Phân tích tổng thể về môi trƣờng kinh doanh của Chi nhánh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn ths (Trang 50)

2.2.3.1. Phân tích môi trƣờng bên ngoài

- Đối với nền kinh tế thế giới: Năm 2014 là năm có nhiều biến động với giá dầu thô đã giảm mạnh dưới 50USD/thùng, đến tháng 12/2014 giá dầu thô gần 45 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 10 năm qua, giá vàng trong năm 2014 tương đối ổn đinh, lạm phát ổn định. Năm 2014 nền kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng ổn định, tuy nhiên vẫn còn chậm.

- Yếu tố chính trị : Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

- Về môi trường luật pháp: Có thể khẳng định rằng những thay đổi về môi trường pháp lý tài chính - ngân hàng ở nước ta trong suốt thời gian qua đã có những tác động to lớn trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho sự củng cố và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế. Văn bản 493/2005/QĐ-NHNN quy định về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng… đây là những quy định rất gần với các chuẩn mực chung của quốc tế.

Với xu thế này đây là một thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có Chi nhánh Hải Dương, Chi nhánh Hải Dương phải không ngừng cải tổ hoạt động, lành mạnh hoá tình hình tài chính để đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của các ngân hàng khi mà hệ thống luật pháp đã thiết lập một sân chơi minh bạch, bình đẳng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Đối với nền kinh tế trong nước: Với yếu tố chính trị và môi trường luật pháp đã tác động đến nền kinh tế trong nước, kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể liên tục tăng trưởng trên mức 6%. Kinh tế vĩ mô trong những năm qua ổn định, tuy trong

44

năm 2013 tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong 10 năm 5,45% và 6 tháng đầu năm 2014 lạm phát tăng nhẹ, nền kinh tế phục hồi chậm. Lạm phát thấp đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động của ngân hàng thương mại. Đứng trước tình trạng trên để ổn định nền kinh tế, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra các giải pháp để kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng và điều hành lãi suất ổn định theo xu hướng giảm dần để kiềm hãm lạm phát, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, bởi vì việc giảm lãi suất là biện pháp để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp sản xuất, về lâu dài để ổn định nền kinh tế vĩ mô, ngân hàng nhà nước phải ổn định chính sách lãi suất. Với những công cụ kiềm chế lạm phát của ngân hàng nhà nước, lạm phát đã được ổn định. Đời sống người dân phần nào được cải thiện, lòng tin của người tiêu dùng được phục hồi. Với mức thu nhập của dân cư tuy được cải thiện như vẫn còn thấp đã ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân và nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng, cũng như đối với thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai. Tuy nhiên khi xét về tổng thể môi trường kinh tế Việt Nam trong những năm qua và dự kiến đến năm 2015 thì sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế và chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng.

Bên cạnh sự tăng trưởng nền kinh tế của đất nước, kinh tế tỉnh Hải Dương có tốc độ tăng trưởng cao, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) ước tăng 7,7% so với năm 2013 (KH năm tăng từ 7 - 7,5%), cao hơn bình quân cả nước (cả nước ước tăng 5,8%), trong đó, giá trị tăng thêm (tính cả thuế) khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,9% (cả thuế là 10,2%), dịch vụ tăng 6,5% (cả thuế là 7%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ước đạt 16,5% - 51,2% - 32,3% (năm 2013 đạt 17,1%-50,9% - 32%) (KH: 16,5% - 48,5% - 35,0%).

Đóng góp vào tăng trưởng chung 7,7%, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản làm tăng 0,4 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 5,0 điểm phần trăm (trong đó, công nghiệp +4,6%, xây dựng +0,4%); dịch vụ đóng góp 2,3 điểm phần trăm. Tuy nhiên do trình độ dân trí của người dân Việt Nam nói chung cũng như

45

địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng chưa được nâng cao so với tầm hội nhập của nền kinh tế, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, sự nhận thức mơ hồ về hệ thống ngân hàng, đây có thể dẫn đến môi trường kinh doanh tài chính ngân hàng của Chi nhánh Hải Dương có thể gặp nhiều rủi ro.

- Yếu tố quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, TPP gây một tác động lớn lao đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại. Quá trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng, bên cạnh những cơ hội, ngân hàng sẽ đối mặt với những thách thức đó là VCB phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nguồn thu sẽ bị chia sẻ trong khi những rủi ro tiềm ẩn của thị trường ngày càng lớn.

Cơ hội :

+ Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và ngày càng chuyên nghiệp trong nền kinh tế.

