6. Đóng góp khoá luận
2.2.2.1. Nhân vật Thuý Kiều
Thuý Kiều là nhân vật được Nguyễn Du yêu mến nhất. Bao nhiêu tinh
hoa bút lực, tác giả Truyện Kiều đều dành hết cho nàng. Không phải ngẫu nhiên mà con người có “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” ấy lại ưu ái nhân vật của mình đến vậy. Nàng là nhân vật chính của
tác phẩm, là hiện thân cho tư tưởng của Nguyễn Du. Có một nhan sắc hơn người, một trí tuệ tuyệt vời song số phận lại không dành cho người phụ nữ ấy cuộc sống êm đềm mà phải lưu lạc giang hồ, chìm nổi với sóng gió biển đời. Cuộc đời nàng là một chuỗi những bi kịch. Mới ba mươi tuổi, Thuý Kiều đã phải trải qua hầu hết những đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: sớm lìa gia đình, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, làm kẻ tu hành, làm người không chồng… Khi xây dựng nhân vật này Nguyễn
Du chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết tài mệnh tương đố.
Theo ông, tài sắc, tài tình “là nguồn gốc của bất hạnh, là nguyên nhân gây ra sự ghét ghen của trời đất” [24, tr.153]. Thuý Kiều là hiện thân của tài
Sắc đẹp của Kiều rực rỡ khác thường không thua kém bất cứ một trang
giai nhân tuyệt sắc nào. Nếu như trong Ngọc Kiều Lê tân truyện, Lý Văn Phức
đã tạo cho nhân vật Hồng Ngọc một vẻ đẹp hoàn thiện, trang trọng và quý phái:
Khuôn thiêng đúc lại một người Thợ nào vẽ được sắc tài cho in
(…)
Sắc thì nét liễu trong mai Dưới đòi cái giá trên trời ông sao.
(Ngọc Kiều Lê tân truyện)
Thì vẻ đẹp của Kiều cũng đài các, kiêu sa “mười phân vẹn mười”: Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc, lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
[3, tr.43- 44]
Nguyễn Du rất tài tình khi đặt vẻ đẹp của Thuý Vân bên cạnh Thuý Kiều, mượn nhan sắc của Vân để tôn lên nhan sắc của Kiều tạo sắc thái dự báo cho số phận của người tài sắc. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân đầy đặn, phúc
hậu được thiên nhiên yêu mến và chấp thuận: hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường…báo trước một cánh cửa hạnh phúc, một con đường bằng phẳng đang mở ra để chờ nàng bước vào thì vẻ đẹp của Thuý Kiều lại là điềm báo về số phận bất hạnh, về con đường không bằng phẳng.
Miêu tả nhan sắc của Kiều, Nguyễn Du còn sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng khiến cho vẻ đẹp ấy có mà không, sắc không thực ảo quyện lẫn
với nhau để rồi đi kèm với nó là một số mệnh đã thiên định. “Làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” không chỉ gợi lên một vẻ đẹp thanh tú, trong sáng mà còn thể hiện “một cốt cách đa tình” (Trần Đình Sử). Tất cả những gì được coi là đẹp
đã hiện ngay trên dung quang của nàng. Sắc đẹp đầy thần thái ấy khiến cho
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Thiên nhiên đang đố kị với nhan sắc phi thường nghiêng nước nghiêng thành và sẽ bắt Thuý Kiều phải trả giá,
phải chịu một số phận khổ sở cho bõ ghét. Thực tế, Kiều đã phải trả giá cho
sắc nước hương trời của mình bằng một khoảng thời gian mười lăm năm lưu
lạc với bao đau đớn, nhục nhã ê chề.
Trời không chỉ phú cho Kiều một nhan sắc tuyệt vời mà còn gia thêm cho nàng tài năng tuyệt diệu. Mười một người từ Kim Trọng,Thúc Sinh, Hoạn Thư, viên quan xử kiện…ai ai cũng thừa nhận tài của Thuý Kiều. Nàng làm
thơ Kim Trọng khen: “tài nhả ngọc phun châu”, Thúc Sinh ngợi ca: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, Đạm Tiên nấc nỏm: “Ví đem vào tập đoạn trường- Thì treo giải nhất chi nhường cho ai”. Mã Giám Sinh xem thơ nàng nói: “Rằng: mua ngọc đến Lam Kiều”. Ông quan xử kiện đánh giá rất cao tài năng của nàng: “Tài này, sắc ấy nghìn vàng chưa cân”. Hoạn Thư rất ghen nhưng lại 5 lần khen Kiều có tài: “Rằng hoa nô đủ mọi tài”, “Rằng tài nên trọng mà tình nên thương”… Nguyễn Du miêu tả tài của Thuý Kiều “chủ yếu chỉ là cái cớ để nàng cuốn vào tai vạ, phù hợp với tư tưởng tài mệnh tương đố” [23, tr.111].
