Kết quả các chỉ số nhân trắc học của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 5 tuổi tại trường mầm non hoa hồng thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 30)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.Kết quả các chỉ số nhân trắc học của nhóm nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng trung bình của trẻ 2 - 5 tuổi theo tuổi và giới tính đƣợc thể hiện qua bảng 3.1, hình 3.1 và hình 3.2.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình của trẻ 2 - 5 tuổi theo tuổi và giới tính

Tuổi Chiều cao đứng (cm) 1- 2 P (X1-X2) Nam (1) Nữ (2) n ± SD Tăng n ± SD Tăng 2 31 85,48±3,71 - 31 84,94±4,41 - 1,54 <0,05 3 31 90,19±3,99 3,71 31 89,77±5,26 4,83 0,42 <0,05 4 31 105,87±4,42 15,68 31 99,26±3,72 9,49 6,61 <0,05 5 31 109,16±5,3 3,29 31 107,23±4,56 7,79 1,93 >0,05 Tổng 12 4 Tăng trung bình/năm 7,56 12 4 7,43

Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, từ 2 đến 5 tuổi, chiều cao của trẻ em tăng liên tục. Cụ thể là chiều cao của trẻ em nam tăng 85,48±3,71 cm lúc 2 tuổi lên 109,16±5,3 cm lúc 5 tuổi. Chiều cao của trẻ em nữ tăng từ 84,94±4,41 cm lúc 2 tuổi lên 107,23±4,56 cm lúc 5 tuổi. Mỗi năm, chiều cao của trẻ em nam tăng trung bình 7,56 cm/năm, chiều cao của trẻ em nữ tăng trung bình 7,43 cm/năm.

Tốc độ tăng chiều cao của trẻ em không đồng đều theo lứa tuổi. Tốc độ tăng chiều cao mạnh nhất ở giai đoạn 3 - 4 tuổi (nam tăng 15,68 cm, nữ tăng 9,49 cm). Tốc độ tăng chiều cao thấp nhất ở trẻ nam là 3,29 cm (4 - 5

21

tuổi) và ở trẻ nữ là 4,83 cm (2 - 3 tuổi). So sánh chiều cao giữa nam với nữ, chúng tôi thấy: Từ 2 - 5 tuổi, trẻ nam có chiều cao lớn hơn nữ. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ thể hiện rõ ở trẻ 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi (P<0,05). Còn ở trẻ 5 tuổi sự khác biệt về chiều cao giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Qua điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy trẻ 4 tuổi có sự phát triển vƣợt bậc so với các lứa tuổi khác. Có thể do kinh tế của các gia đình thu nhập ổn định, tỷ lệ số trẻ đƣợc uống sữa ≥5 trên ngày đạt tỷ lệ 89%, do hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn chỉnh…, nên hấp thu tốt hơn so với 2 lứa tuổi trƣớc. Điều đó cho thấy điều kiện kinh tế và sự hấp thụ tốt quyết định 1 phần đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

86.48 90.19 105.87 109.16 84.94 89.77 99.26 107.23 0 20 40 60 80 100 120 2 3 4 5 chiều cao (cm) Tuổi Nam Nữ

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện chiều cao của trẻ em từ 2 - 5 tuổi và theo giới tính

22 3.71 15.68 3.92 4.83 9.49 7.97 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2 3 4 5 Mức tăng (cm) Tuổi Nam Nữ

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mức tăng chiều cao của trẻ em từ 2 - 5 tuổi và theo giới tính

3.2.2. Cân nặng trung bình của trẻ em từ 2 - 5 tuổi

Kết quả nghiên cứu cân nặng của trẻ 2 - 5 tuổi theo tuổi và giới tính đƣợc thể hiện qua bảng 3.2, hình 3.3 và hình.3.4

