2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
3.4.2. Kết quả nghiên cứu hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn của
Xuyên (từ 2/2010 đến 4/2010)
Trong quá trình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn nuôi của xã Võng Xuyên từ 1/2/2010 đến 30/4/2010, chúng tôi nhận thấy hội chứng tiêu chảy ở lợn thường xuyên xảy ra gây tổn thất không nhỏ cho người chăn nuôi.
Bảng 3.9: Kết quả nghiên cứu hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn của xã Võng Xuyên ( từ 2/2010 đến 4/2010)
Hình 3.4 : Số lượng lợn bị mắc bệnh và chết do tiêu chảy (từ 2/2010 đến 4/2010)
Diễn giải ĐVT Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Hộ chăn nuôi Hộ 542 542 545 Hộ có lợn tiêu chảy Hộ 12 31 52 Tỷ lệ hộ có lợn tiêu chảy % 2,21 5,71 9,59 Số lợn bị mắc tiêu chảy Con 45 45 126 Số lợn chết do mắc tiêu chảy Con 5 9 24 Tỷ lệ lợn chết % 11,11 20 19,04
Qua kết quả điều tra ở bảng 3.9 và hình 3.4 cho thấy hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn của xã Võng Xuyên xảy ra thường xuyên trong các tháng 2, 3, 4. Tháng 2 và tháng 3 trong xã đều có 45 con lợn bị mắc tiêu chảy, tháng 4 có 126 con bị mắc tiêu chảy. ở tháng 4 bệnh thường xảy ra nhiều hơn do thời tiết bất lợi, khí hậu ẩm thấp làm giảm sức đề kháng của lợn. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh, khiến cho vật nuôi dễ bị mắc bệnh.
Bảng 3.10: Kết quả nghiên cứu lứa tuổi lợn mắc bệnh tiêu chảy ở xã Võng Xuyên (từ 2/2010 đến 4/2010)
Lứa tuổi Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc tiêu chảy (con) Tỷ lệ mắc (%) Số lợn chết do tiêu chảy Tỷ lệ chết (%) 1 – 60 ngày tuổi 4400 179 4,06 10 5,58 Lợn thịt 5500 37 0,67 29 78,37 Lợn nái 650 2 0,30 0 0 Tổng 10550 186 1,76 39 20,96
Hì nh 3.5: Số lượng lợn bị mắc bệnh và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi
(từ 2/2010 đến 4/2010)
Qua bảng 3.10 và hình 3.5 chúng tôi nhận thấy hội chứng tiêu chảy xảy ra nhiều nhất ở lợn con. Số lợn con bị mắc bệnh lợn con phân trắng trên đàn lợn của xã Võng Xuyên từ tháng 2/2010 đến tháng 4/2010 là 179 con. Tuy nhiên, số lợn con chết do bệnh lợn con phân trắng không nhiều, tỷ lệ chết là 5,58%. Trong khi đó trên đàn lợn thịt chỉ có 37 con bị mắc bệnh nhưng có tới 29 con chết, tỷ lệ chết lên tới 78,37%. Đối với lợn nái thì ít mắc tiêu chảy hơn lợn con và lợn thịt.
Lứa tuổi lợn Số lượng (con)
Chương 4
Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận
- Tình hình chăn nuôi lợn của xã Võng Xuyên trong 3 năm (2007 - 2009) liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng.
+ Tổng đàn lợn năm 2007: 11549 con. + Tổng đàn lợn năm 2008: 11812 con. + Tổng đàn lợn năm 2009: 12469 con.
Phương thức chăn nuôi lợn đã xuất hiện một số trang trại chăn nuôi với qui mô lớn nhưng chủ yếu vẫn là hình thức tận dụng thức ăn ở qui mô vừa và nhỏ. Khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire trong điều kiện chăn nuôi tại một số trại lợn của xã Võng Xuyên cho kết quả khá tốt, đảm bảo cung cấp số lượng lớn lợn giống có chất lượng cao cho các hộ chăn nuôi trong xã.
Thức ăn chăn nuôi lợn chủ yếu là cám, gạo, rau bèo và phụ phẩm của ngành chế biến. Thức ăn giàu đạm do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc cung cấp đã được các nông hộ sử dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, nhiều hộ chưa cân đối được trong khẩu phần ăn làm cho lợn dễ bị tiêu chảy.
- Dịch bệnh ở xã vẫn xảy ra thường xuyên gây chết nhiều lợn.
Các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra gồm: tụ huyết trùng lợn, phù đầu lợn con, phó thương hàn lợn. Số con mắc bệnh truyền nhiễm trung bình qua 3 năm (2007 - 2009) là 1327 con, số lợn chết trung bình là 450 con, tỷ lệ chết trung bình là 33,89%.
Bệnh nội khoa thường xảy ra gồm: lợn con phân trắng, hội chứng tiêu chảy và viêm phổi lợn. Số con mắc bệnh nội khoa trung bình qua 3 năm là 2717 con, số lợn chết trung bình qua 3 năm là 294 con, tỷ lệ chết trung bình là 10,86%.
- Hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn của xã Võng Xuyên xảy ra thường xuyên trong 3 tháng (02/2010 đến 04/2010). Số lợn mắc tiêu chảy là 186 con trong tổng số 10550 con theo dõi, tỷ lệ mắc là 1,76%. Bệnh xảy ra chủ yếu đối với lợn con nhưng tỷ lệ chết lại cao đối với lợn thịt.
4.2. kiến nghị
- Nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi của các nông hộ bằng các biện pháp tổ chức khuyến nông, phổ biến những kiến thức cơ bản và tiến bộ khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
- Thiết lập các yếu tố đầu vào và đầu ra của các sản phẩm chăn nuôi giúp người nông dân yên tâm hơn trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn lợn. Hạn chế các yếu tố truyền bệnh, ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào qua kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc gia cầm ra vào xã.