Phân tích Giới trong Quản lý Tiểu vùng ở Bắc Vàm Nao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở cho dự án quản lý nước dựa vào cộng đồng (CWMPs) (Trang 29)

4. CÁC PHÁT HIỆN

4.3.2.Phân tích Giới trong Quản lý Tiểu vùng ở Bắc Vàm Nao

Trong Báo cáo Kết thúc Độc lập về Dự án Kiểm soát Nước Bắc Vàm Nao II (Edwin et al, 2007), phát biểu rằng "Suốt các tham vấn ban đầu ở Dự án Quản lý Nước Tưới IWMP (giai đoạn I - 2002-2004) đã có một nỗ lực để bảo đảm vấn đề bình đẳng giới trong các cuộc họp tham vấn cộng đồng; tuy nhiên, dữ liệu về phân tích- về giới cho các sử dụng tham vấn về sau không được biên tập trong các báo cáo dự án"

và "Khi dự án bắt đầu với một tập trung mạnh về giới, điều tìm thấy là, theo dòng thời gian, sự quan tâm đến bình đẳng giới trong tất cả các khía cạnh của dự án đã bị giảm sút" (tr. 6 và tr. 33).

Qua câu hỏi khảo sát, thực tế thấy rằng sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định về SrMB và NVNWCP từ cấp cộng đồng là rất thấp. Trong hầu hết các tiểu vùng, người nam giữ vai trò quan trọng trong 23 tiều vùng SrMBs. Phụ nữ chỉ tham gia vào các cuộc họp cộng đồng nhưng số lượng hạn chế (khoảng 5-10%).

Nói chung, vai trò của nam và nữ trong khu vực dự án không đồng đẳng trong các chiến lược và hành động của SrMB. Rất khó cho phụ nữ để cạnh tranh với nam giới bởi vì có rất nhiều trở ngại trong định kiến nông thôn. Hầu hết mọi người, thông qua phỏng vấn, cho rằng:

• Các công việc đặc thù như giám sát thủy lợi và kiểm tra đồng ruộng phải được

những người nam thực hiện chủ yếu. Một số (22/27) 81% người được hỏi nghĩ rằng phụ nữ không có đủ hiểu biết, mạnh mẽ và kỹ năng để thực hiện các công việc này. Chỉ có khoảng 19% (trong đó có 50% phụ nữ) cho rằng phụ nữ có thể tham gia trong trường hợp có sự giúp đỡ và khuyến khích của chồng và/hoặc được tham gia các khóa học ngắn hạn mà họ sẽ sẵn sàng. Một nửa số phụ nữ được phỏng vấn, họ không hiểu được vai trò của SrMB là do hạn chế về trình độ văn hóa và khả năng tiếp cận. Ngay cả khi phỏng vấn các phụ nữ trong Hội Phụ nữ huyện Tân Phú, 50% trong số họ đã không biết và không hiểu rõ về các hoạt động của SrMB bởi vì họ nghĩ rằng họ không quan tâm và một trong số họ là nhân viên mới tuyển.

• Phổ biến, phụ nữ nghĩ rằng họ chỉ thích hợp làm công việc nội trợ hoặc văn

phòng. Đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, một số người chồng không cho phép vợ của họ làm việc bên ngoài; họ có định kiến là người phụ nữ đi ra đồng nhiều, đặc biệt nơi vắng vẻ, đôi khi được coi là không đứng đắn; tất cả (100%) cả nam giới và phụ nữ nói rằng phụ nữ gặp khó khăn trong di chuyển bằng xe gắn máy trong những con đường mòn nhỏ.

• Phụ nữ ít chịu tham gia vào công việc liên quan đến công trình thủy lợi do đường đê trơn trợt và khó khăn đi lại trên các kênh rạch.

Để khuyến khích phụ nữ tham gia vào công việc như thế, theo ý kiến của các SrMB, cần thiết có: (i) hỗ trợ kinh phí cho di chuyển vì đường đê rất khó đi; (ii) bố trí văn phòng làm việc cho phụ nữ; (iii) xác định một tỷ lệ phần trăm nhất định cho phụ nữ tham gia quản lý thủy lợi.

Đối với các nhà quản lý ở cấp tỉnh và huyện, những người được phỏng vấn cho nghiên cứu cơ bản này nhận rằng họ đánh giá cao sự tham gia của phụ nữ trong quản lý thủy lợi. Điều này là tốt hơn nếu phụ nữ có tham gia đến quản lý tài nguyên nước, vì phụ nữ làm việc cẩn thận và chu đáo. Phụ nữ giải quyết các vấn đề xung đột nước tốt hơn so với nam giới. Họ nói rằng "Chúng tôi ủng hộ gia tăng số lượng phụ nữ trong việc tham gia quản lý thủy lợi. Mặt khác, phụ nữ nên thay đổi một phần trong cách suy nghĩ, thái độ và niềm tin của họ vào hoạt động cộng đồng" (Phỏng vấn tại các Tiểu vùng Số 20, 22 và 23 vào ngày 30 tháng năm 2015).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở cho dự án quản lý nước dựa vào cộng đồng (CWMPs) (Trang 29)