Các nhân vật khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng tài mệnh tương đố trong sáng tác của nguyễn du (Trang 42)

6. Đóng góp khoá luận

2.2.2.2.Các nhân vật khác

Tài mệnh tương đố không phải là tất cả tư tưởng của Truyện Kiều nhưng

nó lại là tư tưởng chủ yếu. Tư tưởng này không chỉ chi phối đến việc xây dựng hình tượng nhân vật Thuý Kiều mà còn chi phối đến hệ thống các nhân vật khác: Đạm Tiên, Thuý Vân, Hoạn Thư, Kim Trọng, Từ Hải. Họ đều là những nhân vật có tài nhưng gặp phải nhiều bất hạnh trong cuộc đời. ở những mức độ khác nhau, cuộc đời của các nhân vật này cũng chịu sự chi phối của tư

tưởng tài mệnh tương đố.

Đạm tiên là một kỹ nữ có tài, có sắc nhưng số phận lại hẩm hiu, bất hạnh. Nhan sắc của nàng được nhìn bằng con mắt đầy thiện cảm của Thuý Kiều:

Thoắt đâu thấy một tiểu Kiều,

Có chiều phong vận, có chiều thanh tân. Sương in mặt, tuyết pha thân,

Sen vàng lãng đãng như gần, như xa.

[3, tr.54]

Bằng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng, vẻ đẹp của Đạm Tiên hiện lên hư

hư, ảo ảo “như gần như xa”, khiến ta khó có thể nhìn thấy được mà chỉ có thể

cảm nhận bằng cảm tính trực giác. Nhan sắc của nàng với những nét thanh tú, tươi tắn phát lộ ngay trên khuôn mặt báo trước một cuộc đời bất hạnh, một tai hoạ

sẽ xảy đến: “Anh hoa phát tiết ra ngoài - Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.

Qua lời kể của Vương Quan, cốt cách tài hoa của nàng còn hiện lên như lúc nàng đang sống:

Vương Quan mới dẫn gần xa: Đạm tiên nàng ấy xưa là ca nhi.

Nổi danh tài sắc một thì,

Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh.

[3, tr.46]

Tương ứng với cốt cách tài hoa và nhan sắc ấy là một số kiếp bất hạnh, một cái chết bất ngờ:

Kiếp hồng nhan có mong manh

Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương.

[3, tr.47]

Nàng chết đôt ngột vào giữa độ tuổi thanh xuân của người con gái. Đây là cái chết bi kịch của một số phận bi kịch:

Sống làm vợ khắp người ta.

Hại thay thác xuống làm ma không chồng!

[3, tr.48]

Nguyễn Du không kể lại cuộc đời Đạm Tiên mà thông qua lời của Vương Quan, Thuý Kiều tự kể, tự đối thoại tạo sự khách quan cho câu chuyện, vừa làm rõ về cuộc đời Đạm Tiên vừa tạo ra sự đồng cảm, cảm thông với số kiếp bất hạnh của nàng. Đó cũng là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, là sự cảm thông, xót thương trước một số phận oan khổ bị cuộc đời lãng quên.

Thương cho số phận của Đạm Tiên, tác giả lên án số mệnh, cái thế lực gây nên cuộc đời oan nghiệt:

Đau đớn thay phận đàn bà! Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Phũ phàng chi bấy hoá công!

Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha.

[3, tr.48] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, cuộc đời Đạm Tiên cũng là cuộc đời bi kịch nằm trong vòng

Quy luật tài mệnh tương đố định sẵn cho người hồng nhan là bạc mệnh.

Thuý Vân tuy không thông minh sắc sảo bằng Thuý Kiều, không “nổi danh tài sắc” như Đạm Tiên nhưng cũng không thoát khỏi số mệnh chung.

ở Thuý Vân, dường như nhan sắc không phải là nguyên nhân gây nên bất hạnh. Nhan sắc của nàng đầy đặn phúc hậu báo trước một cuộc đời viên mãn, tròn đầy:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

[3, tr.143]

Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của

Thuý Vân: khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường.

Chỉ qua bốn câu thơ đủ lột tả được vẻ đẹp của nàng. Đó là vẻ đẹp trang trọng,

đầy đặn, phúc hậu khiến thiên nhiên cũng phải trầm trồ khen ngợi hoa cười, ngọc thốt với tất cả sự yêu mến và chấp thuận. Nhìn một cách hời hợt cuộc đời

Thuý Vân tròn trịa như chính nhan sắc của nàng. Song đứng từ phía hạnh phúc lứa đôi với tình yêu thực sự thì không hẳn thế. Cuộc đời Thuý Vân cũng là cuộc đời bi kịch.

