3 Không gian nội tâm trong “Sông”

Một phần của tài liệu Linh sơn (cao hành kiện) và sông (nguyễn ngọc tư) từ cái nhìn so sánh(LV1187) (Trang 52)

Ở hai tác phẩm, không khó để nhận ra các nhân vật đều là những người có nội tâm phức tạp, cho d đó là nhân vật chính hay nhân vật phụ Điểm chung ở các nhân vật là ít - nhiều, đơn giản – phức tạp đều mang trong mình nỗi cô đơn Nhân vật cô đơn ở thực tại và cả ở trong uá khứ

2.3.1 Không gian nội tâm trong “Linh sơn”

Thế giới trong “Linh sơn” không chỉ là thế giới của những câu chuyện huyền thoai, kì bí, của cõi tâm linh, mà còn có không gian của thế giới thực tại, của suy nghĩ vô thức Để kiến tạo nên thế giới đó, Cao Hành Kiện đã tạo ra các c p phạm tr đối lập: uá khứ - hiện tại, ý thức – vô thức, mộng tưởng – thực tại… Không chỉ ở từng chương, mà ngay ở từng đoạn văn, các c p phạm tr này c ng tồn tại song song và luôn đồng hành với nhân vật chính

“Sau một lối vào che đậy nửa vời, một mảnh sân nhỏ ẩm ướt. Một khoảnh vườn nho nhỏ bỏ hoang, vắng lặng. Trong góc, là một đống vôi vữa vụn. Mi

nhớ đến mảnh sân gần nhà mi mà tường bao quanh đã đổ. Cái sân vừa làm mi sợ vừa cuốn hút mi. Mi nghĩ rằng các con hồ ly cái người ta nói đến trong truyện là ra từ đây. Tan học, mi không thể ngăn nổi mi đến đó một mình, sợ thắt cả họng lại. Mi chưa bao giờ thấy hồ ly cái ở đấy nhưng cái cảm giác thần bí này cứ luôn đi kèm hồi ức tuổi thơ mi. Ở đấy có một chiếc ghế dài bằng đá đã vỡ và một cái giếng chắc đã cạn. Vào độ chính thu, gió thổi trên mái, ở đấy cỏ vàng rộm mọc đầy cùng mặt trời tỏa sáng rực rỡ. Những nhà ở mà cửa cứ đóng im ỉm kia có lịch sử của chúng. Nó giống với một câu chuyện cổ ở mọi điểm. Mùa đông, gió rít trong các ngõ. Đi giày bông mới, mi cùng với những đứa trẻ khác nện gót ở góc bức tường đó… Cái mi cần là cái hình ảnh trong lòng kia”.

Đoạn văn này đã diễn tả tâm trạng phức tạp của nhân vật, tâm trạng đó được thể hiện b ng những câu văn miêu tả hiện tại – uá khứ đan xen nhau Bốn câu văn đầu tiên là khung cảnh và cảm xúc của nhân vật ở hiện tại Các câu văn sau đó là dòng kí ức của nhân vật đang trôi về uá khứ, về với kí ức tuổi thơ Câu văn cuối c ng là sự trở về với hiện tại nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm trăn trở với những kí ức trong uá khứ Qua đoạn văn này, dường như tại c ng một địa điểm, cả uá khứ và hiện tại của “mi” đều xuất hiện, có thể trước mắt là viên gạch đã vỡ, nhưng với nhân vật hình ảnh của viên gạch đó còn nhuốm cả màu sắc của thời gian Tức là, c ng một sự vật, có lúc nhân vật d ng con mắt của mình để nhìn (hiện tại), có lúc nhân vật lại d ng kí ức của mình để “nhìn” sự vật đó ( uá khứ) Viên gạch vỡ của hiện tại là vật vô tri, nhưng ua dòng hồi tưởng của “mi”, viên gạch trở nên có hồn hơn, vì nó là vật đã chứng kiến bao biến cố đã diễn ra ở nơi đây, trong đó có cả kí ức tuổi thơ của nhân vật Hiệu ứng này chính là nhờ yếu tố đồng hiện – một trong những tính chất cơ bản của văn học Một đoạn văn dài mà các chiều kích lại được đẩy rộng ra hết mức, nên độc giả có phần bị ngợp và đôi lúc chìm vào không gian của uá khứ theo đúng ý đồ của tác giả Còn nhân vật thì cứ đi lại giữa dòng thời gian dài của uá khứ và hiện tại, để rồi c ng cứ mãi ngụp l n

trong đó Có thể coi đây là khoảnh khắc kì diệu, khi ta đứng ở hiện tại nhưng lại thấy được kí ức xưa của chính mình

