Nhân vật hồng nhan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng tài mệnh tương đố trong sáng tác của nguyễn du (Trang 59)

6. Đóng góp khoá luận

2.3.1.Nhân vật hồng nhan

Trong xã hội phong kiến xưa, những bậc giai nhân tuyệt sắc thường không được hưởng hạnh phúc giàu sang mà lại hay gặp những cảnh khắt khe khổ sở. Trong Kim Vân Kiều truyện, ở hồi một Thánh Thán đã nêu lên xu

hướng này: “Thử coi từ trước đến nay, những trang giai nhân tuyệt thế được bao nhiêu kẻ chẳng bị dập vùi? Chiêu Quân đẹp nhất ba trăm cung nữ không sao tránh khỏi gió bụi đất Hồ. Quý Phi được vua sủng ái như vậy cũng không

sao thoát được cái chết thê thảm ở núi Mã Ngôi, Phi Yến, Hợp Đức, ai đặng hoàn toàn? Tây Tử, Điêu Thuyền cũng chỉ làm trò chơi cho thiên hạ” [24, tr.174]. Nguyễn Du có nhiều bài thơ viết về các nhân vật hồng nhan: Dương Phi cố lý, Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh kí, Điếu La Thành ca giả. Tất

cả các nhân vật hồng nhan trong các bài thơ trên đều là những người có tài, có sắc nhưng lại gặp bất hạnh trong cuộc đời. Nhà thơ đã dành cho họ tất cả sự xót thương, cảm thông và trân trọng.

Trong bài Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du khóc cho số kiếp của nàng Tiểu

Thanh - một người phụ nữ có tài sắc nhưng sớm gặp nhiều bất hạnh. Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái có tài, có sắc sống ở đầu đời Minh. Vốn thông minh nên ngay từ nhỏ cô đã thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thi ca, âm nhạc. Năm mười tuổi, cô đã được một ni sư nhận xét: Cô này thông tuệ sớm, phúc bạc nếu không cho vào chùa làm đệ tử thì đừng cho học chữ may ra sống được đến năm ba mươi tuổi. Nhưng mẹ của Tiểu Thanh không tin vẫn cho con theo học. Năm mười sáu tuổi cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý nhưng ông chồng thì ngốc nghếch. Vợ cả là một người độc ác, hay ghen bắt cô phải sống riêng trên núi Cô Sơn. Tiểu Thanh đau buồn, sinh bệnh mà chết khi mới mười tám tuổi. Nỗi uất ức, đau khổ của nàng được gửi gắm vào thơ nhưng nhiều bài thơ đã bị vợ cả đốt, may mắn còn sót lại một số bài. Nhan sắc, tài hoa bị vùi dập phũ phàng:

Son phấn hữu thần chôn vẫn hận

Văn chương vô mệnh đốt còn vương.

(Son phấn có thần chắc cũng phải xót xa vì những việc sau khi chết Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở)

Son phấn hữu thần là nói đến vẻ đẹp trời cho, vẻ đẹp có thần sắc. Vẻ

đẹp ấy chứa đựng một sự thông tuệ, một tài năng cùng với đức hạnh, tâm hồn.

Người mang vẻ đẹp ấy chết rồi mà vẫn khiến người ta thương tiếc mãi. Văn chương là nói đến phần tài hoa của nàng. Văn chương không có số mệnh (nhà

thơ quan niệm con người có số mệnh) mà cũng bị đốt dở bởi lẽ văn chương chứa đựng tình cảm, cảm xúc của con người. Tất cả những gì liên quan đến tài

hoa và nhan sắc đều bị vùi dập mà không thể lí giải: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”. Người tài hoa, tài tình tất sẽ gặp nhiều bất hạnh. Đằng sau cái triết

lí siêu hình ấy, Nguyễn Du muốn phản ánh một hiện thực xã hội đó là những ngang trái, bất công của cuộc đời mà con người phải gánh chịu nhưng không làm sao lí giải được.

Viết về nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du tự coi mình là người cùng hội

cùng thuyền, cùng chung số phận với nàng: “Phong vận kì oan ngã tự cư” (Ta

tự thấy là người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nét phong nhã). Đó là số phận của những kẻ tài hoa trong xã hội cũ. Hoàn cảnh thì mỗi người mỗi cảnh nhưng số phận thì lại giống nhau cùng gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Nhà thơ khóc cho nàng Tiểu Thanh hay cũng là khóc cho chính

mình:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Bởi lẽ Tố Như cũng như Tiểu Thanh chỉ là đại diện cho một kiếp người tài hoa bạc mệnh.

ở Dương Quý Phi và nàng Tiểu Thanh dường như có một mối liên hệ. Họ đều là những người tài hoa nhưng mệnh bạc. Dương Quý Phi phải chịu

một cái chết oan uổng và trở thành tội nhân của lịch sử: “Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành” (Mà nghìn năm còn đổ tội oan cho người khuynh thành).