23

Bảng 3.2. Cân nặng của trẻ em 2 - 5 tuổi theo tuổi và giới tính

Tuổi Cân nặng trung bình (kg) 1 - 2 P (1-2) Nam (1) Nữ (2) n ±SD Tăng n ±SD Tăng 2 31 15,05±1,7 - 11,32±1,43 - 0,73 <0,05 3 31 13,97±1,72 1,92 31 12,45±1,42 1,13 1,52 >0,05 4 31 18,42±2,86 4,45 31 15,12±1,78 2,67 3,3 >0,05 5 31 18,99±3,22 1,47 31 18,04±2,66 2,92 0,85 <0,05 Tổng 124 Tăng trung bình/năm 2,61 124 2,24

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, từ 2 đến 5 tuổi, cân nặng của trẻ em tăng dần. Cụ thể là cân nặng của trẻ em nam tăng 15,05±1,7 kg lúc 2 tuổi lên 18,99±3,22 kg lúc 5 tuổi. Cân nặng của trẻ em nữ tăng từ 11,32±1,43 kg lúc 2 tuổi lên 18,04±2,66 kg lúc 5 tuổi, mỗi năm cân nặng của trẻ em nam tăng trung bình 2,61 kg/năm. Cân nặng của trẻ em nữ tăng trung bình 2,24 kg/năm.

Tốc độ tăng cân của trẻ em nam không đồng đều theo lứa tuổi. Tốc độ tăng mạnh nhất ở giai đoạn 3 đến 4 tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 4 đến 5 tuổi. Điều này có thể giải thích là do: ở giai đoạn 3 đến 4 tuổi, chiều cao của trẻ em nam tăng vọt lên dẫn đến cân nặng cũng tăng theo.

Tốc độ tăng cân của trẻ em nữ tăng dần theo tuổi, từ 1,13 kg (ở giai đoạn 2 - 3 tuổi) đến 2,92 kg (ở giai đoạn 4 - 5 tuổi). Kết quả này khác với các kết quả nghiên cứu trƣớc là tốc độ tăng cân nặng giảm dần theo lứa tuổi. Điều này có thể giải thích do tốc độ tăng chiều cao của trẻ em nữ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi và 4 - 5 tuổi lớn dẫn đến tốc độ tăng cân nặng cũng tăng lên.

Trong cùng 1 độ tuổi, cân nặng của trẻ em nam luôn lớn hơn của trẻ em nữ. Sự khác biệt đƣợc thể hiện rõ ở trẻ 2 tuổi và 5 tuổi (P<0,05). Còn ở trẻ em 4 - 5 tuổi sự khác biệt về chiều cao giữ nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

24

Qua điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy trẻ 4 tuổi có sự phát triển cao hơn so với các lứa tuổi khác. Có thể do kinh tế của các gia đình thu nhập ổn định, do hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn chỉnh nên hấp thu tốt hơn so với 2 lứa tuổi trƣớc. Điều đó cho thấy điều kiện kinh tế và sự hấp thụ tốt quyết định đến sự phát triển cân nặng của trẻ. 12.05 13.97 18.42 18.89 11.32 12.45 15.12 18.04 0 5 10 15 20 2 3 4 5 cân nặng (kg) Tuổi Nam Nữ

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện cân nặng của trẻ em từ 2 - 5 tuổi theo tuổi và giới tính 1.92 4.45 1.47 1.13 2.67 2.92 0 1 2 3 4 5 2 3 4 5 Mức tăng (kg) Tuổi Nam Nữ

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mức tăng cân nặng của trẻ em từ 2 - 5 tuổi và theo giới tính

25

3.3. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em 3.3.1. Tình trạng suy dinh dƣỡng 3.3.1. Tình trạng suy dinh dƣỡng

Bảng3.3. Tỷ lệ thiếu cân (W/A) của trẻ mẫu giáo Hoa Hồng

Nhóm tuổi Nam(n=124) Nữ (n=124) Chung (n=248) SL % SL % SL % 2 3/31 9,67 4/31 12,90 7/62 11,29 3 2/31 6,45 2/31 6,45 4/62 6,45 4 1/31 3,22 2/31 6,45 3/62 4,83 5 1/31 3,22 1/31 3,22 2/62 3,22 Cộng 7/124 5,64 9/124 7,25 16/248 6,45

Cân nặng theo tuổi (W/A): phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng nói chung, chỉ tiêu cân nặng theo tuổi phản ánh tốc độ phát triển của đứa trẻ, đây là một chỉ tiêu nhạy, dễ thu nhập và xử lý, thƣờng đƣợc áp dụng trong các nghiên cứu đƣợc triển khai tại cộng đồng.

