2.2.2.1 Không gian của những huyền thoại, câu chuyện dân gian
Không gian huyền thoại trong “Sông” được kiến tạo chủ yếu bởi sự
đan xen giữa các mô tip sự sống – cái chết, mô tip ra đi - ở lại, khả tín – bất khả tín
Về m t địa lý, dòng Di được xác thực là “Sông phát nguyên từ dãy Thượng Sơn, sườn đông bắc của dãy Puvan, xuôi về phương Nam. Đây là dòng sông duy nhất chảy dọc theo đất nước, qua nhiều địa hình phức tạp, độ rộng hẹp cũng thay đổi bất ngờ. trước khi ra biển Tây nó giao cắt với nhiều con sông nổi tiếng khác. Có quãng sông Di chảy song song với Mê Giang dài gần trăm cây số, hai con sông chỉ cách nhau vạt đồng”. Như vậy, ngay từ
việc miêu tả sông Di đã xuất hiện mô tip khả tín – bất khả tín D được miêu tả c n kẽ như vậy, nhưng trên thực tế thì lại không có con sông nào như thế, và d biết là con sông không tồn tại, nhưng ua cách kể của nhà văn, người đọc có chút gì đó muốn tin r ng dòng sông đ c biệt ấy là có thật Con sông Di c ng được khoác lên mình một lớp áo lịch sử “cũng như từng vũng nước, cục
đất trên quốc gia hình chữ S, sông Di đã phải chứng kiến nhiều cuộc binh biến, loạn lạc. Ngựa của Quang Trung hay của Nguyễn Ánh, voi của Bà Trưng hay ông hoàng Bảo Đại, Nguyễn Thị Anh hay Huyền Trân công chúa cũng đều tắm trên con sông này” B ng những chỉ dẫn về địa lý và lịch sử,
Nguyễn Ngọc Tư đã đẩy chiều kích của con sông rộng ra về không gian và dài ra cả về thời gian Một dòng sông mang đầy những dấu tích lịch sử, nhưng
tác giả không khai thác nguồn gốc của lịch sử ấy, mà lại đắm chìm trong nó để rồi đưa ra những hoài nghi về thời thế
Sông Di còn có tên gọi khác là Bất Nghĩa Giang, bởi nó gắn với câu chuyện tranh đoạt uyền thế giữa hai dòng họ lớn luôn làm uan trong các triều đại “Cuộc tranh đoạt quyền hành được xem là tàn khốc nhất năm 111
sau Công nguyên, dẫn đến hai dòng họ ra lệnh ngăn dòng sông Di ở giữa dãy Trường Sơn. Trải dài mười lăm ngọn núi, đập ranh giới của hai họ được xây dựng ở nửa núi thứ tám, đếm từ Đông vào. Cuộc tranh xem như đến từ Bắc vào như Nguyễn muốn hay đếm từ Nam ra như Trương đòi đã làm đập thi công muộn đến ba năm” Ba trăm năm họ Nguyễn gọi tên sông là Bất Nghĩa
bởi nó chảy từ Bắc vào và c ng xuất phát từ câu nói nổi tiếng của Nguyễn Tấn V “nếu có thể chia trời được thì ta đã chia rồi, huống chi là dòng nước
Bất Nghĩa Giang này. Sông cũng chỉ được chọn một họ mà theo” Dẫu vậy,
lịch sử mãi mãi chỉ là lịch sử, tranh đoạt uyền lực là chuyện của con người, còn “sông phải chảy đời của nó chứ”.
