Nhân vật khách văn chương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng tài mệnh tương đố trong sáng tác của nguyễn du (Trang 64)

6. Đóng góp khoá luận

2.3.2. Nhân vật khách văn chương

“Tài mệnh tương đố không chỉ là câu chuyện bất hạnh của người có sắc đẹp mà còn là câu chuyện bất hạnh của những người sống bằng tình, đề cao giá trị nghệ thuật của xúc cảm, tức là của chính những nhà thơ như Nguyễn Du” [24, tr.154]. Từ ý nghĩa đó có thể thấy rằng tài mệnh tương đố là câu

trang viết của mình để viết về các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa như: Khuất Nguyên, Giả Nghị, Âu Dương Văn Trung, Liễu Tôn Nguyên, Lí Bạch, Đỗ Phủ… Nguyễn Du nhìn thấy trong cuộc đời của những con người tài hoa ấy có nhiều bất hạnh, khổ đau. Viết về họ, nhà thơ cũng gửi gắm niềm thương cho chính mình bởi nhà thơ thấy mình và họ đều là người

cùng hội cùng thuyền cùng một lứa bên trời lận đận.

Trong các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, Nguyễn Du đặc biệt yêu mến Đỗ Phủ coi ông là bậc thầy văn chương của muôn đời:

Thiên cổ văn chương thiên cổ sư

(Văn chương để lại muôn đời, bậc thầy của muôn đời) (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ I)

Cộng tiễn thi danh sư bách thế

(Ai cũng khen tài thơ đáng bậc thầy muôn thuở) (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ II)

Nguyễn Du đánh giá như vậy không phải là thái quá. Đỗ Phủ được coi là “thánh thi”, là một trong những nhà thơ hiện thực lớn nhất của Trung Quốc đời Đường. Nguyên Chẩn - một nhà thơ Trung Quốc đã từng nhận xét về Đỗ

Phủ: “Trên làm nhạt Phong, Tao, dưới làm mờ Thẩm Tống, lời thơ vượt cả Tô, Lí, khí thơ át cả Tào, Lưu; che khuất Nhan Tạ, đỉnh cao nhuận đục Từ, Dữu dòng thắm, được cả cái thể chế của cổ, kim, có tất cả cái độc chuyên của từng thi sĩ, người làm thơ xưa nay chưa có ai như Đỗ Tử Mỹ” [24, tr.528].

Thơ ca của Đỗ Phủ có ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Du. Rất có thể những vần thơ đậm chất hiện thực của Đỗ Phủ đã mở đường cho những trang viết về hiện thực của Nguyễn Du.

Viết về Khuất Nguyên - nhà thơ nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử Trung

Sở từ vạn cổ thiện văn chương

(Muôn đời sở từ vẫn là áng văn chương tuyệt tác) (Tương Đàm Điếu Tam Lư đại phu)

Viết về Giả Nghị, Liễu Tôn Nguyên – hai trong số bát đại gia đời Đường – Tống, nhà thơ hết lời ca ngợi:

Danh gia bát đại thiện văn chương

(Đứng trong hàng tám văn hào lớn lừng tiếng văn chương) (Âu Dương Văn Trung công mộ)

Thiên cổ văn chương bát đại gia.

(Văn chương để lại nghìn đời thuộc vào tám văn hào lớn) (Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch)

Tài năng văn chương của những nhà văn, nhà thơ ấy đã làm rạng danh và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của văn học Trung Hoa đồng thời cũng ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca Việt Nam.

Đi cùng với tài năng là những bất hạnh trong cuộc đời. Khuất Nguyên bị bọn gian thần gièm pha, xúc xiểm, không được vua tin dùng, bị lãnh án đi

đầy ở Giang Nam. Ông đau khổ vì phải xa quê hương. Kiệt tác Ly Tao bất tử

cũng ra đời trong hoàn cảnh đầy bi kịch ấy:

Trực giao hiến lệnh hành thiên hạ Hà hữu Ly tao kế Quốc phong?

(Ví không không có hiến lệnh được ban hành trong thiên hạ Thì làm gì có được Ly tao nối tiếp Quốc phong?)

(Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu II) Đến cuối đời, Khuất Nguyên phải chịu một cái chết oan uổng:

Sở quốc oan hồn táng thử trung.

(Hồn oan của người nước Sở chôn vùi tai chốn này đây) (Tương Đàm điều Tam Lư đại phu II)

“Cuộc đời Khuất Nguyên có cái gì như một điển hình, một tượng trưng đau đớn cho số phận con người ưu tú, tài hoa trong xã hội cũ, không phải chỉ riêng của Trung Quốc mà của Việt Nam của cả nhân loại này” [15, tr.326].

Nguyễn Du xúc động trước con người tài hoa này gửi gắm tâm huyết của mình đối với cả một thế hệ. Bởi vậy Nguyễn Du được đánh giá là người viết nhiều

viết hay nhất về Khuất Nguyên: “Trong văn học Việt Nam những nhà thơ khác cũng viết về Khuất Nguyên song không ai viết nhiều và viết hay như Nguyễn Du cả” [15, tr.325].