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: Tỷ lệ thiếu cân chung của trẻ em 2 - 5 tuổi ở trƣờng mầm non Hoa Hồng là 6,45%, tỷ lệ này thấp hơn so với bình quân chung cả nƣớc vừa đƣợc công bố (15,3% - năm 2015). [19] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ thiếu cân cao nhất ở trẻ 2 tuổi (11,29%), và thấp nhất ở trẻ em 5 tuổi (3,22%). Qua đây cho chúng ta thấy tình trạng dinh dƣỡng của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tình trạng kinh tế mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ: hiểu biết của cha mẹ, môi trƣờng, trẻ bị ốm đau trong thời gian gần đó, trẻ mắc các bệnh giun, sán, tiêu chảy cấp… Chính vì vậy các gia đình cần quan tâm hơn đến việc chữa các bệnh cho trẻ để hệ tiêu hóa hấp thụ tốt hơn.

So sánh tỷ lệ thiếu cân giữa trẻ em nam và trẻ em nữ trong cùng một độ tuổi, chúng tôi thấy. Tỷ lệ thiếu cân của trẻ em nữ cao hơn trẻ em nam (7,25%) trẻ em nam thấp hơn trẻ em nữ (5,64%).

26

Bảng 3.4. Tỷ lệ chậm tăng trƣởng chiều cao (H/A) của trẻ mẫu giáo Hoa Hồng Nhóm tuổi Nam (n=124) Nữ (n=124) Chung (n=248) SL % SL % SL % 2 3/31 9,67 4/31 12,90 7/62 11,29 3 2/31 6,45 3/31 9,67 5/62 8,06 4 1/31 3,22 3/31 9,67 4/62 6,45 5 2/31 6,45 1/31 3,22 3/62 4,83 Cộng 8/124 6,45 11/124 8,87 19/248 7,66

Chiều cao theo tuổi (H/A): Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị còi.

Qua kết quả ở bảng 3.4 thấy, tỷ lệ trẻ chậm tăng trƣởng chiều cao chung 2 - 5 tuổi là 7,66%, thấp hơn so với kết quả viện dinh dƣỡng đƣa ra là 24,9% năm 2014

Tỷ lệ trẻ chậm tăng trƣởng chiều cao tăng dần theo lứa tuổi, tỷ lệ này lớn nhất ở trẻ 2 tuổi (11,29%) và nhỏ nhất ở trẻ 5 tuổi (4,83%). Tình trạng chậm tăng trƣởng ngày càng giảm điều này có thể đƣợc giải thích, trẻ lứa tuổi nhỏ tỷ lệ chậm tăng trƣởng cao do nhiều yếu tố: yếu tố di truyền, hệ tiêu hóa của trẻ chƣa hoàn chình nên chƣa hấp thụ các chất dinh dƣỡng tốt, do sự hiểu biết của cha mẹ còn kém…

So sánh tỷ lệ chậm tăng trƣởng giữa trẻ em nam và trẻ em nữ trong cùng một độ tuổi, chúng tôi thấy. Tỷ lệ trẻ em nữ chậm tăng trƣởng chiều cao (8,87%) lớn hơn trẻ em nam (6,45%).

27

Bảng 3.5. Tỷ lệ còi cọc (W/H) của trẻ mẫu giáo Hoa Hồng

Nhóm tuổi Nam (n=124) Nữ (n=124) Chung (n=248) SL % SL % SL % 2 3/31 9,67 2/31 6,45 5/62 8,06 3 3/31 9,67 1/31 3,22 4/62 6,45 4 0/31 0 2/31 6,45 2/62 3,22 5 1/31 3,22 1/31 3,22 2/62 3,22 Cộng 6/124 4,83 7/124 5,64 13/248 5,24

Cân nặng theo chiều cao (W/H): Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng ở thời kì hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị còi (Wasting). Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp hơn ngƣỡng đề nghị, đó là thiếu dinh dƣỡng thể phối hợp, đứa trẻ vừa còi vừa còm.