Khi không gian rộng ra hơn, được thể hiện trong một chương, thì không gian nội tâm c ng được mở rộng ra hơn và trở nên phong phú hơn Chẳng hạn, chương thứ ba là chương bao chứa đoạn văn trên, ta có thể thấy được nội tâm đa dạng của nhân vật với những lời tự bạch, tự vấn chính mình Những âm thanh, m i hương đã vô tình gợi lên những tiềm thức sâu xa của tác giả về tuổi thơ, “thế là mi đã đến thị trấn Ô Y. trong cái phố hẹp dài lát đá hằn sâu

các vết bánh xe cút kít, thình lình mi trở lại thời thơ ấu, với cái sơn thôn nhỏ nho mà mi đã qua hết tuổi thanh xuân ở đó” Như vậy, ở cấp độ này, ta có thể

thấy r ng nơi gợi lên kí ức cho nhân vật “mi” không phải là nơi mà “mi” đã sinh ra và lớn lên, mà đó là thị trấn Ô y – một thị trấn nhỏ, ở nơi xa xôi, hẻo lánh – nơi có những cảnh vật uen thuộc đối với tuổi thơ của bất cứ ai Từ cảnh vật, sự vật ấy mà nhân vật hồi tưởng về kí ức xưa và c ng gợi lên được những hồi ức tuổi thơ trong lòng mỗi người đọc Cao Hành Kiện xây dựng không gian của thị trấn Ô Y trong như một mê cung để nhân vật lạc vào với dòng kí ức đó, rồi tự tìm kiếm cho mình những tín hiệu để uay trở về với hiện tại của chính mình

Sự đan xen giữa uá khứ và hiện tại còn được thể hiện ở ngay trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết, ở sự liên hệ giữa các chương với nhau, cụ thể là ở các sự kiện, biến cố Những biến cố, sự kiện trong “Linh sơn” được chia làm hai tuyến chính đan xen nhau Tuyến thứ nhất là hành trình của nhân vật “ta” với những câu chuyện thực tế “Ta” là một nhà văn với chiếc ba lô đang thực hiện cuộc hành trình cuối c ng của cuộc đời vì “dẫu sao ta muốn rời bỏ thế giới văn học đang sục sôi mà trốn vào gian buồng của ta luôn đầy khói thuốc” “Ta” đi dọc theo dòng Trường Giang, đi ua những cánh đồng, xuyên

ua khu rừng nguyên thủy, vượt được khỏi đầm lầy, đến những ngôi ch a đổ nát, những ngôi làng hẻo lánh, lúc đi tàu, lúc đi xe đạp, ho c đi bộ… chỉ để tìm về với ngọn núi huyền thoại – ngọn núi được mệnh danh là ngọn nguồn

của văn hóa dân tộc Hành trình này là sự thuyết phục độc giả của nhân vật nhưng thực chất bản thân nhân vật còn đang hoài nghi về chính mình Có thể tìm thấy hành trình này ở các chương 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 24, 26, 28, 30, 33… Song song với hành trình của “ta” là cuộc hành trình của “mi” và “nàng” đan xen nhau, cứ một chương miêu tả về hành trình với những biến cố, trải nghiệm của “ta” thì tiếp sau đó sẽ là chương tả về cuộc hành trình của “mi” với những kí ức, ảo tưởng về tình dục, hành trình trở về với ngọn nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc Tìm về với Linh sơn c ng chính là hành trình tìm lại chính mình của “mi”, hành trình tìm lại những kí ức xưa, tìm lại những giá trị văn hóa đích thực của dân tộc Trong kí ức của “mi” có sự hòa lẫn giữa uá khứ - hiện tại, huyền thoại và sự thật

Không gian nội tâm của nhân vật trong “Linh sơn” là không gian phức tạp bởi sự đan cài giữa nhiều kiểu không gian như không gian của uá khứ - hiện tại, không gian văn hóa phong tục, không gian của các câu chuyện truyền thuyết Hay nói cách khác, không gian nội tâm là không gian bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, mang đậm màu sắc của hư cấu, tưởng tượng, của vô thức nên có nhiều điều khó có thể lí giải được