Nàng Kiều xinh xắn, duyên dáng, tài năng cũng là nàng Kiều trong trắng, giàu tình cảm. Trái tim nhạy cảm của nàng có thể xúc động bất cứ lúc
nào giống như “sợi dây đàn lúc nào cũng căng lên chỉ một làn gió cực nhẹ thoảng qua cũng làm rung lên thành tiếng” [17, tr.173].
Tình cảm ở Kiều gắn liền với tài năng của nàng: tài làm thơ và tài đàn. Đây là hai môn nghệ thuật gắn chặt với cảm xúc và Nguyễn Du đặc biệt nhấn mạnh đến cảm xúc của Kiều khi làm thơ, đánh đàn. Đó là những cảm xúc tự nhiên nhất xuất phất từ trái tim đa sầu, đa cảm của nàng. Gặp một nấm mồ vô
chủ cũng khiến cho nàng xúc động “lòng thơ lai láng bồi hồi” mà “vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần”. Đạm Tiên ra đề lập tức Kiều ứng đối được ngay: “Tay tiên vẫy một đủ mười khúc ngâm”. Ngắm bức tranh thiên nhiên Kim Trọng hoạ, Thuý Kiều cũng trào dâng cảm xúc: “Tay tiên gió táp mưa sa”…
Những tình cảm xuất phát từ trái tim lại trở về với trái tim. Nghe tiếng đàn của
nàng ai cũng phải rung động. Kim Trọng thấy “nao nao lòng người”, Thúc Sinh “tan nát lòng”, Hoạn Thư hành hạ Kiều tàn nhẫn cũng “say lòng”, “khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân”. Thậm chí, cả trái tim sắt đá của Hồ
Tôn Hiến cũng cảm thương mà rơi châu nhỏ lệ!
Tình cảm, cảm xúc còn xuất phát từ chính lòng thương. Thuý Kiều là người có tình thương mạnh mẽ nhất, thương người và thương chính bản thân
mình. Trước một số phận bất hạnh, một nấm mồ vô chủ nàng cũng “đầm đầm châu sa”. Kiều yêu Kim Trọng, đau khổ khi mối tình ấy tan vỡ “áo đầm giọt tủi tóc xe mái sầu”. Cũng vì có tình nên nàng mới quyết định bán mình chuộc cha, mới xót thương cho Từ Hải “dòng thu như xối cơn sầu” và cảm thông với Hoạn Thư “Bấy lâu khăng khít dải đồng - Thêm người thì cũng chia lòng riêng tây”. Không ít lần Kiều còn khóc thương cho chính bản thân mình. Bị Mã Giám Sinh bẻ hoa Kiều đau đớn “Giọt riêng tầm tã tuôn mưa”. Phải tiếp
khách lầu xanh “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Bị bắt làm thị tỳ “Nàng càng giọt ngọc như chan”…
Thuý Kiều tài năng, nhan sắc, giàu tình cảm như thế nhưng cuộc đời của nàng lại toàn những khổ đau và bất hạnh. Nếu như Thuý Kiều được đặt trong một xã hội tốt đẹp chắc chắn nàng sẽ sống hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho cuộc sống. Thế nhưng sống trong xã hội phong kiến người tài hoa, nhan sắc như Kiều lại bị vùi dập phũ phàng.
Thuý Kiều khao khát hạnh phúc, luôn vươn tới hạnh phúc nhưng đều thất bại. Nàng không thể chống lại được định mệnh nghiệt ngã. Kiều đến với Kim Trọng là chủ động tìm đến với tình yêu và hạnh phúc. Ngay từ phút giây
đầu tiên gặp gỡ trái tim nàng đã rung động: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”.Hình ảnh Kim Trọng với những ước mơ hạnh phúc thầm kín đã khắc ghi
trong tâm trí nàng để đêm về nàng phải thao thức, trăn trở nghĩ đến chàng,
nghĩ đến duyên phận trăm năm:
Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?
