa!”, “Lạch bà lạch bạch như vịt bầu ấy”).

. Bố cục: Tự nhiên không theo khuôn mẫu có sẵn.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

hiện rõ nét ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, không có sự chuẩn bị trước, không theo khuôn mẫu mà ngôn ngữ thân mật suồng sã, tự nhiên thoải mái. Đó là những đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- CH: Vậy qua phân tích ngữ liệu trên em hiểu thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?

*Khái niệm: GV nhắc lại và nhấn mạnh:

Phạm vi sử dụng: Trong đời sống hàng ngày.

Mục đích: Trao đổi thông tin, tình cảm, ý nghĩ … đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. *Ghi nhớ

-HS: ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày trong cuộc sống của người dân dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tính cảm … đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-GV: Yêu Cầu học sinh đọc ghi nhớ (SGK – 114)

2. Các dạng biểu hiện

CH: Em hãy đọc phần 2 (SGK – 113 – 114)?

CH: Ngôn ngữ sinh hoạt có các dạng biểu hiện như thế nào?

*Lưu ý: Bên cạnh các dạng biểu hiện trên, chúng ta còn phải lưu ý tới vấn đề sau: Trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện tức là mô phỏng lời thoại tự nhiên như:

-HS thực hiện đọc.

- HS thực hiện đọc

-HS: Thảo luận và phát biểu: Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở hai dạng:

. Dạng chủ yếu nhất là dạng nói: đối thoại, độc thoại VD. Hai người đối thoại A: Cậu làm bài tập chưa? B:Tớ làm rồi.

VD: Ngôn ngữ độc thoại: lời tự nhủ với chính mình “Mình phải cố lên!”

. Một số trường hợp ở dạng viết: nhật ký, hồi ký, thư từ,…

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Thực hành.

Kịch, tuồng, chèo, truyện, ký,…Khi tái hiện lời nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan. Để làm rõ vấn đề này chúng ta xét ví dụ sau: bài tập phần b (SGK – 114)

Ngữ liệu trên nhà văn đã sử dụng lời nói tái hiện để tả lời nói của ông Năm Hên. Đó là, lời nói tự nhiên được tác giả biến cải theo thể loại văn bản. *Kết luận: Dù ở trường hợp nói hay viết, tái hiện hay sáng tạo ngôn ngữ sinh hoạt vẫn là tiếng nói hàng ngày chưa được gọt giũa nó mang sắc thái tự nhiên, thân mật, gần gũi.

3. Ghi nhớ

GV: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK - 114) II. Luyện tập

*Bài tập: GV đưa ngữ liệu ngoài SGK.

Lời trao đổi giữa người mua và người bán:

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-Ai nhắc hộ tôi cái xe lên hè với, chốc nữa tôi bán ưu tiên cho.

- Cho chục cái đây chị cả ơi! -Chị Hai, tiền lẻ hơn thẻ thương binh đây.

-Yêu cầu xếp hàng! Xếp hàng!

-ối giời ơi! Thẻ đỏ đây mà! - Đề nghị không bán cho con phe.

(Ma Văn Kháng) CH: Đoạn hội thoại trên thuộc ngôn ngữ nào? Phạm vi giao tiếp, nội dung giáo tiếp nào? Ngôn ngữ giao tiếp được thể

hiện như thế nào? -HS: Thảo luận và phát biểu:

. Đoạn hội thoại trên thuộc ngôn ngữ sinh hoạt.

. Phạm vi giao tiếp: được dùng trong giao tiếp giữa các cá nhân trong đối thoại mua bán.

. Nội dung: Lời trao đổi giữa người bán và người mua. . Ngôn ngữ: Tự nhiên, thoải

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

*Bài tập 1(SGK – 114)

GV hướng dẫn học sinh về nhà làm:

-Thế nào là “lựa chọn”, là “vừa lòng nhau”?

-Khi nào cần nói thẳng nói thật?

mái, không theo khuôn mẫu nào.

Sử dụng từ ngữ thân mật, suồng sã (chị Hai, chị cả ơi!, ối giời ơi!...)

Lời đối đáp trao đổi tự nhiên hàng ngày của người bán và người mua.

Sử dụng nhiều kiểu câu: Cảm thán, cầu khiến.

Bố cục: Tự nhiên, thoải mái không theo khuôn mẫu. Đây là đoạn hội thoại được thể hiện theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày tự nhiên, thoải mái trong đời sống lao động của con người.

Nội dung cơ

bản cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 3 củng cố nội dung D. Củng cố, dặn dò Củng cố: GV nhắc lại nội dung chính Dặn dò: Các em về làm bài tập, xem lại bài và chuẩn bị

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học các phong cách chức năng ngôn ngữ trong chương trình ngữ văn trong chương trình ngữ văn 10 trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)