1 Không gian văn hóa dân gian trong tiểu thuyết “Linh sơn”

Một phần của tài liệu Linh sơn (cao hành kiện) và sông (nguyễn ngọc tư) từ cái nhìn so sánh(LV1187) (Trang 38)

2.2.1.1 Không gian của những huyền thoại, chuyện dân gian

Phương thức huyền thoại được Cao Hành Kiện sử dụng trong tác phẩm

Linh sơn đã giúp nhà văn nắm bắt được các chiều kích khác nhau của hiện

thực, hướng người đọc tới những giá trị văn hóa lâu bền của dân tộc… Màn sương của những huyền thoại, những câu chuyện dân gian bao tr m lên 81 chương của tiểu thuyết “Linh sơn” tạo nên sự hư ảo cho tác phẩm Không

gian của những huyền thoại, lịch sử được mở rộng đa chiều kích trong thế mâu thuẫn đối lập với những vấn đề, với nhu cầu nhận thức lại những giá trị lịch sử Có thể nói, với “Linh sơn”, Cao Hành Kiện đã làm một cuộc lộn

ngược dòng lịch sử để tìm về lại với những giá trị đích thực của các huyền thoại, của nền văn hóa Rất nhiều nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử đã tồn tại

hàng nghìn năm trong lớp trầm tích văn hóa Trung Hoa đã được đề cập đến và được nhìn nhận lại dưới con mắt đa chiều, đó là câu chuyện về Nhị Lão Gia, Đại Tư Mã, Chu Hoa Bà, Thạch Lão Gia, Hồng Hài Nhi, Phục Hy, Viên Hoàng Đế, Nữ Oa, Lý Tam, Đại V …

Trong thần thoại Trung Quốc, Đại V được xem là người có công trong việc trị thủy ở dòng Hoàng Hà Ông đã d ng thần lực của mình đào núi Long Môn, để tạo thành hai cửa cho sông Hoàng Hà có thể chảy xuôi Người đời sau nhận định ông là con người hết lòng vì dân vì nước Trên con đường trị thủy, Đại V đã để lại dấu chân của mình ở khắp nơi, đi đến đâu ông c ng thể hiện một thái độ tôn trọng đối với các phong tục bản địa Biết được công lao to lớn ấy, vua Thuấn đã nhường ngôi lại cho Đại V và sau khi lên ngôi, Đại V đã làm nhiều việc có ích cho đất nước Nhưng trong “Linh sơn”, Cao

Hành Kiện lại nhắc đến Đại V trên với những m t hoàn toàn khác Ở đây, Đại V được nhìn dưới góc độ lịch sử là “vị hoàng đế đầu tiên của một triều

đại đầu tiên trong lịch sử có thể tra khảo được”. Nhân vật “mi” đã có cách

nhìn nhận riêng về cách thống trị của Đại V đối với người dân Bách Việt, những lời “quát mắng, lệnh cho tả hữu chém đầu” khác hẳn vẻ m t hiền từ

được khắc trên bức tượng của ông “Mi” đã bộc lộ r ng “công lao trị thủy của

ông thường nói là việc khai thông sông Hoàng Hà, mi cũng hoài nghi” và cho rằng “ông Vũ này, dưới con mắt của vợ ông là một con gấu, dưới con mắt trăm họ, truyền miệng nhau là vị thần, dưới ngòi bút của sử gia, ông là một đế vương, người viết tiểu thuyết thì có thể viết ông thành con người đầu tiên bóp chết người khác chỉ để thực hiện ý chí của mình. Còn cái truyền thuyết hồng thủy mà ông trị thì như một người nước ngoài gợi ý, đó là sự hồi tưởng đến vỡ nước ối mà thôi”.

Về nhân vật Phục Hy, “mi” cho r ng “ngày nay có học giả nghiên cứu

người Di còn luận chứng rằng Phục Hy thủy tổ của người Hán cũng có nguồn gốc tô tem con hổ của người Di”. C ng có một giả thiết nữa mà nhân vật

phụ nữ, người phụ nữ tạo ra trí tuệ cho đàn ông được gọi chung là Nữ Oa. Nữ Oa, người phụ nữ có tên đầu tiên và Phục Hy, người đàn ông đầu tiên có tên, kì thực lại là ý thức tập hợp đàn ông và đàn bà”. Rồi lần theo những hình

ảnh về thần thoại được khắc trên gạch thời Hán, “mi” đã có cái nhìn đầy táo bạo “hình mình rắn đầu người của Phục Hy và Nữ Oa xuất phát từ xung đột

giới tính của con người thời nguyên thủy, từ con vật biến thành linh quái, rồi bay lên thành thần thủy tổ, chỉ là sự hóa thân của bản năng dục vọng và cầu sinh”, “Nữ Oa khi tạo ra cả sự đau khổ của nó. Con người do ruột gan Nữ Oa biến thành, được sinh ra từ máu huyết đàn bà, không bao giờ rửa sạch”.