Nguyên nhân khiến cuộc đời nàng bất hạnh là bởi chữ tình. Nhiều người khi đọc Truyện Kiều vẫn cho rằng Thuý Vân “vô chi đến độ không tình cảm”.

Nhưng tìm hiểu kỹ tác phẩm ta sẽ thấy hoàn toàn không phải như vậy mà là một Thuý Vân vị tha, cao thượng, biết chấp nhận và hi sinh. Để Thuý Kiều yên tâm làm tròn chữ hiếu, Vân đã chấp nhận thay chị trả nghĩa cho chàng Kim. Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ của nàng chỉ có Nguyễn Du mới hiểu cho nên suốt màn trao duyên không để cho Vân nói một lời nào mà chỉ im lặng chấp nhận. Suốt đời nàng phải sống trong bi kịch mặc dù có chồng nhưng

chưa bao giờ được yêu thương. Sống bên cạnh Thuý Vân càng làm cho Kim trọng nhớ về Thuý Kiều:

Khi ăn ở, lúc ra vào,

Càng âu duyên mới càng dào tình xưa.

[3, tr.215]

Chung sống với nàng mà trái tim Kim Trọng vẫn luôn ẩn chứa hình bóng của một người con gái khác thì làm gì có hạnh phúc! Nàng chỉ âm thầm làm tròn bổn phận của một người vợ và trách nhiệm của một người được nhờ cậy, phó thác.

Khi Kiều trở về, trong cuộc đoàn viên sum họp gia đình, Thuý Vân đã mượn chén rượu đứng lên tác hợp cho Kim - Kiều bằng những lời lẽ chân thành và tình cảm:

Tàng tàng chén cúc giở say Đứng lên Vân mới giãy bày một hai.

Rằng trong tác hợp cơ trời, Hai bên gặp gỡ, một lời kết giao.

Gặp cơn bình địa ba đào

Vậy đem duyên chị buộc vào cho em. Cũng là phận cải, duyên kim, Cũng là máu chảy ruột mềm, chớ sao?

Những là rày ước mai ao,

Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình!

[3, tr.225- 226]

Những lời nói trên đây chứng tỏ Thuý Vân không phải là con người vô tâm. Nàng thừa biết trái tim chàng Kim chỉ có một mình Thuý Kiều nhưng nàng không chỉ thông cảm mà còn đồng cảm với tình yêu sâu sa, say đắm ấy. Vân hiểu mối quan hệ giữa mình với Kim Trọng chỉ xuất phát từ những biến động từ cảnh ngộ gia đình và hoàn cảnh khách quan. Nhận lời kết duyên với

Kim Trọng chỉ vì tình chị em “máu chảy ruột mềm”, vậy thì khi Thuý Kiều trở về lý do nào khiến nàng còn giữ mối tình ấy nữa? Tái hợp cho Kim – Kiều cũng đồng nghĩa với việc nàng phải cô đơn cuộc đời dang dở trở thành người thừa vô duyên trong mối tình ấy:

Dẫu rằng vật đổi sao dời Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Duyên kia có phụ chi tình Mà toan xẻ gánh chung tình làm hai.

[3, tr.227]

Nguyễn Du rất tài tình trong việc mô tả tâm lý nhân vật. Trong mười mấy năm trời có lẽ đây là lần đầu tiên Thuý Vân được giãi bày một cách thoải mái nhất. Nàng đã im lặng bao nhiêu năm đến giờ phút này mới được nói lên ý kiến của riêng mình. Điều mà Vân nói không hề dễ ràng chút nào, nó liên quan đến cuộc sống, đến danh dự của nàng, đến hạnh phúc của Thuý Kiều- Kim Trọng. Nguyễn Du đã cho nàng mượn chén rượu để giãi bày. Nhờ rượu, Thuý Vân mới có thể thẳng thắn bày tỏ nỗi niềm ấp ủ trong bấy nhiêu năm mà mới thuyết phục được mọi người đồng thuận với ý kiến của mình.

Như vậy, khi xây dựng nhân vật Thuý Vân ở một khía cạnh nào đó

Nguyễn Du vẫn chịu sự chi phối của tư tưởng tài mệnh tương đố. Thuý Vân

cũng vì tình mà bất hạnh, vì tình mà dang dở trong hạnh phúc lứa đôi.