Bi kịch tài năng văn chương bị vùi dập không phải chỉ riêng ở Khuất Nguyên mà còn lặp lại ở Giả Nghị, Liễu Tôn Nguyên, Lý Bạch,…Giả Nghị có

tài cao mà không có chỗ dùng: “Thiên giáng kì tài vô dụng xứ” (Trời ban cho

tài lạ mà không có chỗ dùng). Liễu Tôn Nguyên mang tài năng văn chương

mà không được thảo chiếu, phải cay đắng tự nhận mình là ngu: “Thanh khê gia mộc nại ngu hà” (Khe nước trong, hàng cây đẹp cũng mang tiếng ngu lây

biết làm sao được).

Nhưng người gánh chịu nỗi đau khổ lớn nhất phải kể đến Đỗ Phủ. Có thể nói, Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ bất hạnh nhất đời Đường. Ông không chỉ chịu nỗi đau về tinh thần như: Khuất Nguyên, Giả Nghị, Liễu Tôn Nguyên… mà còn cả những thiếu thốn về vật chất: đói nghèo, bệnh tật không thuốc thang… Ông luôn bị cái đói nghèo đeo đẳng, hành hạ:

Nam nữ thân ngâm bất khả văn.

(Trai gái rên khóc chẳng đành lòng nghe)

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ II)

Cái nghèo còn theo ông đến tận lúc chết. Nhà thơ vĩ đại ấy đã nhắm mắt lìa đời trên một chiếc thuyền rách nát. Đói nghèo lại đi liền với bệnh tật:

Trạo đầu cựu chứng y thuyên vị

(Chứng lắc đầu cũ đã chữa khỏi được chưa)

Nỗi khổ về vật chất chỉ là một phần còn nỗi đau về tinh thần mới làm cho nhà thơ phải day dứt. Đó là nỗi đau của một người lữ thứ tha hương không có cơ hội quay trở về quê hương và phải chết nơi đất khách quê người. Đối với Đỗ Phủ, Nguyễn Du có một mối đồng cảm sâu sắc của một kẻ tri âm. Nguyễn Du cũng đã từng phải sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tật và tha phương lưu lạc. Bởi vậy, nhà thơ nhân đạo của chúng ta rất thấu hiểu và cảm thông với Đỗ

Phủ: “Dị đại tương liên không sái lệ” (Sống khác thời đại thương nhau chỉ biết

rơi nước mắt).

Khâm phục tài năng lỗi lạc, cảm thông với nỗi bất hạnh của các khách văn chương, Nguyễn Du đã tìm nguyên nhân gây ra những bất hạnh trong cuộc đời của họ. Khi lí giải nguyên nhân gây ra bất hạnh trong cuộc đời của

Đỗ Phủ, Nguyễn Du cho rằng ông cùng khổ đến như vậy là bởi thơ hay “Nhất cùng chí thử khởi công thi” (Ông cùng khổ đến như thế há phải vì hay thơ?). Lý luận văn học cổ phương Đông thường nói: “Người cùng thì thơ mới hay”. Nguyễn Du đã đặt ngược lại vấn đề: “Thơ hay thì người phải cùng” như một

định mệnh. Để sáng tạo ra một vần thơ hay nhà thơ phải bỏ nhiều mồ hôi công sức “Huyết chỉ nhãn han thành thổ hỹ” (Máu bầm, mặt xạm, cơ hàn thế). Bởi vậy thơ càng hay thì người càng khổ.

Lí giải điều này, Phạm Đình Hổ cũng cho rằng những người có cuộc sống đầy đủ, sung túc khó cảm thông với nỗi khổ của con người nên những vần thơ của họ làm ra đọc thì hay nhưng khó để lại một ấn tượng một cảm xúc. Còn những người nghèo khổ thấu hiểu được nỗi khổ của mình và của người khác nên mới tạo ra được những vần thơ hay làm lay động lòng người.

Như vậy, thi cùng nhi hậu công, thơ hay thì người cùng là một biến thể của tài mệnh tương đố.

Tóm lại, Các nhân vật hồng nhan và các khách văn chương đều có một điểm chung, đều là những con người tài hoa nhưng gặp nhiều bất hạnh, đau khổ trong cuộc đời. Khi viết về họ, Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng của tư

tưởng tài mệnh tương đố nhưng người đọc vẫn nhận thấy sự tiến bộ của ông vì

đằng sau ngôn từ có vẻ thần bí ấy là một hiện thực xã hội đầy rẫy những bất công, thối nát được phơi bày và một tài năng, một tấm lòng nhân đạo trân trọng yêu thương con người được bộc lộ.