Việc đưa ra những nhận định táo bạo ấy, thể hiện sự khác lạ với những lí giải về các vị thần vốn có trong thần thoại, đây chính là cách tác giả d ng để giải thiêng các nhân vật thần thánh, là cách để gây hấn với lịch sử Đây là xu hướng chung của đại đa số các nhà văn khi viết về lịch sử nh m dân chủ hóa các thần thoại, truyền thuyết

Từ câu chuyện huyền thoại về một ni sư h ng ngày tự rạch bụng, rửa ruột gan của mình để khuyên nhủ vị uan không thực hiện mưu đồ soán ngôi, tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau Đó có thể là “lời răn về chính

trị”, “một lời khuyên giáo về đạo đức, nhắc nhở người đời đừng ham dâm hiếu sắc” nhưng c ng có thể là một lời khuyên mang tính chất tôn giáo “khuyên người đời quy y cửa Phật”, hay “câu chuyện còn có thể là một triết lí xử thế, dùng để khuyên người quân tử một ngày ba lần tự hỏi mình hoặc cuộc sống là đau khổ hoặc đau khổ là cuộc sống… đều do người kể chuyện cuối cùng giải thích ra sao”. Việc đưa ra một câu chuyện lịch sử và chỉ ra

những cách diễn giải khác nhau là cách nhà văn trình bày các nhìn nhận của mình về lịch sử, về hiện thực và sự độc lập trong suy nghĩ của người đọc trước mỗi câu chuyện Đây c ng là cách hướng người đọc tới sự chủ động trong cách tiếp nhận các tác phẩm lịch sử

Chính vì hướng tới sự chủ động tiếp nhận các giá trị lịch sử từng được coi là vĩnh h ng, nên trong chương 71, Cao Hành Kiện đã đưa ra cách hiểu về

lịch sử mà không một cuốn từ điển nào có: “Ta quan sát kĩ lưỡng chúng, đào

nát óc rồi thình lình thế là ta ngộ ra, ta phát hiện ra rằng người ta có thể diễn giải chúng theo cách sau đây: lịch sử là một bí ẩn

hoặc: lịch sủ chỉ là dối trá

hoặc: lịch sử chỉ là chuyện ba láp hoặc: lịch sử là lời dự báo

hoặc: lịch sử là một quả chua chát

người ta còn có thể nói: lịch sử rắn chắc như sắt hay nữa: lịch sử là một cục bột ngọt ngào

và thậm chí: lịch sử là một tấm khăn liệm

và nếu đi xa hơn nữa: lịch sử là liều thuốc cho đổ mồ hôi và xa nữa, lịch sử giống như thần linh vấp phải tường, thất bại

và cũng theo cách đẩy xa như thế, lịch sử là những vật trang sức cũ kĩ, xinh xẻo

thậm chí, lịch sử là sự thực hiện của lý tính lại thậm chí, lịch sử là kinh nghiệm

cho tới: lịch sử là chuỗi hạt ngọc đứt rời cho cả tới: lịch sử là một chuỗi nhân duyên hoặc: lịch sử là so sánh

…ôi lịch sử, ôi lịch sử, ôi lịch sử, lịch sử

tóm lại, lịch sử có thể hiểu nó như thế nào cũng được, và cái ấy mới thật sự là một phát kiến vĩ đại.”

Trong uan niệm của nhà văn, lịch sử bao hàm tất cả những yếu tố, những phạm tr có nghĩa – không có nghĩa, tinh thần – vật chất, có thể gọi tên – không thể gọi tên, có thể định nghĩa – không thể định nghĩa, hữu hình – vô hình… Tất cả tạo nên chỉnh thể hoàn tất của lịch sử mà con người vốn thường luôn chỉ nhìn nhận phiến diện một phía và loại trừ đi những ý nghĩa khác còn có thể tồn tại

