Bài học rút ra từ Quản lý Tiểu vùng Bắc Vàm Nao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở cho dự án quản lý nước dựa vào cộng đồng (CWMPs) (Trang 30)

4. CÁC PHÁT HIỆN

4.3.3.Bài học rút ra từ Quản lý Tiểu vùng Bắc Vàm Nao

Bài học rút ra từ quan điểm các quan chức cấp tỉnh, huyện và ban quản lý dự án

• Nói chung, việc xây dựng và duy trì các NVNWCP và 24-SrMBs đã thu được

nhiều kinh nghiệm đáng kể về khái niệm PIM. Các bài học từ dự án có thể được áp dụng cho các hệ thống thủy lợi khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Về lý thuyết, PIM đóng một vai trò quan trọng trong cách tiếp cận quản lý nước tổng hợp bằng cách thiết lập một cơ cấu quản trị có phân cấp, có sự tham gia đa lĩnh vực và đa ngành.

• Trước đây, sự quan tâm SrMB là không đủ trong cộng đồng. Tuy nhiên, kể từ

8 năm qua, việc thực hiện PIM đã đáp ứng được các mục tiêu hoạt động và thành phần cần thiết cơ bản ở cấp độ tiểu vùng. Hoạt động của PIM đã góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương cũng như gắn liền với giảm nghèo trong vùng dự án thông qua việc tăng lượng sản xuất nông nghiệp. Dự án đã giới thiệu việc nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và quản lý hệ thống thủy lợi.

Bài học rút ra từ quan điểm Ban Quản lý Tiểu vùng và người dùng nước • Thoạt đầu, các thành viên trong SrMB tham gia với tinh thần tự nguyện và phi

lợi nhuận. Hầu hết trong số họ có trình độ học vấn tiểu học và trung học. Một số trong họ đã có tuổi cao. Họ thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý nước, do vậy họ đã bối rối trong công việc (ví dụ, họ không biết xác định nhu cầu nước, làm thế nào để có nước tưới thường xuyên từ hệ thống tưới tiêu cho toàn bộ các cánh đồng lúa khác nhau, v.v....). Nhờ có một số các khóa học đào tạo ngắn hạn do NVNWCP tổ chức, kỹ năng của họ đã được cải thiện và họ có thể quản lý công việc tốt hơn trước.

• Trong một số trường hợp, thông tin về lịch tưới tiêu đã không được chia sẻ

tốt đến tất cả nông dân địa phương. Một số nông dân đã tự bơm nước vào ruộng của họ mà không có bất kỳ thỏa thuận với các hợp tác xã nông nghiệp.

• Trong tiểu vùng 23, các thành viên SrMB đã không làm việc tốt: một số công

trình thủy lợi (kênh mương, cống) đã không được sửa chữa và nạo vét trong thời gian như mong muốn của nông dân. Một số thành viên SrBM trong TV

11 không tạo được sự tín nhiệm của người nông dân và chưa đại diện cho lợi ích chung của nhân dân; TV số 20, số 22, số 10 thiếu hệ thống hạ tầng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; ở TV số 20, 22, một số kênh rạch không được nạo vét do đó tưới và tiêu không ổn định và thiếu hiệu quả. Trong thực tế, một số thành viên trong SrMB đã có bất đồng trong quản lý. Chẳng hạn như, họ không thoả thuận nhau được về nhu cầu nước tưới cho mỗi vùng cũng như thời gian cần nước và lượng nước tưới cho các ruộng lúa khác nhau, v.v….

Bài học rút ra chung cho tất cả

• Một bài học quan trọng từ quan ngại của SrMB là việc hỗ trợ tài chính cho các thành viên SrMB. Hiện nay, chính quyền tỉnh An Giang trả có thể khoảng 2,5 triệu đồng mỗi tháng cho các thành viên (5 người) cho mỗi SrMB. Một khó khăn của SrMB là chế độ thanh toán không chính thức cho các thành viên. Trong tương lai, phụ cấp này dự kiến sẽ có từ đóng góp bởi các hộ địa phương trong tiểu vùng.

• Cơ cấu về giới vẫn còn bất bình đẳng, hầu hết các thành viên SrMB là nam giới, tiếng nói của phụ nữ trong quản lý nước là yếu ớt và hiếm hoi.

• Không phải tất cả nông dân hiểu được chức năng và vai trò của SrBM, vì vậy

trong một số trường hợp sự hợp tác giữa các thành viên SrMB và người sử dụng nước không được tốt như mong đợi.

• Cần thiết phải nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực cho nông dân nghèo

và rất nghèo vào các chính sách và thực tiễn PIM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở cho dự án quản lý nước dựa vào cộng đồng (CWMPs) (Trang 30)