Qua kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ trẻ còi cọc chung 2 - 5 tuổi là 5,24%. Tỷ lệ trẻ còi cọc giảm theo lứa tuổi, tỷ lệ này lớn nhất ở trẻ 2 tuổi (8,06%) và nhỏ nhất ở trẻ 4 - 5 tuổi (3,22%). Điều này có thể đƣợc giải thích nhƣ sau: Tỷ lệ còi cọc cao nhất ở lứa tuổi nhỏ ở lứa tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chƣa hoàn thiện nên chƣa hấp thụ đƣợc nhiều, do cha mẹ chƣa có kinh nghiệm chăm sóc con, do trẻ mắc bệnh trong thời gian kéo dài, do môi trƣờng sống…

So sánh tỷ lệ còi cọc giữa trẻ em nam và trẻ em nữ trong cùng một độ tuổi, chúng tôi thấy. Tỷ lệ còi cọc trẻ nam thấp hơn trẻ nữ (4,83%) và trẻ nữ lớn hơn trẻ nam (5,64%).

Kết quả bảng 3.5 cho thấy là có khoảng 5,24% trẻ có cân nặng/chiều cao thấp, phản ánh tình trạng trẻ ngừng tăng cân thời gian gần đây hoặc tụt cân có thể do trẻ ốm bệnh nhƣng tình trạng dinh dƣỡng hiện tại luôn là nguyên nhân hàng đầu. Điều này cảnh báo chúng ta về chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ.

28

3.3.2.Tình trạng thừa cân béo phì

Bảng 3.6. Tỷ lệ thừa, cân béo phì (W/H) của trẻ mầm non Hoa Hồng

Kết quả bảng 3.6 cho thấy là có khoảng 3,22% trẻ có cân nặng/chiều cao đang trên đà thừa cân.

Tỷ lệ trẻ thừa cân – béo phì cao nhất ở lứa tuổi 5 (6,45%) và thấp nhất ở trẻ 2 - 3 tuổi (1,61%). Điều này cho thấy tình trạng thừa dinh dƣỡng càng ngày càng cao do các yếu tố: Các gia đình có điều kiện kinh tế, thiếu hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ, do thức ăn sẵn, hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này hoàn thiện hơn so với lứa tuổi trƣớc…

So sánh tỷ lệ thừa cân - béo phì giữa nam và nữ trong cùng một độ tuổi, chúng tôi thấy tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ em nam (4,03%) cao hơn so với trẻ em nữ (2,41%).

Kết luận: nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc học bƣớc đầu cho thấy tình trạng thừa cân béo phì của trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non Hoa Hồng đang bắt đầu có dấu hiệu gia tăng là 3,22%, đặc biệt tình trạng thừa cân - béo phì ở trẻ 5 tuổi cao hơn so với 3 lứa tuổi trƣớc. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: Hệ tiêu hóa của 2 lứa tuổi này đã hoàn chỉnh nên hấp thụ tốt hơn, do các gia đình có điều kiện kinh tế thu nhập ổn định nhƣng kiến thức về chăm sóc còn kém nên đã cho trẻ ăn quá mức dẫn đến trẻ tích lũy năng lƣợng tạo nên một lớp mỡ dƣới da… dẫn đến trẻ thừa cân béo phì ngày càng tăng.