C ng tương tự như ở “Linh sơn”, “Sông” c ng phảng phất một nỗi
hoài nghi về lịch sử Lịch sử xác tín hay không xác tín, có giá trị hay không giá trị Khi Ân đi g p ông già được coi là “pho sử” của M Sa để tìm hiểu,
thế nhưng ông ta lại chẳng có câu chuyện nào về lịch sử và c ng chẳng có phong thái của một người giữ sử, ông ta “nhăn nhúm và lần thần, ông ngồi kể
những chuyện không đầu không cuối, lâu lâu dùng ngón tay lùi xùi ngoáy mũi rồi măm măm cứt mũi trên hai chiếc răng còn sót lại sau một cuộc cướp bóc của thời gian” Tất cả những gì được coi là sử nhất của ông chỉ tựu lại ở lời
nhắn nhủ “ráng giữ nước nghen bây. Còn mất không hay” Vậy giá trị lịch sử đích thực là gì hay lịch sử được bắt nguồn từ những điều bình thường hay thậm chí là tầm thường nhất? Câu hỏi này Nguyễn Ngọc Tư dành lại cho độc giả tự trả lời
Nguyễn Ngọc Tư c ng đem vào trong tác phẩm của mình lý tưởng giải thiêng thần thánh, giải thiêng lịch sử Điều này được thể hiện rõ hơn ua câu
chuyện về cây Bi-ia Đó là cái cây “nổi tiếng tám lần bị sét đánh, mỗi lần như
vậy nó lại tách làm hai để lộ một cây nhỏ bên trong”, một cái cây bị trời đánh
nhiều lần mà không chết tất sẽ trở thành điều kì lạ, rồi khi được truyền miệng đi với bao thêu dệt, nó sẽ trở thành điều thần kì Nhưng tác giả đã lí giải nguyên nhân của sự thần kì ấy là bởi “Đất nước này vốn dựa vào thần thánh,
vào anh hùng mà sống rồi bỗng nhiên hai thứ ấy vắng teo. Minh chủ kiệt rồi… Người lớn không còn thần tượng cho mình nữa”. Khi con người ta thiếu
đi niềm tin ở thần thánh, ở tâm linh, khi con người không có nơi để họ trao gửi niềm tin, thì con người sẵn sàng gửi niềm tin vào bất cứ điều gì kì lạ và làm cho họ có niềm tin Điều sâu xa ẩn chứa phía sau hiện tượng này chính là sự bất tín của con người vào thời đại Xã hội ngày nay theo uan điểm của Nguyễn Ngọc Tư là “minh chủ đã kiệt rồi”, mà minh chủ đã không còn thì
những kẻ cầm uyền còn lại chỉ toàn là l người kém cỏi Nhận định này bắt nguồn từ cảm nhận của nhân vật khi nghe vụ “tiến sĩ La Thăng… hay viết những bài gai góc chống chính quyền trên blog cá nhân, đã trở thành anh hùng rồi bâng quơ vào cuộc mất tích giữa tháng Năm vừa rồi. Người ta nghĩ ngay đến một cuộc thủ tiêu đốn mạt nào đó, một cuộc bắt bớ mờ ám”. Đó
chính là sự mất niềm tin vào xã hội vào chế độ cầm uyền, nơi mà tiếng nói dân chủ, tiếng nói bình đẳng chống lại cái xấu không có chỗ đứng
Địa danh Đồng Nàng với loại Ốc Bụt nổi tiếng c ng gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Nhân vật trích dẫn cuốn “Di lưu kí” r ng: “Người ăn Ốc Bụt Đồng Nàng ninh với tuyết tùng trên núi Puvan sẽ thọ thêm vài niên kỷ. Cảnh Thụy năm thứ nhất, hàng ngàn người ở Di giang đã bị nhốt vào chuồng đốt vì đã không tìm được Ốc Bụt vào cung tiến vua. Mùa ấy thượng nguồn rừng bị đốt trụi nên cây mần gai cũng hóa tro, Ốc Bụt theo đó không xuất hiện nữa. Vua nói Ốc Bụt không còn thì yến tiệc cũng chẳng có gì, nên tìm vui vào việc giết dân đen bằng những cực hình tai quái” Còn cuốn “Tương tán ngoại sử”
viết: “Yến tiệc tàn, Đỉnh nói nếu làm vua mà được ăn Ốc Bụt Đồng Nàng thì
mà cư dân hai bên dòng sông c ng từng đánh nhau chí tử, ai c ng đòi Ốc Bụt thuộc về dòng của bên họ Thế nhưng gốc tích của hai cuốn sử này lại làm dấy lên sự bất khả tín, Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ cho ta thấy “Di lưu kí” là cuốn sách “ghi chép phong cảnh sông Di, những biến thiên xảy ra với cư dân dọc
theo con sông này. Vẫn còn tranh cãi về tác giả của cuốn sách, nhiều sử gia nói đó là của một nhà sư nhà Hồ, lại có tư liệu nói đó là của một sử quan nhà Tiền Lê. Sách in mộc bản gồm năm quyển, sơ sẩy bị đốt mất một quyển làm… thuốc hen, vì bà mẹ của một nhà sưu tầm thư tịch cổ nghĩ là bùa. Sau cuộc tẩy rửa văn hóa sách bị đốt thêm một quyển nữa vì bị nhầm là sách mê tín dị đoan” Cả “Tương tàn ngoại sử” c ng có nguồn gốc không rõ ràng: “Thư tịch cổ ghi lại nhưng cuộc huynh đệ tương tàn tranh quyền đoạt lợi từ năm 227 sau Công Nguyên đến năm 1211. Tác giả tự xưng là Sử Nhơn Từ, căn cứ vào giọng điệu nhiều quãng khác nhau nên nghi ngờ là nhiều người chắp bút. Sách viết về những cuộc chém giết sát phạt, những cuộc cốt nhục tương tàn vô nhân của giới quan quyền phong kiến nên bộ sách ba mươi sáu quyển lưu lạc tản mác trong dân gian. Nhà xuất bản Tiếng Dân sưu tầm được bảy quyển và in lần đầu năm 1962” Ngay từ gốc tích của các cuốn sử đã làm dấy lên sự
nghi ngờ, vậy điều gì đảm bảo r ng các sự kiện ghi lại trong đó là lịch sử, nên chăng chỉ coi chúng là dã sử?
