Hai tác giả Cao Hành Kiện và Nguyễn Ngọc Tư đều đã tạo nên trong tác phẩm của mình không gian mờ ảo mang tính biểu tượng, đó là ngọn Linh sơn, là con sông Di Trên thực tế, hai địa danh nay không có thật, nhưng lại được coi như nguồn cảm hừng cho bản thân tác giả và là mục đích cho cuộc hành trình của nhân vật Đọc tác phẩm, ta có thể thấy Linh sơn và sông Di được hiểu là nguồn cội của một dân tộc, là gốc rễ của văn hóa, là nơi tồn tại của bản ngã tự nhiên, hoang dã ở con người Ở nơi đó, con người có thể nhỏ nhoi giữa tự nhiên, giữa núi rừng, sông nước nhưng lại không gợi nên nỗi sợ hãi, nếu có thì chỉ là nỗi cô đơn vốn luôn thường trực trong con người
Tuy nhiên, độc giả c ng có thể thấy Linh sơn và sông Di c ng rất uen thuộc Linh sơn ở đâu không ai rõ, Linh sơn như thế nào, không ai biết, nhưng để đến được ngọn Linh sơn, Cao Hành Kiện đã phải trải ua cuộc hành trình dài hơn một vạn cây số dọc theo con sông Trường Giang – một trong những con sông lớn nhất thế giới, con sông gắn liền với sự phát tích của nền văn minh Trung Hoa Đọc “Sông”, bất cứ người con nào của v ng sông nước
Nam bộ c ng đều thấy thấp thoáng hình ảnh con sông nơi uê nhà của mình Sông Di không phải là dòng sông có thật nhưng lại được tạo nên từ những con sông có thật Nói cách khác, Nguyễn Ngọc Tư đã d ng con mắt, tâm hồn, tình yêu của mình đối với sông nước, con người Nam bộ để tạo nên dòng Di, khiến cho nó tuy mờ ảo nhưng lại thân thuộc Ở cả hai tác phẩm, không gian thực - ảo đan xen với nhau, điều này nh m làm tăng các chiều kích cho không gian (như ở “Linh sơn”) ho c tạo cảm giác thật mà lại không phải là thật
(như ở “Sông’’).
Đó là sự đan xen giữa thế giới thực tại và thế giới của những điều mộng mị, ma uái Thực và ảo trong “Linh sơn” không tách biệt rõ ràng, mà hòa
lẫn, tr ng lấp lên nhau Người đọc có lúc thấy mịt m nhưng rồi lại bắt g p được tín hiệu của sự rõ ràng, và ngược lại, có lúc thấy nhân vật đang đi trên con đường của cõi thực nhưng rồi lại bị cuốn vào cõi hư ảo từ lúc nào không hay Ở chương đầu tiên, ngay từ khi bắt đầu cuộc hành trình, bản thân nhân vật “mi” không xác định điểm đến cụ thể và c ng “không biết rõ tại sao mi lại đến đây”. Địa danh Linh sơn c ng chỉ là “tình cờ trên xe lửa đã nghe thấy một người nào đó nói đến” Chính nhân vật “mi” c ng khẳng định “đã đi từ bắc chí nam, khắp Trung Quốc, đã đến nhiều núi non nổi tiếng vậy mà mi chưa giờ nghe nói tới cái chỗ này” Theo như lời chú thích của người đồng