Nhóm tuổi Nam (n=124) Nữ (n=124) Chung (n=248) SL % SL % SL % 2 0/31 0 1/31 3,22 1/62 1,61 3 1/31 3,22 0/31 0 1/62 1,61 4 2/31 6,45 0/31 0 2/62 3,22 5 2/31 6,45 2/31 6,45 4/62 6,45 Cộng 5/124 4,03 3/124 2,41 8/248 3,22

29

3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tình trạng dinh dƣỡng của trẻ tại trƣờng mầm non Hoa Hồng mầm non Hoa Hồng

Nhiều yếu tố có thể ảnh hƣởng đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em đã đƣợc các tác giả trong và ngoài nƣớc đề cập đến nhƣ: Tình trạng nghiên cứu xã hội, chăm sóc sức khỏe khi mang thai, sự thiếu hụt kiến thức và thực hành của bà mẹ trong khi nuôi dƣỡng trẻ. [6] [7]

Trong đó, đặc biệt là chất lƣợng thức ăn bổ sung và thực hành cho trẻ ăn bổ sung không đúng đã góp phần làm cho tình trạng suy dinh dƣỡng và thừa cân béo phì ở trẻ em 2 - 5 tuổi trở nên trầm trọng hơn.

Giá cả leo thang, lƣơng thực, thực phẩm đắt đỏ ảnh hƣởng trực tiếp đến bữa ăn của trẻ.

Kiến thức dinh dƣỡng của cô nuôi trẻ và cha mẹ còn hạn chế. Các sai lầm thƣờng gặp trong chăm nuôi trẻ là sử dụng kiến thức theo kiểu truyền miệng, thiếu căn cứ khoa học, cho trẻ ăn không đủ chất và lƣợng, hoặc ngƣợc lại cho trẻ ăn quá nhiều… Nuôi dƣỡng trẻ mầm non có liên quan đến thực

hành, thói quen, trình độ văn hóa, tình trạng kinh tế - xã hội còn thấp, nếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biết cách chăm sóc hợp lý vẫn có thể đảm bảo cho trẻ một điều kiện dinh dƣỡng tốt.

Sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở địa phƣơng, việc nuôi dƣỡng trẻ nhỏ đang đứng trƣớc những thách thức mới. Do áp lực của công việc và thu nhập, ngƣời phụ nữ không đủ thời gian và điều kiện chăm sóc con trong khi đó các sản phẩm thức ăn thay thế sữa mẹ tràn lan với nhiều cách quảng cáo, tiếp thị hấp dẫn đã tác động không có lợi đến nuôi dƣỡng trẻ nhỏ.

Truyền thông đại chúng chƣa với tới nhiều hộ gia đình, các chƣơng trình thức ăn dinh dƣỡng chƣa hƣớng tới những thay đổi hành vi, thói quen lạc hậu. Cải thiện tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe trẻ thơ đòi hỏi những cải thiện chung về giáo dục, thu nhập, mức sống bên cạnh việc tăng cƣờng tiếp cận và

30

nâng cao chất lƣợng các dịch vụ dinh dƣỡng và sức khỏe trẻ thơ và các cơ sở hạ tầng cơ bản cho việc chăm sóc cho trẻ.

Muốn cải thiện tình trạng dinh dƣỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi của mỗi gia đình. Do đó, phòng chống suy dinh dƣỡng và béo phì lấy gia đình là đối tƣợng thực hiện công tác chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ em.

3.4.1. Đặc điểm của các bà mẹ trong nghiên cứu

Đặc điểm của các bà mẹ về tuổi, nghề nghiệp, học vấn, số con nhƣ sau:

Bảng 3.7. Đặc điểm của các bà mẹ trong nghiên cứu

Độ tuổi Nghề nghiệp Số con Trình độ học vấn

<20 8% Làm ruộng 14% 1 con 28% Mù chữ 0%

20-30 42% Công nhân 46% 2 con 70% Tiểu học 0%

30-40 46% Dịch vụ 20%

>2 con 2%

THCS 10%

>40 4% Viên chức 20% THPT 74%

≥ Đại học 16%

Độ tuổi của các bà mẹ trong nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lứa tuổi 20- 30; 70% bà mẹ trong số đó có 2 con; tỷ lệ có >2 con không lớn(2%); đa số các bà mẹ này làm công nhân ở gần nhà; trình độ học vấn của các bà mẹ tối thiểu ở

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 5 tuổi tại trường mầm non hoa hồng thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 30)