Việc nhà văn đưa ra uan niệm táo bạo của mình về những giá trị lịch sử - những giá trị được coi là vĩnh h ng, là lớp trầm tích cấu tạo nên bề dày văn hiến của một trong những dân tộc có lịch sử lâu đời trên thế giới, có thể gọi đây là một hành động liều lĩnh Bởi lẽ, ở Trung Quốc, theo cả uan điểm về đạo đức, chính trị thì đây là hành động coi thường lịch sử dân tộc, phỉ báng tổ tiên và không thể chấp nhận được Chính tư tưởng này c ng với những uan điểm về lịch sử trong “Linh sơn” và một số sáng tác khác đã khiến Cao Hành Kiện phải “đào vong”, xa rời uê hương, Tổ uốc Đó là hệ lụy từ những tư tưởng của Cao mà giới chức Trung Quốc cho r ng là phản động Tuy nhiên, đứng trên góc độ triết học để nhìn nhận vấn đề này một cách công tâm hơn thì có thể thấy, mọi uan điểm về thế giới chỉ mang tính chất tương đối Bởi lẽ, thế giới là vô biên, tất cả những gì con người nhận thức về thế giới c ng chỉ là cách nhìn nhận chủ uan Trong khi thế giới là phạm tr khách uan thì con người lại d ng cái nhìn chủ uan để nhận định Đ c biệt, thế giới của những huyền thoại, của lịch sử vốn do con người tạo ra và được coi là bất biến thì nay được nhận thức lại một cách toàn diện hơn, phong phú hơn Như vậy, b ng cách đưa ra nhiều uan niệm mở, Cao Hành Kiện đã kiến tạo nên không gian đa chiều kích của lịch sử, mở ra nhiều cánh cửa để độc giả đi đến với những câu chuyện, những huyền thoại lịch sử, từ đó mỗi người tự tìm ra chân lý đích thực cho riêng mình.

2.2.1.2 Không gian phong tục

Trong “Linh sơn”, không gian văn hóa phong tục được đề cập rất đa dạng với những nghi thức cúng lễ đ c trưng của người Trung Quốc, chẳng hạn như: phong tục hôn nhân, nghi thức khâm liệm, ma chay cho người đã mất ở một số địa phương, cách ăn ở sinh hoạt của người dân tộc…

Ở chương 20, tác giả đã miêu tả lại lối sống, phong tục văn hóa của con người thuộc tộc Di Người dân tộc Di có cách ăn m c rất đ c trưng là “đầu

quấn khăn”, họ sống với tín ngưỡng thờ cúng vật tổ - tín ngưỡng tô tem thờ

chỉ đỏ” của những đứa trẻ dân tộc Di Xã hội trong tộc Di có sự phân cấp rất

ch t chẽ về đẳng cấp: “nếu một nô lệ Di trắng có quan hệ tình dục với một phụ nữ quý tộc Di đen thì đứa con trai bị kết tội tử hình và người con gái bị bức tử”, hôn nhân của người Di c ng chịu sự định đoạt của gia đình và bộ tộc “trai trẻ muốn yêu nhau tự do thì phải đi ẩn trong núi để gặp được nhau. Nếu bị phát hiện, chúng sẽ bị bắt và thời xưa còn bị gia đình giết chết” Phong tục

ma chay của họ c ng rất độc đáo “ngôi nhà táng của hồn người chết” được “đặt trên quan tài, nó làm bằng tre đan bồi giấy màu. Một bức tường bằng các cành cây đan nhau vây quanh nó. Nơi làm tang lễ, những đống củi cao đang cháy. Người thân của người chết ngồi vòng tròn quanh một trong những đống lửa đó; các ngọn lửa bốc lên mỗi lúc một cao hơn trong khi vang lên trong đêm tối tiếng niệm kinh thờ cúng; đám đông chạy, nhảy, đánh trống chiêng, nổ súng. Con người đến với thế giới trong tiếng khóc tiếng kêu rồi lìa bỏ thế giới trong tiếng huyên náo, xem ra là phù hợp với bản tính người”.

Những phong tục này tuy có phần rườm rà phức tạp, nhưng đã thể hiện được những nét đ c sắc trong văn hóa của người dân tộc Di, đồng thời c ng phản ánh thế giới uan của họ

Đó còn là tục ăn Tết linh đình của một ngôi làng được nhà văn miêu tả ở chương 38 “Cả ba làng ăn Tết nguyên đán, một nhát giết chín con lợn, ba

con bò, mở mười vò rượu lâu năm”, và những bàn ăn với biết bao “món ăn đẹp đẽ trước mắt họ, tiết canh lợn đen, đậu phụ trắng, ớt ngọt đỏ, đậu lông xanh, đùi lợn muối với xì dầu, sườn hấp, thịt lợn béo luộc, rượu uống bằng những cái bát to tướng”. Người dân bản địa nơi đây còn có tục thờ cúng rất

