Điều trị bằng thuốc hoá học trị liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn và hiện trạng về hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn nuôi tại xã võng xuyên phúc thọ hà nội (Trang 26)

2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

1.2.5.2.Điều trị bằng thuốc hoá học trị liệu

Về việc điều trị các chuyên gia thú y đều thống nhất cho rằng: bệnh lý của hội chứng tiêu chảy gồm hai quá trình rối loạn tiêu hoá nhiễm khuẩn; nên mọi biện pháp điều trị đều nhằm khôi phục rối loạn tiêu hoá, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh [8].

* Điều trị bằng kháng sinh

Những năm gần đây, biện pháp dùng kháng sinh tỏ ra kém hiệu lực vì vi

khuẩn E.coli và Salmonella gây bệnh đã có tỷ lệ kháng thuốc cao. Tuy nhiên,

hiệu lực của các thuốc trong phòng trị bệnh này ở mọi lúc mọi nơi khác nhau và hiệu lực của thuốc giảm dần theo thời gian [19].

Trịnh Văn Thịnh (1995) [17], dùng Streptomycin liều từ 1,2 - 1,8 triệu UI/con và 2 lần/ngày liên tục trong 5 ngày với tỷ lệ khỏi là 60 - 80%.

Đỗ Đức Diện (1999) [8], qua nghiên cứu cho biết lợn con bị tiêu chảy (Kim Bảng - Hà Nam) bên cạnh nhiễm trùng nặng ở đường tiêu hoá còn có cả

nhiễm trùng huyết bởi E.coli và Salmonella. Do đó, phải vừa tiêm vừa uống thì

hiệu quả điều trị mới cao. Ví dụ:

- Tiêm bắp Norfloxacin liều 8mg/kg P kết hợp với cho uống Neomycin liều 10mg/kg P: tỷ lệ khỏi là 96,66%.

* Điều trị bằng truyền dịch

Các dung dịch hay dùng trong thú y bao gồm dung dịch Dextrse 5%, dung dịch Dischodiuncloril, dung dịch Potasiun Clorinde,…[18]

Tuỳ theo tình trạng bệnh lý của từng con vật và điều kiện thiết bị mà các dung dịch trên đưa vào cơ thể như uống, tiêm dưới da, tiêm phúc mạc hay tiêm tĩnh mạch.

* Điều trị bằng đông dược

Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1996) [16], khi nghiên cứu tác dụng của

một số Phytoncid và thuốc hoá học trị liệu với E.coli phân lập từ bệnh lợn con

phân trắng cho thấy:

- Tỏi và Hẹ là hai dược liệu có tác dụng tốt với E. coli.

- Nghệ và cây Vàng đắng là hai dược liệu có tác dụng trung bình.

* Điều trị bằng các chế phẩm trợ sinh học

Các chế phẩm trợ sinh học được các tác giả nghiên cứu để điều trị lợn tiêu chảy bao gồm:

- Viên Subtillis dùng phòng trị các hội chứng nhiễm khuẩn đường ruột của gia súc [11].

- Chế phẩm Saccharomyces boulardi với bệnh lợn con phân trắng [12]. 1.2.6. Lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn

1.2.6.1. Lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn trên thế giới

Trong nửa thế kỉ qua, các nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn ngày càng được mở rộng. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về vai trò của vi

khuẩn của E.coli và Salmonella đối với bệnh phân trắng ở lợn con. Từ đó, hạn

chế được tác động có hại của hội chứng tiêu chảy đến ngành chăn nuôi lợn. Từ năm 1963, Steven trong thời gian dịch ngộ độc đường ruột đã phân lập được 277 chủng thuộc một trong các serotyp sau: O8, O45, O98, O138, O139, O141, O149, O157 [8].

Paltineae và cộng sự (1975) [10], trong quá trình chuẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở lợn đã đề nghị chú ý đến các serotyp sau: O5,O8, O55 , O64, O78, O119, O147, O149.

Các tác giả D.M Barnes, D.K Sorense, I.A Morris và cộng sự (1976) [19],

cho rằng Salmonella là tác nhân gây bệnh tiêu chảy chủ yếu ở lợn cai sữa và lợn

vỗ béo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Geinger (1980) [17], trong cơ thể lợn có một số vi khuẩn E.coli nhất

định giúp cho quá trình tiêu hoá. Khi gặp những điều kiện bất lợi cho cơ thể thì

E.coli trở nên độc, phát triển với số lượng lớn trở thành yếu tố có hại và gây bệnh

cho lợn.