+ Cổ phần hoá VCB trong điều kiện hội nhập đã được sự tham gia góp vốn của các cổ đông chiến lược nước ngoài, ngoài cơ hội tăng vốn tự có, VCB sẽ có cơ hội tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp hiện đại, đổi mới nền tảng công nghệ và phát triển những dịch vụ mới mà phía đối tác có nhiều kinh nghiệm.

+ Sự tham gia của các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài sẽ tạo sự cạnh tranh

mạnh mẽ, tạo cơ hội thúc đẩy tính sáng tạo, tăng cường năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực VCB đáp ứng với nhu cầu phát triển mới.

Những thách thức:

+ Dưới sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nước ngoài, khi mà các ngân hàng này luôn có lợi thế về năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại, VCB phải chấp nhận chạy đua trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng để tồn tại và phát triển.

+ Sức ép cạnh tranh đối với các NHTM nội địa sẽ tăng mạnh cùng với việc nới lỏng các quy định về hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, nhất là những lĩnh vực về tiền gửi nội tệ, phát hành thẻ tín dụng và máy rút tiền tự động…

Những cơ hội và thách thức của VCB đã tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hải Dương.

46

- Yếu tố công nghệ: Tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới rất nhanh chóng tạo điều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóng với thông lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản trị điều hành và kinh doanh là một nhu cầu bức xúc. Đặc biệt đang diễn ra xu hướng đầu tư mạnh cho các dịch vụ chất lượng cao và mang lại tiện ích cho khách hàng như việc phát triển các kênh phân phối mới như: điểm giao dịch tự động (Auto bank), Ngân hàng điện tử (InternetBanking, PhoneBanking), thiết bị thanh toán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng. -Yếu tố cạnh tranh:

Về thị phần kinh doanh: Thị phần kinh doanh của Chi nhánh Hải Dương về dịch vụ huy động, cho vay đều đứng thứ 2 sau Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. Thị phần ATM, POS, thẻ đều đứng đầu so với các ngân hàng trên địa bàn.

Về mạng lưới: Chi nhánh Hải Dương có số lượng các phòng giao dịch phủ kín tại các huyện tuy nhiên điểm giao dịch vẫn ít hơn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương, điều này đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, hoạt động cho vay và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Về sản phẩm dịch vụ: Chi nhánh Hải Dương có lợi thế về sản phẩm dịch vụ so với các ngân hàng thương mại trong tỉnh, tuy nhiên Chi nhánh Hải Dương triển khai dịch vụ này chậm hơn các ngân hàng Công thương, BIDV trong tỉnh, sản phẩm bán lẻ của Chi nhánh Hải Dương chưa phong phú, Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng.

Về khách hàng: Chi nhánh Hải Dương đang có số dư nợ tập trung vào những doanh nghiệp lớn (chiếm khoảng 50% trong tổng dư nợ tín dụng ). Cơ cấu khách hàng chưa đa dạng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng hiện nay. Mặc dù Chi nhánh Hải Dương đã triển khai chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhưng do lịch sử hoạt động và chưa có sự quyết tâm cao trong việc thực hiện chiến lược phát triển các dịch vụ bán lẻ nên Chi nhánh Hải Dương chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của mình hướng về khách hàng là cá nhân.

47

Xét các yếu tố cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong toàn tỉnh thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương có lợi thế hơn trong tất cả các ngân hàng khác. Chi nhánh Hải Dương có lợi thế cạnh tranh đứng thứ hai, nhưng xét về lâu dài thì Chi nhánh Hải Dương sẽ không còn chiếm ưu thế nếu như các ngân hàng thương mại khác đi vào giai đoạn khai thác thị trường, nhất là ngân hàng Công thương và BIDV Hải Dương. Hơn nữa các ngân hàng thương mại trên rất có ưu thế trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thị trường.

2.2.3.2. Phân tích môi trƣờng bên trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống quản lý: Đội ngũ làm công tác quản lý tại Chi nhánh Hải Dương đều được đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên do tổ chức bộ máy còn cồng kềnh nên đôi lúc thông tin chưa được trao đổi kịp thời giữa đội ngũ làm công tác quản lý và nhân viên tác nghiệp. Nhân sự: Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, Chi nhánh có 196 cán bộ, nhân viên đang công tác, trong số đó tất cả các vị trí làm công tác chuyên môn đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và thành thạo trong việc sử dụng phần mềm tin học. Đội ngũ làm công tác chuyên môn đều còn rất trẻ, tuổi đời trung bình là 33 tuổi, đây là một yếu tố hết sức thuận lợi và vấn đề đặt ra làm sao công tác tổ chức quản lý khoa học trong Chi nhánh để khai thác yếu tố hết sức thuận lợi này.