hành với nhân vật “mi” trên chuyến xe lửa thì Linh sơn ở đầu nguồn sông Vưu, và d không rõ con sông Vưu ở đâu thì nhân vật “mi” c ng bắt đầu cuộc hành trình của mình Đó là cuộc hành trình có nơi đến nhưng lại là một địa danh không rõ ràng, có điểm bắt đầu nhưng lại mờ ảo nơi kết thúc Bản thân nhân vật “mi” c ng có đôi chút hoài nghi về cuộc hành trình này bởi những gì nhân vật đồng hành trên chuyến tàu nói thì “chẳng cái gì chứng tỏ hắn nói thật” Thế nhưng, chính “mi” c ng tự khẳng định lại “dĩ nhiên người ta dễ dàng tìm thấy những địa điểm có tên Linh Đài, Linh Khâu, Linh Nham và thậm chí cả Linh Sơn nếu lật giở tập bản đồ Trung Quốc”, đó là nơi “đức Phật đã giáo hóa cho đấng sư tổ thứ nhất chí tôn Ma ha ca diếp” Từ đây, địa
danh Linh Sơn hiện ra rõ ràng hơn khi đã có điểm bắt đầu với một thị trấn nhỏ có tên Ô Y, và tưởng như Ô Y đã xuất hiện rất rõ ràng nhưng rồi trong danh sách các ga đến ở trạm xe lửa d có tên của nhiều địa danh như “Trương Xá,
Sa Phố, Thủy nê xưởng, Lò cũ, Ngựa vàng, Đại niên, Chướng thủy, Long loan, Đào hoa vực…” thì cũng “chẳng nơi nào ứng với cái nơi mi kiếm”. Khi
độc giả còn đang hoang mang không rõ rốt cuộc Ô Y có thật hay không, thì nhà văn lại đưa đến chi tiết “Ô Y lại chính là ở tận cùng tuyến đường”. Để
“mi” còn đưa ra b ng chứng lịch sử về một cây cầu với chú thích được ghi rất rõ ràng “Cầu Vĩnh Ninh, xây dựng năm thứ ba thời đại Khai Nguyên nhà Tống, trùng tu năm 1962. Đặt bảng năm 1983” và còn khẳng định đó là “dấu hiệu thông báo ngành du lịch đã tới”. Ngay ở chương đầu tiên của cuốn tiểu
thuyết, yếu tố thực tại và hư ảo đã được tác giả sắp đ t, đan xen nhau với mật độ dày đ c, tạo cho người đọc cảm giác hồ nghi, hoang mang nhưng đồng thời c ng khơi gợi trí tò mò ở họ
Ở những chương sau, sự đan xen thực - ảo vẫn được tiếp tục với các mức độ khác nhau Trong chương 3, thị trấn nhỏ Ô Y được miêu tả cụ thể hơn với những vệt bánh xe h n in nơi con phố, những uán hàng tấp nập, thanh âm “cót két của các trục bánh làm bắng gỗ táo bôi trơn bằng dầu đậu nành”, tiếng “huyên náo của tiếng cười, tiếng gọi của những người buôn bán khoe sản phẩm và các khách hàng mặc cả, những tiếng chuông đầy sức sống”, rồi
cả m i hương của “rau dưa muối, của lòng lợn, của da mới thuộc, của dầu khuynh diệp, cua rơm rạ, của vôi”. Sự cụ thể đó đã gợi lên trong nhân vật
“mi” những liên tưởng về khung cảnh, kí ức gắn với tuổi thơ yên ả
Chương 25 của tiểu thuyết được là chương đậm đ c tính mộng mị nhất của tiểu thuyết với hành trình của nhân vật “ mi” và “nàng” đi tìm Linh Nham.
“Trong ánh sáng vàng da cam của buổi sáng, các màu sắc của núi non thuần khiết tươi tắn, không khí trong lành, quang quẻ” nên kể cả khi nhân vật “mi”
có người đồng hành thì “mi không biết nàng có phải là cô gái mi đã mê thấy đêm qua không, mi không phân biệt được cô gái nào thực tại hơn trong hai cô” Chiều kích của không gian dường như được đẩy rộng ra hết mức có thể
với “tầng tầng ruộng bậc thang tiếp nhau” và cả chiều sâu của thời gian với các vết tích xưa cũ “mảnh vỡ của sư tử đá, trống đá nằm rải rác”.
