2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
3.3.5. Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi lợn tại các nông hộ
* Tình hình thú y xã
- Mạng lưới thú y xã
Ban thú y xã gồm có 13 người, có 1 trưởng ban và 12 thú y viên; trong đó 2 người có trình độ cao đẳng, 1 người có trình độ trung cấp còn lại mới qua sơ cấp.
- Tủ thuốc thú y
Ban thú y xã có tủ thuốc thú y chung và các thú y viên hoạt động theo cơ chế thị trường, nếu dân có nhu cầu thì phục vụ. Ngoài ra, hàng năm có hai đợt tiêm phòng đại trà và tiêm phòng bổ sung hàng tháng do cán bộ thú y xã đảm nhiệm.
- Thuận lợi
Phong trào chăn nuôi phát triển mạnh nên nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác thú y được nâng lên.
Được nhà nước hỗ trợ vaccine và kinh phí hoạt động cho công tác thú y. - Khó khăn
Pháp lệnh thú y chưa thực sự đi vào cuộc sống, vì vậy công tác thú y chưa được coi trọng trong tổ chức thực hiện.
* Vệ sinh phòng bệnh
Các hộ chăn nuôi đã ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh phòng bệnh. Công tác này vừa hạn chế sự ô nhiễm môi trường sống của các nông hộ vừa hạn chế được mầm bệnh, từ đó nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy việc sát trùng và tiệt trùng chuồng trại của các nông hộ chăn nuôi theo qui mô nhỏ chưa được tiến hành theo định kỳ; hầu như các hộ không chú ý đến công tác cách ly gia súc mới mua về với gia súc đang nuôi. Chính vì vậy, một số gia đình không may mua phải lợn bệnh và không cách ly nên đã làm lây sang cả đàn lợn đang nuôi của gia đình.
* Tiêm phòng vaccine cho lợn
Trạm thú huyện đã tổ chức tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc gia cầm vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm.
Tuy nhiên, một số hộ chăn nuôi vẫn chưa đề cao việc phòng bệnh hơn chữa bệnh, chưa nhận thức đầy đủ về tác dụng của việc tiêm phòng. Bởi vậy, trong xã vẫn thường xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt trong phạm vi gia đình hoặc cụm dân cư.