Khoon Teng Hout (1995) [5], đã thống kê được hơn 10 loại virus có tác động làm tổn thương đường tiêu hoá gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn như:

Andenovirus, Enterovirus, Rotavius,…

Ngày nay, các nguyên nhân gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn đã trở thành vấn đề phổ biến và được nghiên cứu rộng rãi ở các nước trên thế giới.

1.2.6.2. Lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Việt Nam

Hội chứng tiêu chảy đã gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn của nước ta. Có rất nhiều các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này.

Nguyễn Lương và cộng sự (1963) [10], đã phát hiện 5 serotyp E.coli trong

bệnh phân trắng lợn con gồm: O55,, O11, O26, O86, O119.

Vũ Văn Ngữ và Nguyễn Hữu Nhạ (1977) [5], cho rằng bệnh phân trắng lợn con là do hiện tượng loạn khuẩn.

Nguyễn Thị Nội (1986) [17], đã phân lập được 24 serotyp E.coli và tập trung vào 6 serotyp sau: O141, O149, O117, O147, O138, O139 và sản xuất vaccine phòng bệnh tiêm cho lợn mẹ.

Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1996) [19], khi nghiên cứu hội chứng

sinh đã tăng lên rất nhanh. Tác giả đề nghị cần hạn chế sử dụng Tetracycline, Streptomycine, Chloramphenicol trong điều trị.

CHương 2

đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng:

- Các hộ chăn nuôi lợn thuộc 11 cụm dân cư của xã Võng Xuyên về tình hình chăn nuôi lợn tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

- Đàn lợn nuôi của xã Võng Xuyên bao gồm: đàn lợn nái, lợn đực giống, lợn thịt và lợn con.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được tiến hành liên tục trong vòng 9 tháng từ 14/08/2009 đến 30/04/2010 tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành điều tra các nội dung trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

2.3.1. Thống kê

Thu thập số liệu từ các tài liệu đã được tổng kết và các thông tin do trạm thú y huyện Phúc Thọ, ban thú y và phòng nông nghiệp xã Võng Xuyên cung cấp.

Thu thập số liệu theo dõi từ sổ sách và phần mềm quản lý của các trang trại nuôi lợn tại xã Võng Xuyên.

2.3.2. Phỏng vấn và quan sát trực tiếp

Trực tiếp quan sát về chuồng trại, vệ sinh nuôi dưỡng và phỏng vấn các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Võng Xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dõi khả năng sản xuất của lợn nái qua thẻ nái, ghi chép lại hàng ngày.

ảnh 2.1: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, ghi vào phiếu điều tra 2.3.3. Phương pháp xác định cân nặng

Sử dụng cân đồng hồ, điều chỉnh cân trước khi cân, cân chính xác đến 0,1kg. Cân trực tiếp khối lượng lợn con sơ sinh bằng cân đồng hồ 5kg, lợn cai sữa cân bằng cân đồng hồ 10kg.

ảnh 2.2: Phương pháp xác định cân nặng lợn con sơ sinh

2.3.4. Phương pháp xác định bệnh dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và mổ khám gia súc chết, quan sát bệnh tích. lâm sàng và mổ khám gia súc chết, quan sát bệnh tích.

2.3.5. Xác định gia súc mắc bệnh

Xác định gia súc mắc bệnh được tính theo công thức

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =

Số lợn mắc bệnh

x 100 Số con theo dõi

- Tỷ lệ lợn chết (%) =

Số con chết

x 100 Số con mắc bệnh

2.3.6. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên máy tính theo chương trình định sẵn để tính ra những đặc trưng thống kê sau:

- Trung bình cộng: X 1 1 n i X Xi n   

Trong đó: Xi : Giá trị bất kỳ của đại lượng

N: Số cá thể trong mẫu nghiên cứu

-Độ lệch chuẩn: SD 1 n i Xi X SD n    

Trong đó: n: Số cá thể trong mẫu nghiên cứu

Chương 3

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Điều tra chung toàn xã

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Võng Xuyên là một xã thuần nông thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Địa giới hành chính của xã bao gồm:

- Phía bắc giáp với xã Cẩm Đình, Xuân Phú. - Phía nam giáp với xã Thọ Lộc, thị trấn Phúc Thọ. - Phía đông giáp với xã Long Xuyên.