Sự đan xen của không gian xác định – không gian phi xác định tạo nên kích thước huyền thoại cho không gian hiện thực C ng một không gian đó, nhưng nhân vật cảm nhận được hai chiều kích khác nhau: chiều kích của hiện thực và chiều kích của huyền thoại, của lịch sử Chẳng hạn, trong chương 25,
khi nhân vật “mi” và “nàng” đi đến bình nguyên, nơi khung cảnh kéo dài như vô tận, với thực tại là cảnh vật hoang tàn, đổ nát “cánh cổng đá được dựng lên từ ngày xưa”, “mảnh vỡ của con sư tử đá”, thì nhân vật đã có những suy
nghĩ về uá khứ của khung cảnh này, và thậm chí là hai dạng uá khứ của khung cảnh này Nếu “nàng” ngỡ r ng sự tan hoang này là do uân gi c Thái Bình Thiên uốc đốt phá, thì nhân vật “mi” lại lí giải r ng đó là nhà của một viên uan lớn dính vào án tham nh ng nên cả họ bị chu di Tuy nhiên, chính nhân vật c ng tạo ra mối nghi khi đưa ra thêm một lí giải khác, r ng đó là dinh cơ của một uan đại thần có công với triều, nhưng thức thời nên đã cáo uan trước khi bị mất đi sự sủng ái của nhà vua
Đó có thể là không gian rừng nguyên thủy mà nhân vật “mi” bị lạc vào và không gian đầm lầy – nơi đã giam cầm nhân vật “mi” Rừng nguyên thủy theo địa lý là một không gian xác thực với những ranh giới xác định cụ thể và được nhắc đến ở chương 10 với ý nghĩa xác định đó Nhưng đến chương 66, khu rừng này xuất hiện nhưng với một màu sắc khác, tuy nhiên vẫn có những điểm đồng nhất với khu rừng – khoảng không gian xác định ở chương 10 Đó là sự kiện nhân vật lạc lối trong rừng nguyên thủy, là chi tiết nhân vật ngồi dưới gốc cây đã chết… Tuy nhiên đến chương 66, rừng nguyên thủy được nhắc đến hoàn toàn là không gian phi xác thực, không gian ảo đầy huyền bí, là con đường dẫn đến cõi âm phủ, nơi có dòng sông uên “nước không giới hạn, không sâu nhưng trải ra vô tận”. Không gian này còn được nối với một không
gian khác – không gian sống của Thạch lão gia (vị thần trong truyền thuyết của dân tộc Khương) Đây là nơi mà mọi sự kết nối với cõi trần thế đều bị cắt đứt Sự kết nối giữa các mảng không gian cho thấy nó chính là sản phẩm của những nỗi cô đơn trong tâm hồn của tác giả Đồng thời cho thấy, hành trình mà nhân vật thực hiện là hành trình đi từ sự lạc lối ở thực tại đến sự lạc lối trong tâm tưởng, và d cố gắng tìm cho mình lối thoát nhưng đều không thể Nhân vật lâm vào trạng thái bế tắc, rơi vào vòng xoáy của sự cô đơn
Chương 18, nhân vật “ta” rơi vào tình huống bị sa xuống đầm lầy với cảm nhận “Ta tê cứng. Không tiếng dế rúc, không tiếng ếch nhái kêu. Rút cục có thể
đây chính là cái im lìm nguyên thủy trụi hết ý nghĩa mà ta nắm bắt được chăng?” Đến chương 19, tình huống này vẫn được tiếp tục, nhưng đã thay đổi
về ngôi xưng từ “ta” sang “mi”, vì vậy, không gian c ng đã thay đổi từ xác định sang phi xác định Không gian trở nên hư ảo với “một màn tối dầy sâu dìm ngập
cái bề mặt hỗn độn sơ khai, trời và đất, cây cối và núi đá hòa lẫn, con đường không thể nhìn thấy, mi chỉ có thể ở nguyên tại chỗ không thể rút chân ra,… chính là cái màn tối trong đó chẳng có trên có dưới, chẳng có trái có phải, chẳng có xa có gần, chẳng một trật tự nào nhất định nào, mi hòa trộn hoàn toàn vào trong cái hỗn mang ấy, mi chỉ biết thân hình mi có một đường viền nhưng ngay cả đường viền ấy cũng đang nhạt nhòa đi trong tâm tưởng của mi, một ánh sáng dâng lên trong mi, như đốm lửa cô đơn của một ngọn nến trong màn tăm tối, lửa đó tỏa ra ánh sáng nhưng không mang nhiệt, một ánh sáng băng giá đang đầy tràn cơ thể mi, trào ra khỏi đường viền cơ thể, những đường viền mà mi bảo tồn trong tâm tưởng” Một đoạn văn dài nhưng nhà văn chỉ d ng dấu
phẩy để ngắt nhỏ, gợi lên cảm giác nhỏ nhoi, bơ vơ, cô độc