2.3.2 Không gian nội tâm trong “Sông”

Không gian nội tâm trong “Sông” gắn liền với uên và nhớ Nhân vật

đến với sông Di là để tìm uên, mong gột sạch những u buồn trong cuộc sống thực tại, nhưng càng đi, nhân vật lại càng thấy được những gì chân thật nhất trong con người mình Kiểu không gian này c ng được phân bố theo các cấp độ của văn bản từ đoạn văn, đến chương và toàn bộ tác phẩm

Có những đoạn văn tuy ngắn nhưng đã tái hiện được cả hiện tại và uá khứ của nhân vật trong c ng thời điểm “Câu chuyện hỗn độn về cú sụt lở vô

lối đã làm cậu quên Tú cho đến khi điện thoại rung khẽ khàng trong túi. Tú nhắn “Coi ảnh trên mạng, thấy Ân đen đi nhiều. Đứt ruột!”. Tú vẫn thích vẽ vời lên da cậu, thích lần theo những đường gân xanh để di ngón tay trỏ từ đuôi mắt chạy miết đến gót chân. Giờ thì nắng rám dấu đi cái bản đồ kì bí ấy.

Cậu không hình dung được một ngày giữa cậu và Tú không còn chuyện để nói với nhau. Chỉ nghĩ được câu đám cưới vui không đã hằn học, thấy hết sức trẻ con, rồi điện thoại chuồi vào túi. Xu và Bối đã nai nịt đi trước tới phía mà người ta kể mọi thứ rơi ở Yên Hoa đều trôi về đó… Cả hai đều mang ba lô nặng khự, những máy móc, những ống kính làm cậu chóng mặt khi đem ra khoe với nhau”. Hay “Hôm đó Tú cũng gác chân lên bụng cậu như Bối bây giờ. Nhưng chân Tú lạnh, phấp phỏng. Bối thì đang xung xăng những ngón chân dài ngoẵng lục lọi khắp người cậu, anh ta nói sẽ tìm ra chỗ nhột nhất”.

Kiểu không gian đan xen như vậy đã tạo điều kiện để ngòi bút của nhà văn đi sâu vào từng ngõ ngách trong tâm tư của nhân vật, để lôi ra được những kí ức, những điều sâu kín, bí ẩn nhất Nhân vật ở trong sự lẫn lộn và phải băng mình ua không gian đan cài giữa hiện tại và uá khứ Và chính chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian đã khiến nhân vật rơi vào sự lạc lõng cho d cuộc hành trình ấy có bạn đồng hành

Sự đan xen của các chiều kích thời gian – không gian được thể hiện rõ trong cuộc hành trình của Ân Đó là những trải nghiệm của Ân khi tìm về với kí ức của chính mình, kí ức về mẹ, về bà ngoại, về Ánh, về chị San… Trong

“Linh sơn”, uá khứ chủ đạo đồng hành với nhân vật là những kí ức tuổi thơ,

thì ở “Sông” uá khứ đồng hành c ng với Ân là những kí ức về Tú c ng mối tình ngang trái – nguyên nhân chính khiến Ân bắt đầu cuộc hành trình mong tìm uên này Tú không xuất hiện một cách trực tiếp mà gián tiếp ua những suy nghĩ, kí ức của Ân Lần xuất hiện rõ ràng, trực tiếp nhất của Tú là tin nhắn mà Tú gửi đến cho Ân Qua hồi ức của Ân về Tú, có thể thấy Tú chính là người cho Ân được sống là chính mình với những hạnh phúc, những cảm giác đầy bản năng Bởi “Cậu đứng ngoài gió bão vì cậu toàn chăm chú vào mẹ, sau này là Tú. Họ vui cậu vui, họ buồn cậu buồn. Tình yêu là thứ khiến người ta cảm thấy cả thiên hạ đã biến mất, chỉ còn mỗi một thứ, mỗi một thứ đáng để sống cho nó và vì nó” D cuộc hành trình dọc theo sông Di của Ân

động, những câu chuyện dọc cuộc hành trình này đều khiến Ân nhớ đến Tú, gợi lên kí ức ngọt ngào, sâu đậm và c ng rất u buồn giữa hai người

Như vậy, không gian nội tâm của nhân vật trong hai tác phẩm đều xoay quanh không gian của hiện tại và uá khứ Nhưng nếu không gian uá khứ của nhân vật trong “Linh sơn” là những kí ức tuổi thơ yên bình thanh thản, khiến cho nhân vật muốn tìm về; thì kí ức của nhân vật trong “Sông” lại là kí ức buồn của những thất bại trong tình yêu, trong tình cảm gia đình, trong cuộc sống – là những nguyên nhân khiến cho họ bắt đầu hành trình tìm uên