- Phía tây giáp với xã Phương Độ, Sen Chiểu.

Võng Xuyên có trục đường tỉnh lộ 82 đi qua trung tâm xã với chiều dài 2660m, rộng 8m. Đặc biệt, tỉnh lộ 82 lại thông qua quốc lộ 32 dẫn tới khu đô thị mới Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc và cùng với thị xã Sơn Tây dẫn tới đường cao tốc láng Hoà Lạc; nên rất thuận tiện cho việc trao đổi và tiêu thụ hàng hoá.

3.1.1.2. Khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện khí hậu của xã có đặc điểm chung với khí hậu của Đồng Bằng Sông Hồng, rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

3.1.1.3. Đất đai

Xã Võng Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên: 737,09 ha trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp là 467,02 ha, chiếm 63,36% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất này được tưới tiêu chủ động, thường trồng lúa và cây màu. - Đất chuyên dùng là 109,25 ha, chiếm 14,82% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất được sử dụng để xây trụ sở chính quyền, trường học, trạm y tế, sân vận động, bưu điện…

- Đất trồng cây lâu năm là 8,18 ha, chiếm 1,11% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất khác là 41,73 ha, chiếm 5,66% tổng diện tích đất tự nhiên.

Hiện nay, xã đang tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng ”Dồn ô đổi thửa”, đầu tư thâm canh tăng vụ. Mở rộng diện tích đất ao thả cá kết hợp với việc tăng cường chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả. Đây là những biện pháp tích cực nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

3.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Điều kiện kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của

một vùng, thậm chí cả một địa phương. Võng Xuyên là một xã nông nghiệp, cho nên để đánh giá tình hình kinh tế phải tiến hành đánh giá theo ngành sản xuất

nông nghiệp.

* Ngành trồng trọt

Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tính theo giá trị cố định đã tăng liên tục trong 3 năm (2007 - 2009). Từ 34,54 tỷ đồng năm 2007 tăng lên 40,15 tỷ đồng năm 2008. Năm 2009 giảm đi so với năm 2008 là do diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi, nguyên nhân là do một số diện tích đất này được chuyển đổi thành ao thả cá hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

* Ngành chăn nuôi

Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng phát triển theo. Năm 2009, tổng giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi ước đạt 51,33 tỷ đồng, tăng 28,34% so với năm 2008 và chiếm 50,70% trong cơ cấu nông nghiệp.

Bảng 3.1: Cơ cấu đàn gia súc và gia cầm của xã Võng Xuyên qua 3 năm (2007 - 2009)

(Nguồn thống kê của xã năm 2009)

STT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Đàn trâu, bò (con) 555 463 414 2 Đàn lợn (con) 11547 11808 12459 3 Đàn gia cầm (con) 70852 56742 61310 Số lượng (con)

Hình 3.1: Cơ cấu đàn gia súc và gia cầm của xã Võng Xuyên qua 3 năm (2007 - 2009)

Qua bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy cơ cấu đàn gia súc gia cầm của xã Võng Xuyên qua 3 năm (2007 - 2009) có sự thay đổi nhiều. Đàn lợn tăng nhanh, năm 2007 là 11547 con đến năm 2009 là 12459 con. Đàn trâu bò liên tục giảm, từ 555 con năm 2007 đã giảm xuống còn 414 con vào năm 2009. Năm 2008, số lượng đàn gia cầm giảm đi do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng đã có xu hướng tăng trở lại vào năm 2009.

3.1.2.2. Tình hình xã hội

Tình hình xã hội cũng có ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển chung của địa phương. Nó bao gồm các vấn đề về dân số, cơ cấu chính quyền, tôn giáo, tập quán sản xuất, sự phân chia giàu nghèo,…Đây cũng là những nhân tố thúc

đẩy hoặc kìm hãm hoạt động kinh tế nông hộ, ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng môi trường tự nhiên của vùng.