Bên cạnh đội ngũ làm công tác chuyên môn đã được đào tạo bài bản vẫn còn một số người có tinh thần làm việc chưa cao. Nguyên nhân tình trạng này phải kể đến chất lượng công tác quản lý lao động, chế độ đãi ngộ và chính sách phân phối thu nhập chưa hợp lý nên không kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Sự phối hợp trong quá trình làm việc giữa các phòng ban chưa tốt đặc biệt là kỹ năng làm việc theo nhóm chưa được đầu tư bồi dưỡng.

Hệ thống Marketing: Công tác Marketing của Chi nhánh do Phòng Tổng hợp đảm nhận. Chức năng chủ yếu của phòng này là lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh tiền tệ, điều hành nguồn vốn và thanh khoản, báo cáo thống kê và Marketing. Công tác Marketing được lồng ghép là một trong những chức năng của

48

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số nhân viên 166 197 197

Số nhân viên kinh doanh(chuyên viên quan hệ

khách hàng, chuyên viên tư vấn tài chính….) 22 23 25

Số giao dịch viên 37 40 44

Số PGD trực thuộc 9 10 15

Số tài khoản thanh toán

Số khách hàng có quan hệ tín dụng 736 1,275 1,650 Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 3,768 3,937 4,508

- Dư nợ bán buôn 3,207 3,199 3,358

- Dư nợ SME 275 247 341

- Dư nợ thể nhân 286 491 700

Huy động từ dân cư và TCKT (tỷ đồng) 4,310 5,112 5,490

- Dân cư 2,226 2,552 2,997

- TCKT 2,084 2,560 2,494

Tỷ lệ nợ khó đòi (nợ xấu) 0 0.18% 0.40%

Lợi nhuận trước thuế

(không bao gồm các khoản lợi nhuận do thu

hồi từ nợ xấu- triệu VNĐ) 143 140 145

Tổng tài sản 4,550 5,357 5,887

phòng Tổng hợp. Hầu hết nhân sự bộ phận Marketing đều không được đào tạo chính quy từ nghiệp vụ Quản trị kinh doanh nên việc lập kế hoạch tổ chức công tác Marketing hàng năm vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp. Công tác Marketing còn mang tính chung chung của các ngân hàng thương mại, chưa được triển khai theo tính chất đặc thù của ngành.

Tình hình tài chính của VCB và Chi nhánh Hải Dương được đánh giá là khá tốt thể hiện qua hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

Bảng 3.4: Bảng thông tin tổng hợp VCB Hải Dƣơng

(Nguồn VCB Hải Dương)

Năm 2014 là năm thành công đối với Chi nhánh Hải Dương trong việc xét đến hiệu quả kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập trước thuế. Nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh vẫn còn tập trung vào hoạt động tín dụng, tuy nhiên xét về chất lượng tín dụng thì Chi nhánh Hải Dương chưa có dấu hiệu xấu, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2014 là 0,04%. Thu dịch vụ năm 2014 tuy có tăng (tốc độ tăng 30% so với năm 2013) nhưng

49

tỷ trọng trong tổng nguồn thu chưa được nâng lên cao so với một ngân hàng đang trên lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chi nhánh cần đẩy mạnh các biện pháp phát triển chiến lược kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ để chiếm dần thị phần dịch vụ bán lẻ so với các ngân hàng thương mại khác trong toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống thông tin: Dự án Hiện đại hoá ngân hàng đã được triển khai cho toàn hệ thống của VCB, hệ thống thông tin của VCB luôn được đánh giá rất cao, các giao dịch được thực hiện hoàn toàn tự động, hệ thống số liệu được bảo mật, thông tin được cung cấp kịp thời cho các báo cáo phục vụ cho việc lãnh đạo điều hành. Tuy nhiên do việc đầu tư hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chưa đồng bộ nên đôi lúc do xử lý cùng một lúc nhiều thông tin, hệ thống phần mềm đã xảy ra tình trạng nghẽn đường truyền. Điều này phải kể đến trình độ chuyên môn của người sử dụng phần mềm còn hạn chế đã không phát huy hết hiệu quả của chương trình hiện đại hoá.

Hệ thống kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh đã được lập ra với mục đích phát hiện những sai phạm có thể xảy ra và đã xảy ra. Tuy nhiên trong điều kiện các quy định, quy trình, quy chế thay đổi nhanh chóng đã làm cho thủ tục kiểm soát đôi lúc trở nên cồng kềnh và rườm rà.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn ths (Trang 50)