[3, tr.54]
Tình yêu ngày càng sôi nổi, Kiều càng dấn thêm những bước táo bạo. Mạnh dạn nhận lời khi Kim Trọng tỏ tình. Khi có dịp thuận lợi nàng chủ động
vượt hàng rào sang tự tình với người mình yêu: “Xắn tay mở khoá động đào, Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai”rồi “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, “Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”. Dù say đắm nhưng Thú Kiều
vẫn biết ngăn bước đi quá trớn có hại cho tình yêu, giữ gìn phẩm giá trong sạch của mình:
Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
[3, tr.54]
Yêu Kim Trọng, nàng sống trong hương vị ngọt ngào ngây ngất của tình yêu và hạnh phúc nhưng tình yêu ấy kéo dài không lâu. Tai biến của gia đình đưa Thuý Kiều đến chỗ phải dứt bỏ tình yêu, giã từ hạnh phúc mà mình lựa chọn. Kiều đau đớn khi nghĩ đến Kim Trọng, nghĩ mình là kẻ phản bội người mình yêu:
Công trình kể biết mấy mươi, Vì ta khăng khít cho người dở dang.
Thề hoa chưa ráo chén vàng, Lỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa!
[3, tr.91- 92]
Có nỗi đau nào hơn khi bản thân không mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Còn gì nhức nhối hơn khi thề mà không giữ vẹn được lời thề. Phải là người yêu hết mình, nghĩ suốt cho người mình yêu Kiều mới đau khổ đến vậy. Tâm can nàng đang bị vò xé, day dứt khôn nguôi:
Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn.
[3, tr.92]
Để bù đắp cho người mình yêu, Thuý Kiều khẩn thiết nhờ em gái mình là Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng:
Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
[3, tr.93]
Nguyễn Du rất tài tình trong việc sử dụng ngôn ngữ, là chị mà Thuý
mình yêu sâu sắc đến mức nào. Vì Kim Trọng, Kiều sẵn sàng hi sinh tất cả chỉ cần chàng được hạnh phúc. Đối với nàng, Kim Trọng là tất cả. Mất chàng, nàng như người đã chết:
Cạn lời hồn ngất máu say, Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng.
[3, tr.95]
Nguyễn Du đi sâu vào nội tâm nhân vật, đau với nỗi đau của nhân vật. Nếu không phải là một tình yêu mãnh liệt thì Thuý Kiều đâu phải đau đớn, đâu phải day dứt đến vậy. Nỗi đau này khắc vào trái tim một vết thương rỉ máu mà suốt đời nàng phải mang theo. Ngay cả khi đã có Từ Hải vẫn chẳng thể nào xoá bỏ hình bóng chàng Kim trong trái tim nàng:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
[3, tr.185]
ở đây, Nguyễn Du cho người đọc nhận thấy Thuý Kiều vì tình mà phải khổ, phải rơi vào bi kịch.
Khát vọng hạnh phúc không bao giờ dập tắt, Kiều đến với Thúc Sinh cũng là vươn tới khát vọng hạnh phúc, chống lại định mệnh. Không chỉ tìm thấy ở Thúc Sinh sự cứu vớt khỏi chốn lầu xanh ô nhục mà thật lòng Thuý Kiều cũng say đắm chàng Thúc. Chỉ cần quan sát cuộc chia tay với Thúc Sinh sẽ rõ tình yêu ấy sâu sắc đến mức nào:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
[3, tr.147- 148]
Nguyễn Du đã thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình để diễn tả tâm trạng
của Thuý Kiều. Một bức tranh thiên nhiên với rừng phong thu bát ngát rộng
lớn. Màu sắc đỏ thẫm của lá phong dưới ngòi bút của Nguyễn Du bỗng trở
thành màu quan san, màu của sự chia biệt, của xa xôi cách trở. Thêm vào bức tranh thiên nhiên đó là một ngàn dâu xanh vô tận, một vầng trăng đơn chiếc
không trọn vẹn…Tất cả là cảnh biệt ly nhưng thực chất là tình ly biệt. Thuý Kiều phải rất yêu thúc Sinh thì khi chia tay mới cảm thấy lưu luyến, mới cảm thấy cô đơn như vậy.
Tình yêu nồng nàn, gắn bó mà không bền vững. Thuý Kiều bị Hoạn Thư đánh ghen cuối cùng lại rơi vào nhà chứa một lần nữa.