Qua điều tra chúng tôi thu được những số liệu thể hiện ở bảng 3.2 Bảng 3.2: Tình hình xã hội của xã Võng Xuyên

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1 Tổng số dân Người 16840 2 Gia tăng dân số/năm % 1,28 3 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 7,53 4 Mức sống nghèo % 7,72 5 Vốn vay giảm nghèo Tỷ đồng 7,5 6 Số đối tượng hưởng chính sách Đối tượng 908 7 Tiền trợ cấp đối tượng chính sách Tỷ đồng 9,6

( Nguồn thống kê của xã năm 2009) * Tình hình dân số

Toàn xã có 16840 người, tốc độ gia tăng dân số là 1,28%; trong đó chiếm 63,68% là lao động nông nghiệp còn lại là lao động dịch vụ và các ngành nghề sản xuất khác.

* Thu nhập và đời sống

Thu nhập và đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được ổn định và nâng lên. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2009 là 7,53 triệu đồng, tăng 0,56 triệu đồng so với năm 2008. Trong xã có 264 hộ nghèo, chiếm 7,72% tổng số hộ dân trong xã, số hộ giàu tăng lên và không còn hộ đói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Giáo dục và y tế

Về giáo dục, trong xã không còn học sinh bỏ học, số học sinh đến trường ngày càng tăng. Xã có 1 trường THPT, 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 7 nhà trẻ và mẫu giáo. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học.

Về y tế, xã có 2 trạm y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong xã.

* Cơ cấu chính quyền

Bộ máy chính quyền của xã gồm 2 cơ sở chính là UBND và HTX nông nghiệp. Khối UBND xã bao gồm các tổ chức ban ngành hoạt động theo đường lối chủ trương của đảng do đảng uỷ xã lãnh đạo.

Các ban ngành của xã bao gồm: công an, tài chính, hộ khẩu, địa chính, thuế vụ, quân sự,…thực hiện chức năng quản lý, giám sát về kinh tế và xã hội dưới sự điều hành của chủ tịch xã.

HTX nông nghiệp là bộ phận chỉ đạo sản xuất trực tiếp làm dịch vụ nông nghiệp như: cung cấp điện, quản lý hệ thống thuỷ lợi, phân bón, giống cây trồng và vật nuôi.

Xã Võng Xuyên được chia thành 7 thôn, mỗi thôn có thể chia thành nhiều cụm dân cư. Trong mỗi cụm dân cư có 1 cụm trưởng, họ là cấp lãnh đạo cuối cùng sâu sát với nông dân để chỉ đạo sản xuất, thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước.

3.1.3. Đánh giá tình hình chung

Sau khi nắm được tình hình các mặt trên, tôi thấy nổi lên một số thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Được sự quan tâm đúng mức của UBND và ban thú y xã Võng Xuyên. - Sự kết hợp chặt chẽ của UBND xã Võng Xuyên với UBND huyện Phúc Thọ trong công tác tiêm phòng cũng như chống dịch.

- Võng Xuyên có trục đường tỉnh lộ 82 đi qua trung tâm xã và tỉnh lộ 82 lại thông qua quốc lộ 32 nên rất thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá.

- Trồng trọt phát triển, đời sống ổn định, nhân dân chú trọng đến phát triển chăn nuôi.

- Người dân đôi khi còn bảo thủ, lạc hậu nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.

3.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở xã

Qua điều tra về tình hình chăn nuôi lợn ở xã Võng Xuyên chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Diễn biến đàn lợn của xã Võng Xuyên qua 3 năm (2007 - 2009)

Năm Loại lợn 2007 2008 2009 Lợn thịt (con) 5559 5818 6215 Lợn con (con) 5330 5332 5589 Lợn nái (con) 650 654 660 Lợn đực giống (con) 10 8 5 Tổng số con 11549 11812 12469

Hình 3.2: Cơ cấu đàn lợn của xã Võng Xuyên qua 3 năm (2007 - 2009)

Qua bảng 3.3 và hình 3.2 chúng tôi nhận thấy qua gần 3 năm (2007 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn và hiện trạng về hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn nuôi tại xã võng xuyên phúc thọ hà nội (Trang 26)