Người xưa quan niệm sắc đẹp là cái gì khủng khiếp, đáng sợ. Vương Sung đời

Hán viết: “Yêu khí sinh ra sự xinh đẹp nên những người xinh đẹp phần lớn là tà ác… Người có sắc đẹp thường mang châm độc”. Các nhà nho cũng xa lánh

hắt hủi những người đẹp, xem người đẹp như là nguyên nhân gây nên sự suy vong, sụp đổ cho các triều đại, tai họa cho gia đình và đau khổ cho cá nhân.

thứ của làm mất nước, tan nhà, một điềm bất tường. Gia đình, xã hội đề cao người con gái nết na, đoan trang, đảm đang chứ không đề cao sắc đẹp. Khi dạm vợ cho con cháu người ta tránh của vưu vật vì lo nó không mang phúc mà mang họa đến cho gia đình” [24, tr.142]. Chính vì vậy mà chế độ phong kiến

ngàn năm còn đổ tội cho Dương Quý Phi là nguyên nhân khiến nhà Đường suy vong. Riêng Nguyễn Du nhìn thấy nguyên nhân suy vong của nhà Đường

là sự bất tài vô dụng của triều đình: “Tự thị triều đình không lập trượng” (Vì

cả triều đình đều đứng như phỗng). Ông cho rằng sắc đẹp không có tội, không chịu trách nhiệm trước vận mệnh của triều đình phong kiến. Triều đình phong kiến nhà Đường sụp đổ là do triều đình ấy đã không có một hành động tích cực nào khi loạn An Lộc Sơn xảy ra để rồi ngàn năm Dương Quý Phi còn bị kết tội oan.

Nguyễn Du còn đặc biệt cảm thông với người kĩ nữ, những người lấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhan sắc và tài năng nghệ thuật làm lẽ sống. Trong bài Long Thành cầm giả ca tác giả kể về một cô đào hát mà ông được chứng kiến ở thành Thăng Long

trong một bữa tiệc. Nàng là một thiếu nữ nhan sắc lộng lẫy, sự xuất hiện của nàng làm cho mọi thứ xung quanh trở nên mờ nhạt:

áo hồng cũng bị mờ nhạt đi trước vẻ mặt hoa đào Má hồng, men rượu, dáng ngây thơ rất đáng yêu.

Không chỉ có nhan sắc, nàng có tài đàn nức tiếng. Vì chơi đàn giỏi nên được gọi là cô Cầm. Nàng nổi lên như một bông hoa hiếm có ở thành Thăng Long. Mỗi khi trình diễn tiền lụa gieo thưởng như bùn đất. Tiếng đàn khiến cho mọi người say mê, tán thưởng, nghe mà quên cả thời gian, quên cả mệt mỏi:

Người nghe mê mệt không biết mỏi Đó là khúc nhạc trong điện trung hoà

Suốt đêm vui chơi không biết chán Phía tả, phía hữu đua nhau ném thưởng Tiền bạc coi rẻ như đất bùn.

Nhưng hai mươi năm sau gặp lại thì tác giả không còn nhận ra người ca nữ ấy nữa bởi giờ đây nàng đã trở thành một người đàn bà nhan sắc tàn tạ, thân hình phờ phạc:

Trong tiệc các cô đào hát thảy đều trẻ

Riêng ở cuối chiếu có một người tóc đã hoa râm

Nét mặt võ vàng, thần sắc khô khan, thân hình hơi nhỏ Đôi mày tàn tạ, phờ phạc khồn trang điểm.

Nguyễn Du đã dựng lên hai cảnh đối lập, một người đào hát của hai mươi năm về trước và một người đào hát của hai mươi năm về sau để làm nổi bật số phận bất hạnh của người làm nghề ca kĩ. Lấy nhan sắc, tiếng đàn làm chỗ dựa sinh kế, cùng với thời gian nhan sắc tàn phai, giọng hát suy giảm, họ tất rơi vào bi kịch. Đây cũng là bi kịch chung của những người phụ nữ có tài, có sắc mà ta cảm nhận được trong hầu khắp các sáng tác của Nguyễn Du.

Sự thay đổi số phận, cuộc đời một con người thường gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Nguyễn Du đã nhìn thấy điều này:

Thành quách đổi rời việc người đã khác

Biết bao nơi ruộng dâu đã biến thành biển xanh Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu tan hết cả rồi.

Mọi thứ đều đổi khác duy chỉ có một điều không bao giờ thay đổi là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du luôn giành cho những người tài sắc gặp nhiều bất hạnh.

Thương cho số phận của những kiếp cầm ca trong bài Điếu La Thành ca giả Nguyễn Du viết:

Một cành hoa thắm lọt bồng doanh Lộng lẫy màu xuân nức sáu thành

Thiên hạ ai thương người bạc mệnh Dưới mồ tự hối kiếp phù sinh

Sống, nghề son phấn căn không đứt Chết, nghiệp trăng hoa tiếng vẫn đành Hẳn nghĩ người đời không thưởng thức Suối vàng xuống với Liễu Kì Khanh

(Ngô Ngọc Linh dịch)

Người ca nữ nhan sắc: “Lộng lẫy màu xuân nức sáu thành” phải chịu

một số kiếp bạc mệnh. Khi sống không người tri kỉ, không ai xót thương, khách phấn son mang luỵ ca nhi. Khi chết tiếng trăng gió vẫn còn đeo đẳng. Viết về người ca nữ Nguyễn Du thường nêu lên tính phổ quát. Số phận này, ta đã bắt gặp ở Thuý Kiều, Đạm Tiên, người ca nữ ở đất Long Thành hay những

người buôn nguyệt bán hoa trong Văn tế thập loại chúng sinh : Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp

Liều tuổi xuân buôn nguyệtt bán hoa Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con tá biết là cậy ai

Nguyễn Du đã cho người đọc nhận thấy số kiếp bất hạnh của họ do nhan sắc và tài năng gây nên. Qua đó, phản ánh hiện thực xã hội phong kiến, một xã hội bất công vô nhân đạo, không có tình người, không biết trân trọng phẩm giá con người. Viết về họ, Nguyễn Du đã bày tỏ sự xót thương và cảm thông sâu sắc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng tài mệnh tương đố trong sáng tác của nguyễn du (Trang 59)