4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.4.2. Thực hành dinh dƣỡng cho trẻ 5 tuổi
Chúng tôi không tiến hành đánh giá khẩu phần ăn của trẻ, tuy nhiên với mức ăn 15.000đ/ngày/trẻ (cho hai bữa ăn phụ và một bữa chính) hiện tại ở trƣờng mầm non Hoa Hồng, mức giá so với mặt bằng chung với các trƣờng xung quanh thì trƣờng Mầm non Hoa Hồng có nhiều hơn các trƣờng khác là một bữa ăn phụ. Chính vì vậy chúng tôi cũng quan tâm đến khả năng cung cấp thực phẩm của gia đình cho trẻ bởi bên cạnh khả năng cung cấp thực phẩm cho trẻ của các gia đình thì chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ là một quá trình đòi hỏi nhiều công phu, cần phải có kiến thức cơ bản về dinh dƣỡng hợp
31
lý cho trẻ, biết khắc phục những sai lầm để tránh các bệnh dinh dƣỡng ngay từ những năm đầu tiên của trẻ. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các bà mẹ và khảo sát những kiến thức cơ bản về dinh dƣỡng và thực hành dinh dƣỡng cho trẻ em, kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.8. Thực hành dinh dƣỡng cho trẻ 2 - 5 tuổi của các bà mẹ
Kiến thức và thực hành dinh dƣỡng Ý kiến của các bà mẹ % Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến 1. Khẩu phần và chế độ ăn
Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. 70 30 0
Khẩu phần gồm bốn nhóm thực phẩm. 66 0 34
Chú ý tới hợp khẩu vị nhất. 60 30 10
Nhiều chất đạm ( thịt, cá, tôm,..) giúp trẻ chóng lớn, thông minh hơn.
60 30 10
Trẻ có thể ăn quả chín thay rau xanh. 26 60 13
Trẻ thƣờng xuyên ăn vặt sau giờ tan học. 65 35 0
Bữa sáng của trẻ chủ yếu mua ở ngoài (xôi, phở, bún, bánh mỳ, cháo…)
77 23 0
Ăn sữa và các sản phẩm từ sữa ≥ 5 lần/ngày. 89 11 0
Trẻ biếng ăn nên cai sữa sớm để ăn khá hơn. 26 64 10
2.Vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến thức ăn
An toàn vệ sinh thực phẩm của trẻ là số một. 100 0 0
Đã và đang dùng thực phẩm an toàn cho trẻ. 80 20 0
Thƣờng xuyên hầm nhừ thực phẩm lấy nƣớc cho trẻ ăn.
40 50 10
Thƣờng xuyên say nhuyễn thức ăn cho trẻ 60 35 5
32 dƣỡng cho trẻ.
Chế biến thức ăn 1 lần, ăn nhiều bữa. 46 50 4
Kết quả trả lời phỏng vấn có một số điểm đáng chú ý:
- Số lƣợng bà mẹ an tâm rằng nhiều trẻ không thích ăn rau thì có thể ăn thay bằng quả chín chiếm 26%. Tuy nhiên quả chín không phải là thành phần chính của thực đơn, trẻ ăn quả nhƣ một thứ quà hoặc ăn vặt. Nhiều bà mẹ thấy con không chịu ăn rau liền thay thế bằng cách cho ăn nhiều hoa quả. Hoa quả đúng là rất quý, rất có ích cho cơ thể song nếu dùng hoa quả thay rau xanh thì lại không hợp lý. Bởi vì hàm lƣợng vitamin và các chất khoáng trong rau cao hơn trong hoa quả (ví dụ hàm lƣợng caroten, các loại vitamin và chất khoáng trong rau dền cao gấp 2 - 6 lần trong cam, chanh). Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón.
Một số loại rau, nhất là rau gia vị, còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất quý, nhƣ: Hành, cà rốt, tỏi, tía tô... Nhƣ vậy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe.
- Số lƣợng bà mẹ cho rằng trẻ biếng ăn nên cai sữa sớm để ăn khá hơn chiếm 26%. Trên thực tế thì những trẻ này sau khi cai sữa tình trạng SDD càng trở nên nghiêm trọng. Bởi vì sữa mẹ không chỉ là nguồn dƣỡng chất hoàn hảo mà còn chứa những kháng thể giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Do vậy nếu cai sữa quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, tốt nhất nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Các bà mẹ cũng nên chú ý không đƣợc cai sữa cho trẻ khi chƣa cho trẻ ăn bổ sung, khi trẻ bị ốm hay vào những ngày hè nóng bức.
- Số bà mẹ cho rằng trẻ ăn nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm…) sẽ chóng lớn, thông minh chiếm 60%. Tuy nhiên, quan điểm này không chính xác, hoàn toàn ngƣợc lại cho trẻ ăn quá nhiều vƣợt nhu cầu và khả năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ sẽ làm cho trẻ khó tiêu, chán ăn, và quá tải dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ gây thừa cân - béo phì.
- Có 77% bà mẹ cho trẻ ăn đồ ăn sẵn ở ngoài nhƣng điều đó làm ảnh hƣởng đến an toàn thực phẩm và chất dinh dƣỡng làm tăng nguy cơ béo phì và giảm dinh dƣỡng trong thực phẩm.
33
- Khoảng 46% bà mẹ đồng ý với quan điểm chế biến thức ăn một lần để ăn nhiều bữa. Điều này làm giảm chất dinh dƣỡng, vitamin trong thức ăn hơn nữa rất dễ gây bệnh cho trẻ vì vi khuẩn xâm nhập nếu nhƣ bảo quản không an toàn.
- Tất cả các bà mẹ đều nhận thức đƣợc vệ sinh an toàn thục phẩm là quan trọng nhất với trẻ tuy nhiên chỉ có 80% trong số đó cho rằng thức ăn của con mình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hầu hết các bà mẹ đều lo lắng về chất lƣợng thực phẩm dùng cho trẻ khi phải đi mua.
- Thiếu kiến thức cơ bản khi chế biến thức ăn cho trẻ vẫn còn tồn tại ở nhiều bà mẹ: Rất phổ biến hiện tƣợng các bà mẹ chỉ nấu cháo với nƣớc hầm xƣơng, nƣớc hầm thịt, nƣớc rau, họ nghĩ rằng thế là đủ chất, thật ra các chất đạm và các chất dinh dƣỡng nằm trong xác thịt hoặc xác rau. Ngƣợc lại nhiều bà mẹ lại cho tất cả thức ăn của trẻ vào xay, sau đó mới nấu lên. Nguyên khâu chế biến đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dƣỡng, các vi chất dinh dƣỡng có trong thức ăn. Đặc biệt là khi chế biến kỹ quá sẽ làm cho thức ăn không còn giá trị nữa chính vì vậy mà trẻ dễ mắc các bệnh dẫn đến suy dinh dƣỡng.
- Chỉ có 56% bà mẹ trả lời đã từng đƣợc tƣ vấn kiến thức dinh dƣỡng và thƣờng xuyên tìm hiểu về dinh dƣỡng cho trẻ, số còn lại thì thực hiện chế độ dinh dƣỡng cho trẻ theo thói quen và tập quán của địa phƣơng.
- Sữa là một thức ăn phụ rất tốt cho trẻ em ở mọi lứa tuổi vì dễ sử dụng, giá tri dinh dƣỡng cao. Theo khuyến cáo tất cả mọi ngƣời không phân biệt trẻ em hay ngƣời lớn nên dùng khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên hoàn toàn không nên dùng sữa để thay thế bữa chính trong ngày của trẻ.