đ c trưng “người mài dao, người lau chùi vũ khí. Bố mẹ già mỗi gia đình thắp

đèn lồng lên, đào một cái hố ở bên cạnh mộ tổ. Đàn bà ở lại giữ nhà, họ cắt những phướn giấy sẽ được mang đến đầu các nấm mồ với những cái kéo họ đã dùng để sửa tóc ngày cưới và cắt rốn ngày họ đẻ con” Hình ảnh chiếc kéo

xuất hiện trong ngày cưới, ngày sinh nở, ngày diễn ra đám tang thể hiện những dấu mốc uan trọng trong cuộc đời của mỗi con người

Cao Hành Kiện đã trình bày rất rõ ràng nghi lễ cúng tổ tiên của tộc Mèo trong chương 41 với nhân vật ông thầy cúng dù “ông chết trước khi ta tới đây

hai năm” Nhân vật này được miêu tả là “thầy tu cuối cùng còn sông trong khoảng một trăm làng dân tộc Mèo thiểu số quanh vùng” bởi lẽ tục cúng tổ

tiên bây giờ không còn được tổ chức linh đình nhiều như xưa Theo ông, bây giờ “người ta lễ tổ tiên y như đón giao thừa: ngày một đơn giản. Đời này đến

đời kia, con người suy vi đi không thể nào chữa được” Ông cho r ng việc thờ

cúng tổ tiên c ng là việc cầu phúc, cầu an đến cho mình và ông “sống thọ đến

ngần này là nhờ ông chăm chỉ thờ phụng cúng lễ: các vong hồn không dám vô cớ đến nhiễu ám ông”. Lễ cúng tổ tiên c ng thể hiện cách con người ta coi

trọng, tưởng nhớ đến tổ tiên Ngày xưa, khi ông làm lễ cúng tổ tiên, “hai mươi

bốn người chịu ông sai bảo. Hai người báo tin, hai chủ sự, hai người mang đồ thờ, hai người phụ lễ, hai người mang đao, hai người dâng rượu, hai người hầu món ăn, hai cô long nữ, hai người truyền lệnh, những người nắm cơm, linh đình không kể siết, ít nhất ba trâu, nhiều nhất chín trâu”, và để cảm ơn công ông đã cúng bái giúp thì “người chủ xin ông làm lễ phải nộp cho ông bảy lần gạo nếp: lần đầu bảy vò để ông vào núi chặt cây trống. Lần thứ hai tám vò để ông mang các trống vào hang. Lần thứ ba, chín vò để mang trống về làng. Lần thứ tư, mười vò để buộc trống vào nhau. Lần thứ năm, mười một vò để giết trâu và cúng nó cho các trống. Lần thứ sáu, mười hai vò để nhảy trống. Lần thứ bảy, mười ba vò để đưa trống đi”. Nhưng “than ôi, những ngày tươi sáng ấy đã hết thật rồi”, giờ đây thì mọi thứ đã được đơn giản hóa đến mức tối

thiểu,ông thầy cúng “bày lên bàn nhiều bát đựng đầy rượu trắng, đậu phụ, bánh ngọt Tân Niên bằng gạo nếp và lòng trâu hàng xóm biếu … một bó lúa, phía trước ông chất một đống than củi”. Câu chuyện về người thầy cúng đã

phần nào cho thấy có những phong tục văn hóa đang dần mất đi, điều đó là tốt hay xấu thì còn t y vào cách nghĩ của từng người

Trên đây là một vài dẫn chứng tiêu biểu và rõ ràng nhất cho các phong tục văn hóa được miêu tả trong “Linh sơn”, ngoài ra còn có các phong tục

khác được nhắc đến ở một số chương Sự xuất hiện của các phong tục của các dân tộc trong tác phẩm đã phản ánh nền văn hóa phong phú, đa dạng của đất nước Trung Quốc Những phong tục đó có cái hay có cái chưa hay, cái còn cái mất, nhưng tựu chung lại có thể nói r ng phong tục là điều không thể thiếu đối với bất cứ dân tộc nào Với “Linh sơn”, các phong tục đã làm cho màu

sắc kì ảo trong tác phẩm thêm đậm nét hơn, và phần nào khiến cho cuộc hành trình của nhân vật trở nên thú vị hơn

Một phần của tài liệu Linh sơn (cao hành kiện) và sông (nguyễn ngọc tư) từ cái nhìn so sánh(LV1187) (Trang 38)