2.4 Biểu tượng trung tâm của bức tranh thế giới

Bức tranh thế giới trong tác phẩm nghệ thuật cho thấy lịch sử của thời đại, số phận của con người trong thời đại đấy, đồng thời cho người đọc thấy được sắc màu đa dạng của phong tục văn hóa Khi đi sâu vào tìm hiểu hai tác phẩm, người viết nhận thấy ý nghĩa uan trọng khác của biểu tượng trong bức tranh thế giới, đó là vai trò trung tâm của các biểu tượng trong việc thể hiện bức tranh thế giới mà tác giả muốn dựng nên Bên cạnh đó, biểu tượng còn có giá trị như một mạch ngầm liên kết các sự kiện, biến cố trong tác phẩm Chính vì vậy, d đọc tác phẩm ta thấy có những điều tưởng chừng như vô lý, không logic, không liên uan đến nội dung nhưng d ng biểu tượng để soi sáng các chi tiết thì có thể sâu chuỗi lại và hiểu được nội dung bao tr m mà tác giả muốn gửi gắm

Điểm chung ở hai tác phẩm này là đã dựng nên được bức tranh thế giới mà ở đó tồn tại sự bất tín trong cộng đồng, sự bất tín với những lịch sử đã có yếu tố sắp đ t của bàn tay con người Bắt nguồn từ bức tranh đó, nhân vật bước vào cuộc hành trình tìm lại các giá trị đích thực của con người, của lịch sử, của văn hóa dân tộc

2.4.1 Biểu tượng núi trong “Linh sơn”

Trong “Linh sơn”, bức tranh thế giới được xây dựng rất đa dạng phong phú Tác giả đã thực hiện cuộc hành trình theo dòng Trường Giang dài đến 15000km – một trong những dòng sông vĩ đại nhất thế giới, nơi gắn liền với

sự phát tích của văn hóa Trung Hoa cổ đại Hai bên dòng Trường Giang là cuộc sống phong phú của người dân các dân tộc và c ng với đó là nét văn hóa phong tục đ c sắc Lịch sử, văn hóa của Trung Hoa nói chung và của dòng Trường Giang nói riêng gắn liền với các truyền thuyết, câu chuyện mang đậm màu sắc huyền thoại, kì ảo Do đó, lịch sử bị phủ bóng bởi cái nhìn chủ uan của màu sắc huyền thoại Chính vì thế, có thể nói, hành trình tìm đến Linh sơn là cuộc hành trình việt dã của nhân vật và c ng có thể nói đây là cuộc hành trình tìm về giá trị chân thực, xác tín nhất của lịch sử Bức tranh thế giới được mở ra với nhiều chiều kích về cả thời gian và không gian, vì vậy mà người đọc đôi lúc cảm thấy nội dung dường như không thống nhất, khó nắm bắt được tác phẩm Nhưng nếu d ng biểu tượng Núi làm trung tâm, người đọc sẽ có thể nhìn nhận các sự kiện, biến cố trong tiểu thuyết rõ ràng và nhất uán hơn Biểu tượng Núi không phải là điều mới mẻ trong văn chương, nhưng Cao Hành Kiện đã d ng ngòi bút của mình để mang lại những ý nghĩa mới mẻ cho biểu tượng này

Văn hóa phương Tây thiên nhiều về biển cả, còn văn hóa phương Đông thì hướng về núi rừng Với đ c điểm là cao, gắn với sự âm u, bí ẩn của các khu rừng, là điểm gần với bầu trời, nên núi tham gia vào hệ thống biểu tượng của cái siêu tại, siêu phàm, là biểu tượng hiển linh trong không gian và thường gắn với các sự tích thần hiện Núi là nơi trời đất g p nhau, là nơi cao nhất con người có thể chạm đến bầu trời, vì vậy, con người coi đây là nơi để g p gỡ thần thánh, nơi kì vọng có thể làm nên những điều kì diệu, nơi con người có thể thoát tục Chẳng hạn, văn hóa Ấn Độ coi núi rừng là thánh đường h ng vĩ, đó là không gian sống chủ yếu của con người, là nơi thử thách tinh thần và ý chí, trong bộ sử thi Ramayana nổi tiếng, núi rừng được chọn là không gian chủ đạo Trong văn hóa Nhật Bản, núi là nơi ở của thần và uỷ, là

Một phần của tài liệu Linh sơn (cao hành kiện) và sông (nguyễn ngọc tư) từ cái nhìn so sánh(LV1187) (Trang 52)