Thuý Kiều, Đạm Tiên, Thuý Vân bất hạnh đã đành nhưng nhân vật

quyền quý như Hoạn Thư cũng bạc phận. Đây là nhân vật “lạ lùng, kì tuyệt, phi thường”. Nghiên cứu về nhân vật này có nhiều luồng ý kiến khác nhau, đa

số các tác giả đều thống nhất với nhau rằng Hoạn Thư là biểu tượng của cái ghen khủng khiếp, lắm mưu nhiều kế, một kẻ độ ác đến tàn nhẫn, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của con người để trả mối tư thù. Nhưng từ sự sáng tạo tài tình và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, một Hoạn Thư nanh nọc, tàn ác trong Kim Vân Kiều truyện được thay thế bởi một Hoạn Thư vị tha và độ

lượng trong Truyện Kiều. Xuất phát từ đó một số nhà nghiên cứu lại cho rằng đây

là một nhân vật bi kịch, một “nhân vật chịu số phận hẩm hiu” (Nguyễn Đăng Na).

Hoạn Thư sinh ra trong một gia đình danh giá: “Vốn dòng họ Hoạn danh gia”, lại là người thông minh sắc sảo biết vun vén, giữ nền nếp gia đình, biết cảm thông với người khác nhưng nàng vẫn bất hạnh, không có được tình yêu trọn vẹn của chồng, không có được người chồng đáng mặt đàn ông.

Hiếm có một người phụ nữ nào lại có được cái thông minh sắc sảo như Hoạn Thư. Biết Thúc Sinh ở ngoài có người con gái khác nàng cũng ghen nhưng vẫn đủ khôn ngoan, bình tĩnh để giữ được nếp nhà và cho Thúc Sinh

một bài học: “Cho người thăm ván bán thuyền biết tay”. Trước tiên, Hoạn

Thư sai hai đầy tớ là Hoạn Ưng và Hoạn Khuyển bắt cóc Thuý Kiều về hành hạ, ép làm phận tôi đòi và giữ kín mọi việc giống như không có gì xảy ra:

“Trong ngoài kín mít như bưng”. Mọi việc đúng như dự liệu của nàng, Thúc Sinh và Kiều gặp nhau mà không biết: “ăn làm sao, nói làm sao bây giờ”, từ “một nhà sum họp trúc mai” lại hoá ra “con ở chúa nhà đôi nơi”.

Cái tài của nàng còn đi liền với cái bản lĩnh. Ngay cả lúc bị đẩy vào bước đường cùng, nàng vẫn tự bảo vệ cho mình khỏi hình phạt của Thuý Kiều bằng những lời lẽ thấu tình đạt lý:

Rằng: tôi chút dạ đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi các viết kinh

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng, riêng những kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!

[3, tr.191]

Không chỉ thông minh, bản lĩnh, Hoạn Thư còn là người biết cảm thông, biết trọng tài, thương tài. Nàng rất hiểu Kiều, thông cảm với Kiều:

sống hoà hợp, sống đúng với tình cảm thật của mình. Ghét Kiều nhưng Hoạn

Thư vẫn biết trọng tài, thương tài của nàng: “Rằng tài nên trọng mà tình nên thương”, “Tiểu thư xem cũng thương tài”.

Vậy mà, Hoạn Thư vẫn rơi vào bi kịch. Nàng không giành đựơc tình yêu trọn vẹn của chồng, bị chồng phản bội. Nếu như Thúc Sinh càng yêu, càng dành tình cảm cho Kiều bao nhiêu thì lại càng phản bội Hoạn Thư bấy nhiêu. Mối tình Kiều - Thúc ngày càng nồng nàn, gắn bó:

Một nhà sum họp trúc mai,

Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông Hương càng đượm, lửa càng nồng, Càng sôi vẻ ngọc, càng nồng màu sen.

[3, tr.138]

Còn tình cảm Thúc Sinh - Hoạn Thư sau bao ngày gặp lại chỉ có bấy nhiêu:

Lời tan hợp, nỗi hàn huyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng.

[3, tr.150]

Tình cảm Thúc Sinh dành cho nàng rất nhạt nhẽo, so với Thuý Kiều thì rất thiệt thòi. Mặt khác, vì thông minh, nhạy cảm nên Hoạn Thư ý thức rõ rệt về điều đó trở thành nỗi đau, nỗi ám ảnh thường trực trong lòng nàng. ở đoạn Kiều báo ân, báo oán, Nguyễn Du đã đẩy bi kịch của Hoạn Thư lên đến đỉnh điểm. Đó là bi kịch không có được một người chồng đáng mặt đàn ông, bi kịch của một người đàn bà trong hoạn nạn bị chồng bỏ rơi. Chứng kiến Thuý Kiều trị tội vợ mình, Thúc Sinh không dám đứng ra xin cho vợ một câu mà còn sợ hãi đến mức “mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm”. Hành động này của Thúc không những chứng tỏ chàng chàng là người hèn kém, nhu nhược mà còn là kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Chàng đã bỏ rơi Hoạn Thư đúng vào lúc gian nguy nhất của cuộc đời. Nàng có chồng mà cũng như không.