Không gian huyền thoại trong “Sông” còn là sự xuất hiện của mô tip sự sống – cái chết Đó là câu chuyện về bức tượng đá nàng Son, tạo hóa đã bất công khi sinh ra một người con gái nhưng lại ban cho cô ta dung nhan xấu xí
“cái môi sứt rộng, hở khoảng lợi đỏ hỏn cùng vài chiếc răng đen xếu xáo”
khiến cho tuổi xuân của cô bị lỡ dở Son tự tử ở một vách núi và người ta phát hiện cô có thai, nhưng lại không tìm được nguyên nhân vì sao cô tìm đến cái chết Chỉ có lời đồn đại r ng đó là nỗ lực của lão Sật – cha của cô gái – để tránh khỏi họa diệt vong cho họ tộc Lời đồn đại trở nên bán tín bán nghi bởi sau đó lão Sật bị câm Lão l ng lẽ đẽo tạc tượng con gái mình b ng đá, rồi d ng máu của mình bôi lên môi tượng đá Bờ môi ấy làm cho trai làng phải
mê mẩn, tương tư tượng đá Màn sương kì bí của cái sống – cái chết, bất tử - diệt vong đã tạo nên sức sống kì bí cho tượng đá nàng Son
Màu sắc huyền ảo c ng tạo nên lớp áo cho câu chuyện về Út Hết - người đầu tiên sáng tạo ra nghề đẽo chi b ng gỗ Son Câu chuyện huyền thoại này gắn với cái chết của chị May – chị gái của Út Hết Chị May giúp việc cho vựa cá, không may bị cụt mất một bàn tay Để trốn tránh trách nhiệm, chủ vựa cá đã đổ oan cho chị May lấy cắp chiếc nhẫn vàng Đã chịu nỗi đau đớn về thể xác, nay lại phải nhận nỗi oan, những tổn thương về tinh thần, chị May đã tìm đến cái chết Thương chị gái phận hẩm hiu, chịu đựng cái chết oan uổng, thân thể lại không được lành l n, Út Hết đã d ng gỗ son để đẽo bàn tay cho chị mình Từ đây, dân cư Tân Quới biết đến nghề đẽo chi b ng gỗ son và sống khấm khá hơn nhờ nghề Vì vậy, Út Hết được tôn làm ông tổ nghề và con dao mác vót Út Hết d ng được coi là vật tổ rất thiêng Xung uanh con người Út Hết có nhiều câu chuyện huyễn ho c được thêu dệt nên, r ng “nếu Út Hết còn
sống, giờ ông đã sáu mươi chín tuổi rồi. Người ta tin rồi ông sẽ về vì mồ mả ông bà còn nguyên đây. Hôm trước nước ngập nền mộ, người ta lấy cốt bà May, thấy trên ngón tay đeo nhẫn có chiếc nhẫn bằng sợi dây đồng. Người ta càng tin rồi ông sẽ về”.