Kết luận

Nguyễn Du là một tài năng lớn, luôn toả sáng trên thi đàn văn học dân tộc. Tài năng của ông được hun đúc nên từ một trí tuệ thiên bẩm, một gia đình giàu truyền thống văn hoá, văn học, từ sự trải nghiệm của bản thân trước sóng gió cuộc đời. Dấu ấn khẳng định tài năng của Nguyễn Du là những sáng tác

bằng chữ Hán và chữ Nôm đặc biệt là Truyện Kiều, tác phẩm “nói mãi không cùng” (Trần Đình Sử). Truyện Kiều luôn khẳng định được vị trí của mình trong dòng chảy thời gian: “Gần hai trăm năm Truyện Kiều chưa bao giờ vắng bóng trên thi đàn và trong tâm thức Việt Nam” [23, tr.59]. Những sáng tác của

Nguyễn Du đã khẳng định tài năng và sự đóng góp lớn lao của ông trong sáng tạo nghệ thuật.

Khoá luận tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng tài mệnh tương đố trong sáng tác của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và các sáng tác bằng chữ Hán:

Trong Truyện Kiều, tư tưởng tài mệnh tương đố được thể hiện xuyên

suốt từ lý thuyết đến hình tượng nghệ thuật và kết cấu cốt truyện. Trên lý

thuyết, Nguyễn Du luôn khẳng định tài tình là nguyên nhân gây ra bất hạnh

đối với con người. Nhưng trên thực tế, ông lại đặt cuộc đời các nhân vật vào

vòng quay của hiện thực, chỉ đích danh các thủ phạm gây ra đau khổ cho cuộc

đời nhân vật của mình. Do đặt nhân vật vào vòng quay của hiện thực nên mỗi nhân vật trong Truyện Kiều là một tính cách hoàn chỉnh và sắc nét. Các tác giả cùng thời với Nguyễn Du hiếm có ai đạt được một trình độ tư duy như vậy.

Tư tưởng tài mệnh tương đố còn chi phối đến việc sắp xếp, gắn kết các sự kiện

giúp thể hiện rõ hơn chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Trong các sáng tác bằng chữ Hán, tư tưởng tài mệnh tương đố thể hiện

văn chương. Họ đều là những con người tài hoa tài tình nhưng gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Nguyễn Du nhìn thấy những nguyên nhân dẫn đến bất

hạnh của họ là xuất phát từ hiện thực xã hội. Thông qua thuyết tài mệnh tương đố, tác giả đã phơi bày toàn bộ thực trạng xã hội bất công vô nhân đạo đồng

thời bộc lộ niềm cảm thương trân trọng đối với số phận của những người tài hoa. Chính cái tình đời tình người sâu thẳm ấy đã làm nên cái vĩ đại của Nguyễn Du, khẳng định vị trí của ông trong lòng dân tộc và thời đại:

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

Tài liệu tham khảo

1. Đào Duy Anh (1974), Từ điển Truyện Kiều, Nxb KHXH, H.

2. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (2005), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, H. 3. Nguyễn Du (2007), Truyện Kiều, Nxb ĐHSP, H.

4. Đỗ Đức Dục (1984), Tuyên ngôn sáng tác của Nguyễn Du, TCVH, (12),

tr.86 – 106

5. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, H.

7. Trần Đình Hượu (2002), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb

ĐHQGHN, H.

8. Nguyễn Đức Khuông (2005), Tác gia tác phẩm văn học Việt Nam trong con mắt người nước ngoài, Nxb ĐHSP, H.

9. Trần Trọng Kim (1992), Nho giáo, Nxb TPHCM.

10. Lê Thị Lan (2004), Một số giá trị đạo đức trong quan niệm của Nguyễn Du, Triết học, (12), tr.29-32

11. Đặng Thanh Lê (2006), Giảng văn Truyện Kiều, Nxb GD, H. 12. Nguyễn Hiến Lê (1994), Khổng Tử, Nxb Văn hoá

13. Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân (1996), Nguyễn Du toàn tập (tập 1),

Nxb Văn học

14. Nguyễn Lộc (2007), Những tiểu luận văn học và những bài viết khác, Nxb

Thanh niên, H.

15. Nguyễn Lộc (2005), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX, Nxb GD, H.

16. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lý luận văn học, Nxb GD, H.

17. Nguyễn Đăng Na (chủ biên) (2005), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam

18. Thanh Tâm Tài Nhân (2006) (Hùng Sơn Nguyễn Duy Ngung dịch), Kim Vân Kiều truyện, Nxb Văn học, H.

19. Phan Ngọc (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều,

Nxb Thanh niên, H.

20. Nhiều tác giả (2003), Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, Nxb GD, H. 21. Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo (2002), Tác phẩm văn chương trong nhà trường

những con đường khám phá (tập 1), Nxb GD, H.

22. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam,

Nxb GD, H.

23. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb GD, H.

24. Trần Nho Thìn (2002), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá,

Nxb GD, H.

25. Lê Huy Tiêu (2007), Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 1), Nxb GD, H. 26. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2005), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, H.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng tài mệnh tương đố trong sáng tác của nguyễn du (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)