Có thể thấy, nhân vật Hoạn Thư đã thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du

so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cũng như tấm lòng

nhân đạo cao cả đối với con người. Hoạn Thư vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân, càng thông minh, sắc sảo bao nhiêu thì số phận của nàng lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Bất hạnh trong cuộc đời không chỉ có kiếp hồng nhan mà còn cả những đấng mày râu trọng tình, đề cao tình cũng bất hạnh.

Kim Trọng phong lưu, nho nhã, suốt đời ôm một mối tình thuỷ chung với Thuý Kiều để rồi phải sống trong chờ đợi, nhớ thương, đau khổ suốt mười mấy năm trời, đến lúc đoàn tụ tình vẫn không được trọn vẹn. Ngay từ những trang đầu xuất hiện, Kim Trọng đã được miêu tả với những nét phác hoạ là một chàng thư sinh, hào hoa, phong nhã:

Nền phú hậu bậc tài danh,

Văn chương nếp đất, thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tót vời

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

[3, tr.51- 52]

Không chỉ có tài, có sắc Kim Trọng còn là người rất giàu tình cảm. Lần

đầu tiên chạm ánh mắt Thuý Kiều trái tim chàng đã rung động: “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Hình ảnh nàng Kiều làm chàng thao thức để rồi

phải dứt áo ra đi. Một ngày không được gặp nàng thời gian dài tựa ba năm:

Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!

[3, tr.158]

Tình cảm Kim Trọng dành cho Thuý Kiều ngày càng sâu nặng, gắn bó:

“Hương hoa càng tỏ thức hồng - Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu.

Nhưng “sự đâu sóng gió bất kì” đã làm tan vỡ mối tình đầu đẹp đẽ ấy. Nghe tin người yêu phải bán mình, chàng đau đớn rụng rời, ngất đi, máu hoà cùng

nước mắt: “Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao”. Kim Trọng như sống

trong một thế giới ảo, không một phút giây nào chàng thôi xót thương, mong nhớ Thuý Kiều. Hình ảnh Kiều đã choáng ngợp tâm trí chàng, lúc nào, chỗ

nào cũng thấy bóng dáng của nàng:

Dường như trên nóc, bên thềm,

Tiếng Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng.

[3, tr.215]

Cho tới mười lăm năm sau, khi đã đỗ đạt làm quan, Kim trọng vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ. Càng thành đạt chàng càng xót thương, day dứt

khi nhớ tới cuộc đời phiêu bạt của Thuý Kiều: “Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu ly”. Chàng trai đa tình ấy sẵn sàng đánh đổi tất cả quyết tâm tìm

bằng được người mình yêu:

Rắp mong treo ấn từ quan, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua Dấn mình trong áng can qua, Vào sinh ra tử hoạ là có nhau.

[3, tr.219]

Gặp lại Thuý Kiều, Kim Trọng vẫn yêu nàng, yêu tha thiết, yêu chân

thành như buổi ban đầu. Trước mặc cảm của Thuý Kiều: “Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”, Kim Trọng đã đứng ra để bênh vực khẳng định phẩm chất

trong sạch của nàng:

Như nàng lấy Hiếu làm Trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

[3, tr.228]

Với Kim Trọng, cuộc sống thanh lâu đã đầy đoạ thể xác Thuý Kiều nhưng chữ Hiếu khiến phẩm cách của nàng thêm ngời sáng. Lời lẽ của Kim Trọng không những thể hiện sự cảm thông sâu sắc mà còn thể hiện một quan niệm về chữ Trinh vượt khỏi quỹ đạo của đạo đức phong kiến.

Kim Trọng của Nguyễn Du không giống với Kim Trọng trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Kim Trọng của Thanh Tâm Tài Nhân hướng theo một dục vọng vị kỉ: “Kim Trọng bấy giờ lòng xuân đã phơi phới, lửa dục đã nồng nàn, chẳng tưởng gì tới lời giao ước, ra sức ép nàng” [18,

tr.323]. Còn Kim Trọng của Nguyễn Du vị tha, thấu hiểu phẩm cách và tôn trọng ý nguyện của người yêu:

Gương trong chẳng chút bụi trần, Một lời ắt hẳn muôn phần kính thêm

Bấy lâu đáy biển mò kim

Là nhờ vàng đá phải tìm trăng hoa?

[3, tr.231]

Yêu sâu sắc, chung thuỷ, vị tha và trong sáng nhưng tình yêu của Kim

Trọng cuối cùng vẫn không được trọn vẹn: “Mang tình cầm sắc đổi ra cầm cờ”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng tài mệnh tương đố trong sáng tác của nguyễn du (Trang 42)