Các biện pháp dạy học quy tắc,phương pháp với chủ đề vectơ

Một phần của tài liệu Vận dụng định hướng đổi mới vào dạy học quy tắc, phương pháp qua chủ đề vectơ (Trang 59)

III. Nguyên nhân

2.4.Các biện pháp dạy học quy tắc,phương pháp với chủ đề vectơ

Để khắc phục thực trạng dạy học quy tắc, phương pháp tôi đưa ra các tình huống dạy học quy tắc, phương pháp một cách cụ thể ở mục 2.3. Khi tổ chức các hoạt động dạy học quy tắc, phương pháp ở chủ đề vectơ. Cần có những lưu ý sau:

Trong quá trình dạy học chủ đề vectơ theo từng bài của chương vectơ. Khi dạy xong một khái niệm, một định lí, một bài, giáo viên phải xem xét kỹ trong bài đó, từ khái niệm, hay định lí đã dạy đó có ẩn tàng trong đó các quy tắc, phương pháp hay không? Rồi tuỳ từng tính chất, mức độ khó dễ của quy

tắc, phương pháp mà giáo viên có cách tổ chức dạy học các quy tắc, phương pháp đó một cách hợp lý.

Đối với những quy tắc: kiểm tra 2 vectơ cùng phương, cùng hướng; quy tắc kiểm tra xem 2 vectơ có bằng nhau hay không; quy tắc dựng vectơ tổng; quy tắc tìm hệ số vectơ; quy tắc chứng minh 3 điểm thẳng hàng…học sinh có thể phát hiện ra các quy tắc, phương pháp đó nếu giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động học tập một cách hợp lý.

Đối với những quy tắc được nêu tường minh trong sách giáo khoa như quy tắc dựng hiệu của hai vectơ, quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành…thì bước phát hiện quy tắc bỏ qua, thay vào đó là giáo viên nêu các quy tắc, phương pháp. Sau đó giáo viên đưa ra các bài tập vận dụng các quy tắc, phương pháp đó để học sinh thấy được ý nghĩa của những quy tắc phương pháp này.

Đối với các quy tắc, phương pháp mà việc giúp học sinh phát hiện ra quy tắc, phương pháp là rất khó hoặc tổ chức các hoạt động để học sinh phát hiện ra quy tắc, phương pháp luôn, rồi đưa ra bài tập vận dụng.

Trường hợp những quy tắc, phương pháp ẩn tàng trong các bài tập mà những bài tập này đặc trưng cho một dạng toán nào đó thì giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập. Sau đó, giáo viên đưa ra các bài tập để học sinh phát hiện và vận dụng quy tắc, phương pháp đó.

Trong mục 2.3, tôi đã đưa ra cách dạy từng quy tắc, phương pháp theo quan điểm hoạt động và theo sự phân bậc mức độ của quy tắc, phương pháp ở trên. Đó là một giải pháp cụ thể. Trong mục 4 này tôi chỉ nêu ra biện pháp tổ chức các tình huống dạy học quy tắc,phương pháp được nêu tường minh hay ẩn tàng ở chủ đề vectơ để học sinh thu thập và phát hiện ra quy tắc,phương pháp.

61

Kết luận

Đổi mới phương pháp dạy học dựa trên quan điểm hoạt động là một bước đi tất yếu nhằm đáp ứng được những yêu cầu mới của đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp là bộ phận quan trọng của đổi mới giáo dục. Cùng với việc đổi mới mục tiêu, phương tiện thì đổi mới phương pháp là cần thiết. Cơ sở của nó là quan điểm hoạt động đã được trình bày ở chương 1.

Trong thực tế ở nhà trường, việc quán triệt định hướng đổi mới này chưa được thực hiện đúng mức, dẫn tới hiệu quả dạy học thấp bởi vì chỉ đổi mới về nội dung dạy học, còn về phương pháp dạy học thì chưa đổi mới kịp.

Trong khoá luận tôi chọn chủ đề vận dụng định hướng đổi mới vào dạy học quy tắc, phương pháp ở chủ đề vectơ bởi lẽ vectơ là nội dung khó tiếp thu đối với học sinh nhưng lại là nền tảng cho các phương pháp như phương pháp véc tơ và phương pháp toạ độ mà học sinh sẽ được học ở những lớp tiếp theo trong nhà trường phổ thông.

Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tôi đã đề xuất được các biện pháp sư phạm cụ thể quán triệt tư tưởng đổi mới trong dạy học quy tắc, phương pháp ở chủ đề vectơ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục nói chung, dạy học môn toán nói riêng.

Năm học 2006-2007 sách giáo khoa lớp 10 đã được thay đổi theo chương trình phân ban và đưa vào sử dụng. Trong sách giáo khoa hình học lớp 10 chủ đề vectơ lại được dạy ngay từ đầu học kỳ 1 nên tôi chưa có cơ hội để kiểm nghiệm thực tế các biện pháp trên. Nhưng trong quá trình nghiên cứu tôi đã thấy được tính khả thi của đề tài này bởi tôi đã đề xuất được các biện pháp sư phạm cụ thể.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quang ánh, Lê Quý Mậu, Phương pháp giải toán hình học 10, NXB Đà Nẵng. 2. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn toán, NXB ĐHSP.

3. Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Đinh Nho Cương, Nguyễn Mạnh Công, Vũ Dượng Thuy, Nguyễn Văn Thường, Phương pháp dạy học môn toán (phần 2: dạy học những nội dung cơ bản), NXBGD.

4. Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuê, Bùi Văn Nghị, Sách giáo

viên hình học nâng cao 10, NXBGD.

5. Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuê, Bùi Văn Nghị, Sách giáo khoa hình học 10, NXBGD.

6. Đỗ Thanh Sơn, Trần Hữu Nam, Phương pháp giải toán hình học 10 theo chủ

đề, NXBGD.

7. Trần Vinh, Thiết kế bài giảng hình học nâng cao (tập 1) lớp 10, NXB

Một phần của tài liệu Vận dụng định hướng đổi mới vào dạy học quy tắc, phương pháp qua chủ đề vectơ (Trang 59)