Khát vọng hạnh phúc luôn bị vùi dập nhưng thuý Kiều vẫn không buông xuôi. Trong lầu xanh của Bạc Bà, gặp một người trí dũng hơn người đến và yêu nàng. Thuý Kiều đã đi theo Từ Hải, yêu Từ Hải tha thiết. Những ngày sống bên cạnh Từ, Kiều không chỉ được yêu mà còn được trả lại nhân phẩm. ở bên cạnh người anh hùng ấy, Kiều được là chính mình. Chỉ một lần duy nhất trong đời Thuý Kiều được cất tiếng cười và cười thoải mái nhất. Đó là khi ở bên cạnh Từ Hải:
Cùng nhau trông mặt cả cười Dan tay về chốn trướng mai tự tình.
[3, tr.187]
Phiên toà Từ Hải lập ra Thuý Kiều trực tiếp xét xử không chỉ có ý nghĩa báo thù trả ơn mà còn thể hiện sự đề cao nhân phẩm của Kiều. Từ một người con gái lầu xanh mà giờ đây trở thành một mệnh phụ phu nhân đứng ở đỉnh
cao của vinh hoa, quyền lực: “Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi”. Thế
Hải vào chỗ chết. Từ chết đi để lại một nỗi đau và một niềm day dứt khôn nguôi trong lòng Thuý Kiều:
Rằng: Từ là đấng anh hùng,
Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi! Tin tôi, nên quá nghe lời,
Đem thân bách chiến làm tôi triều đình. Ngỡ là phu quý, phụ vinh
Ai ngờ một phút tan tành thịt xương!
[3, tr.200]
Ngay bên xác Từ Hải, nàng phải hầu rượu, gẩy đàn, thị yến dưới màn cho kẻ đã giết chồng mình. Nỗi đau không nói được thành lời. Cung đàn đã thay Kiều bày tỏ nỗi lòng:
Một cung gió thảm, mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
[3, tr.201]
Bi kịch lên đến cao trào khi Hồ Tôn Hiến tỉnh ra “nghĩ mình phương diện quốc gia” đã ép gả nàng cho viên Thổ Quan để lấp liếm sự xấu xa, bỉ ổi. Bi kịch chồng chất bi kịch. Làm sao nàng chịu được nỗi nhục này! Không còn cách nào khác Kiều phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Nỗi đau của nhân vật cũng là nỗi đau của trái tim nghệ sĩ. Nguyễn Du ai oán, xót thương cho số phận của nhân vật mà mình yêu mến:
Thương thay cũng một kiếp người Hại thay, mang lấy sắc tài làm chi!
Những là oan khổ lưu ly, Chờ cho hết kiếp còn gì là thân!
[3, tr.204]
Thuý Kiều luôn ý thức làm người nhưng lại bị đẩy xuống tận cùng của
kẻ phong tình “quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa”. Nỗi đau và cũng là nỗi nhục. Mã Giám Sinh đã quá phũ phàng vùi dập nhan sắc và phẩm giá của nàng:
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương Đêm xuân một giấc mơ màng, Đuốc hoa để đó, mình nàng nằm trơ!
[3, tr.101- 102]
Căm phẫn trước hành động bỉ ổi đó người kể chuyện như đã thét lên
niềm phẫn uất của người trong cuộc. “Đây là hiện tượng độc đáo của Truyện Kiều. Trong các truyện Nôm không đâu có những bình luận trữ tình loại này”
[23, tr.135]. Khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật trong truyện bị xoá nhoà tạo nên sự đồng cảm sâu sắc. Đây là sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Du.
Tình yêu tan vỡ, điều mình tôn thờ - chữ Trinh - bị hạ nhục, Kiều cảm thấy cuộc đời mình đã chấm hết:
Thôi còn chi nữa mà mong, Đời người thôi thế là xong một đời!
[3, tr.102]
Nỗi đau chẳng thể san sẻ cùng ai. Nàng toan rút dao tự tử nhưng sợ liên luỵ đến cha mẹ nên đành gạt lệ bước liều theo Mã Giám Sinh. Về đến Lâm Tri, bị Tú Bà sỉ nhục, hành hạ và để tránh cuộc sống nhơ nhớp ở lầu xanh nàng đã tự tử. Nhưng số phận không cho nàng được chết mà bắt nàng phải sống để