Mô tip ra đi - ở lại gắn với các sự kiện bỏ đi c ng góp phần kiến tạo nên không gian huyền thoại trong “Sông”. Trước tiên, nhân vật chính Ân với cuộc bỏ đi tìm sự lãng uên bởi người tình đi lấy vợ, tìm lại bản thân mình, còn người ở lại là mẹ Ân thì lúc nào c ng cần Ân bởi Ân là người đàn ông duy nhất trong nhà Ra đi - ở lại, chính những cuộc gọi của mẹ, tin nhắn của Tú khiến cho Ân chẳng thể nào nguôi day dứt Rồi đến cuộc ra đi của những người đàn ông – cuộc bỏ đi đầy bí ẩn, để lại những người đàn bà “với những
oán ghét, thủ đoạn, những màn trả đũa vặt vãnh như tơ nhện giăng lên bọn cậu nhùng nhằng” Chồng của Bế - Tường biến mất mà không hề có tin tức
gì, tất cả những gì có được chỉ là lời đồn đoán “số phận Tường lúc đầu còn
gặp một người giống Tường hay ôm gà đá ở chợ Thủ, ai đó nói Tường theo ghe biển làm ngư phủ, mất tích ngoài khơi sau mấy bữa mưa giông. Sau khi không nghe tăm tích, cái tên Tường như chìm trong dải sương mù, mờ dần trên đôi môi hai người đàn bà mòn mỏi”. Đó còn là sự bỏ đi của những người
đàn bà, để lại đứa con c ng nỗi oán hận Th ng bé luôn cho r ng vì bà mẹ đã uống rượu sông Di – thứ rượu tuyệt tình nên đã bỏ con theo nhân tình “chỉ có
rượu sông Di mới làm bà mẹ đem bầu sữa của con mình cho thằng nhân tình uống”. Thứ rượu đ c biệt ấy đã mang một màu sắc huyền thoại khi gắn với
câu chuyện mang mô tip ra đi - ở lại của th ng bé đáng thương ấy Triết lí lúc này được bật ra từ những oán thù “căm ghét nhau cũng là một liệu pháp chống lại nỗi buồn. Sông thì dài quá. Người ta cần một thứ tình cảm mãnh liệt để biết rằng mình còn sống”.
2.2.2.2 Không gian của phong tục văn hóa
Không gian văn hóa phong tục trong “Sông” gắn liền với văn hóa sông nước của người dân Nam bộ Cuộc sống của con người v ng sông nước thường gợi lên cảm giác chênh vênh vất vả, nhưng đó mới chính là uê hương của họ, là nơi họ ăn đời ở kiếp Mọi sinh hoạt của họ đều gắn liền với dòng sông. Trong “Sông”, ta có thể thấy được cuộc sống rất đ c trưng của con
người v ng sông nước, nơi ấy “mẹ chồng nàng dâu sống chung trên một chiếc ghe chở theo đủ thứ trên đời. Ở đây có lu chứa nước, cối xay bột, cần xé và cả vật dụng lí nhí như đá lửa, máy may tay, paracetamol…”.
Không gian đ c trưng ở “Sông” là không gian của chợ với những chợ Yên Hoa, Lê Kiều, Ch m, Khâu Vai… d cho đó có thể là phiên chợ ảo và các lễ hội gắn liền với nước Đó là chợ Khói – chợ rất đ c biệt mà nhà văn đã miêu tả r ng “khách nườm nượp. Hàng hóa chất ngút tận trần nhà. Chúng có
thể là rơm rạ, là gỗ, là lá mục… hay bất cứ thứ gì có thể đốt lấy khới. Có người cầu kì đòi đúng rạ tháng tư để trong ra có mùi cua đồng đặc quánh trước lúc con vật chết vì khô hạn”. Bà già bán khói là người rất có “nghệ thuật” trong nghề Trước đấy bà bán khoai, gánh hàng khoai của bà lúc nào
c ng đông khách, ấy là bởi bà có bí uyết riêng “bà nướng bắp để nguyên vỏ,
lẫn trong đó là trứng nhện hay một con sâu, chúng làm nên một thứ hương vị khác thường. Khoai thì bà không rửa, đát bám quanh nó sau khi qua lửa trở nên nồng nàn hơn là nướng một củ khoai quá sạch” Có thể nói, hương vị
đồng uê là một thứ vô hình rất khó chỉ ra, nói cách khác, nó phụ thuộc vào cảm giác và kí ức của mỗi người Viết về hương vị đồng uê không phải là điều dễ bởi nó phải thỏa mãn được kí ức, vị giác, thính giác, khứu giác của đa số độc giả, trong đó có cả những độc giả khó tính – những người lưu giữ rất kĩ các kí ức về đồng uê Qua các chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ về m i rơm rạ, vị của những thứ khoai bắp, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện mình là một cây bút sinh ra và trưởng thành c ng với đồng uê
Chợ Ch m – một khu chợ ảo nhưng c ng mang những nét gần g i, uen thuộc của chợ Nam bộ Đó là nơi mà “người ta thả tiền vào chậu nước,
tiền chìm là tiền thật, ấy là xưa dân mình dùng tiền xu. Nếu không thì khi mang tiền về nhà chỉ là nắm lá, nắm cỏ. Chẳng nhận biết được ai là người âm ai người dương”. Đan xen với sự mờ ảo là những kí ức ít nhiều gắn với sự