Hai cõi thực và ảo trong tác phẩm của Cao Hành Kiện hòa lẫn với nhau, dần đưa người đọc vào cõi của mê cung tâm tưởng, hết vòng này đến vòng khác Điều đó không chỉ thể hiện tâm trạng cô đơn, lạc lõng của nhân vật, và một phần nào đó của chính tác giả, mà còn có tác dụng khiến độc giả hoang mang, đồng thời có cả sự tò mò, muốn đi đến tận c ng tác phẩm để kiếm tìm Linh Sơn
2.1.2 Mô hình thế giới thực - ảo trong “Sông”
Nhà xuất bản Trẻ đã nhận xét về tác phẩm đầu tay này của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “là sự đổi mới toàn diện của chính cô. Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo”. “Sông” c ng kiến tạo thế giới b ng hình thái không gian thực -
ảo Trước hết, đó là tên gọi rất rõ ràng của những địa danh tưởng chừng là có thật như chợ Ch m, chợ Thương, Hồ Thiên, Túi… với những lễ hội cụ thể
chẳng hạn như hội tắm lu Chợ Ch m là nơi mà con người ta không phân biệt được đâu là âm đâu là dương: “Hồi xưa mua bán ở đó người ta còn thả tiền vào chậu nước, tiền chìm là tiền thật, ấy, là xưa dân mình dùng tiền xu. Nếu không thì mang tiền về nhà chỉ thấy là nắm lá, nắm cỏ. Chẳng nhận biết được ai là người âm người dương”. Khi hai nhân vật Ân và B ng đến chợ Ch m,
trong khi Ân thì làm tình – một hành vi thực – với chị bán hàng bánh rán ở sau đụn rơm nát – địa điểm thực, thì B ng “đã từng gặp ông nội anh ở đó, ngồi rít thuốc lào trông rất là sảng khoái. Gặp anh, ông còn hỏi sao phiên năm ngoái không đi thăm tao. Anh bảo Tết trước con bận. Ông cốc đầu anh đau điếng, điêu quá, mày trốn đi núi chơi với gái. Tao mua đất cho mày dưới này rồi đấy, cất nhà xong vẫn còn thừa mảnh vườn để trồng đào. Chừng mày xuống chắc đào đã cao khỏi đầu. Rồi ông đi, để mình anh ngồi cùng mùi khói thuốc lào luẩn quẩn trong sương” Làn khói ấy là thực hay ảo, bản thân nhân
vật c ng không dám chắc, nhưng có một điều chắc chắn tồn tại, đó là những hình ảnh ấy luôn uẩn uanh trong kí ức của nhân vật
Chợ Thương c ng như chợ Ch m mang màu sắc bàng bạc, mờ ảo Hội tắm lu ở chợ Thương được tổ chức vào r m tháng hai âm lịch của năm chẵn Người ta đi gánh nước sông rồi đổ vào lưng lửng lu rồi từng đôi trèo vào tắm rửa kì cọ cho nhau Hội này là dành cho những người yêu nhau mà không đến được với nhau, những người thích nhau mà không dám nói ra Thế nhưng đây c ng chỉ là những điều mà nhân vật được nghe người ta kể lại Còn khi Ân, Xu và Bối đi tìm chợ Thương thì được đôi vợ chồng uét rác cho biết “Hội đó hả? Kỷ niệm
quốc khánh năm chẵn thì có diễn ở sân bóng – hội thì sao lại diễn, hả trời?”.
Vậy là chợ Thương và hội tắm lu ở chợ Thương biến mất một cách kì là, chỉ còn trong lời kể, đó chính là yếu tố hư ảo mà nhà văn đã tạo dựng nên
Hồ Thiên xuất hiện như một huyền thoại ua lời kể của Bí Đỏ, đó là địa điểm được công nhận một cách rất cụ thể là “100 điểm đến trước khi mất” nhưng lại không rõ là tờ báo danh tiếng nào đã công nhận Địa điểm này c ng có tên trong danh sách có cái tên rất lạ là “100 điểm đến biến mất trước khi
đến” Hành trình của Ân đến với hồ Thiên có thể gọi là cuộc hành trình đến
với chốn thánh địa để mong được gột tẩy những bụi bẩn, ưu phiền chốn nhân gian Con người đến với hồ Thiên bất chấp cái giá lạnh căm buốt của v ng núi cao để ngâm mình, hòa trọn cả bản thể của mình vào dòng nước hòng mong gột hết đi những ưu tư, phiền muộn, để bản thân cảm thấy nhẹ nhàng, trong sạch hơn Những người đến với hồ Thiên đều có một niềm tin được gột rửa mãnh liệt r ng nguồn nước nơi đây sẽ xóa tan mọi nỗi buồn đau Ân c ng muốn chen vào đám người đông “lúc nhúc” kia để được ngụp l n trong nước hồ Thiên, nhưng ngay lúc đó anh lại nhận được tin nhắn níu kéo lại Đồng thời, một ông già đã khuyên Bí Đỏ, Ân và mọi người không nên xuống hồ Thiên mà hãy uay về nơi họ đã xuất phát Tuy vậy, Ân “biết ông đã không về đúng cái nơi mà ông đã ra đi dù ông cũng đã tắm hồ Thiên đúng vào trăng rằm đầy tháng chín năm nào” Hồ Thiên càng trở nên mờ ảo, không rõ ràng
khi mà không ai đảm bảo được sự chính xác của các huyền thoại về nó