TÌNH HUỐNG 1
Hóa đơn GTGT đầu ra của công ty là hóa đơn hỏng đã chuyển liên 2 cho khách hàng. Hiện khách hàng đã chuyển trả lại nhƣng bị thất lạc. Hóa đơn đã kê khai thuế, công ty muốn bỏ kê khai hóa đơn này thì có đƣợc không (vì hóa đơn liên 2 đã mất), nếu hủy thì công ty phải làm nhƣ thế nào? Bị phạt ra sao?
Biện pháp xử lý:
- Khả năng DN sẽ bị phạt mất nhiều tiền về hành vi làm mất liên 2 của Hoá đơn. - Nếu không bị mất/thất lạc thì Hoá đơn đó sẽ trả lại cho DN , rồi làm thủ tục huỷ
và xuất hoá đơn mới.
- Với trường hợp DN mua bị mất liên 2 thì có thủ tục đề nghị Bên DN bán hỗ trợ, theo đó Bên bán sẽ copy liên 1 kèm Tờ khai thuế, bảng kê của tháng có tờ hoá đơn đó, ghim vào và đóng dấu sao lục và dấu giáp lai của DN gửi đi thì bên Mua dùng nó để kê khai thuế đầu vào và hạch toán chi phí. Thất lạc do người mua thì trách nhiệm phạt tiền sẽ là do bên mua.
TÌNH HUỐNG 2
Trong trƣờng hợp nhân viên bán hàng lập hóa đơn bị sai và đã xé hóa đơn ra khỏi cuống, đã kê khai thuế. Vậy kế toán phải xử lý nhƣ thế nào?
Biện pháp xử lý:
- Bên mua và bên bán lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
- Trường hợp này người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế GTGT ...., tiền thuế GTGT cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
TÌNH HUỐNG 3
Công ty có cho thuê phòng họp, hội trƣờng gắn liền trong khách sạn. Hoạt động này có đƣợc giảm thuế GTGT theo Thông tƣ số 13/2009/TT-BTC hay không? Biện pháp xử lý:
- Căn cứ quy định tại điểm 1.18 Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22/1/2009 củaBộ Tài chính, trường hợp dịch vụ cho thuê phòng họp, hội trường gắn liền
48
với hoạtđộng kinh doanh khách sạn của Công ty thì thuộc diện được giảm 50% thuế GTGTđối với hoạt động này.
TÌNH HUỐNG 4
Công ty có hợp đồng lấy rác và vận chuyển rác cho hộ dân, cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp có thu phí hàng tháng. Các hoạt động của công ty cóphải nộp thuế GTGT hay không và nộp với mức thuế suất là bao nhiêu?
Biện pháp xử lý:
- Tại điểm 11 Mục II Phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính, qui định: "Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đườngphố và khu dân cư bao gồm các hoạt động thu, dọn, xử lý rác và chất phế thải;thoát nước, xử lý nước thải là đối tượng không chịu thuế.
- Trường hợp CSKD thực hiện các dịch vụ về vệ sinh, thoát nước cho các tổ chức, cá nhân, như:lau dọn, vệ sinh văn phòng thì dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT".Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có dịch vụ công cộng như: thu, dọn, xửlý, vận chuyển rác đường phố và khu dân cư... thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.Đối với dịch vụ như: lau dọn, vệ sinh văn phòng thì dịch vụ này thuộc đối tượngchịu thuế GTGT và áp dụng mức thuế suất là 10%
TÌNH HUỐNG 5
Trong tháng 6 công ty có thực hiện một đợt khuyến mãi tặng kèm bàn chải khi mua kem đánh răng. Vậy bàn chải có phải tính thuế GTGT không ?
Biện pháp xử lý:
- Tại điểm 2.4a, Mục IV, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu: “Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại,quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy địnhcủa pháp luật thương mại về xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền. Căn cứ hướng dẫn trên thì hàng hoá dùng để khuyến mại không phải tính thuế GTGT. Khi lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến
49
mại không thu tiền, dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
TÌNH HUỐNG 6
Phần dƣới cùng của hóa đơn bán hàng (Hóa đơn GTGT) có 3 chỉ tiêu: ngƣời mua hàng (ký, ghi rõ họ tên), ngƣời bán hàng (ký, ghi rõ họ tên), thủ trƣởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên). Trong trƣờng hợp giám đốc (thủ trƣởng đơn vị) không ký thì phó giám đốc ký (có giấy ủy quyền). Vậy trong trƣờng hợp này việc đóng con dấu tròn của đơn vị có đƣợc phép đóng vào tiêu thức 'thủ trƣởng đơn vị ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên' không hay là phải đóng dấu treo?
Biện pháp xử lý:
Căn cứ Tiết d điểm 2 Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
“ Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
- Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn. - Căn cứ các quy định trên, trường hợp giám đốc công ty ủy quyền cho phó giám
đốc trực tiếp ký, ghi rõ họ tên vào tiêu thức người bán hàng và được ủy quyền đóng dấu trên chữ ký của phó giám đốc thì được xác định là hóa đơn hợp pháp. - Trường hợp phó giám đốc không được ủy quyền đóng dấu trên chữ ký thì đóng
dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
- Việc đóng con dấu tròn của đơn vị được phép đóng theo tiêu thức 'thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên
TÌNH HUỐNG 7
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào đƣợc kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trƣờng hợp CSKD phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì đƣợc kê khai, khấu trừ bổ sung trƣớc khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế.' Vậy tháng nào kê tháng đó có nghĩa là nếu kê khai thiếu sót thì phải kê khai bổ sung vào tháng phát sinh chứng từ đó (VD tháng 2/2014 phát hiện ra
50
chứng từ còn thiếu sót chứng từ của tháng 1/2014 thì phải kê khai bổ sung vào tháng 1/2014). Hay khi phát hiện thiếu sót thì kê khai vào tháng phát hiện thiếu sót (tháng 2/2014 phát hiện còn thiếu sót chứng từ của T1/2014 chƣa kê khai thì kê khai bổ sung vào T2/2014) ?
Biện pháp xử lý:
- Thông tư số 156/2013 và Thông tư số 219/2013 của Bộ Tài chính được ban hành dựa trên cơ sở Luật số 21/2012 và Luật số 31/2013. Các văn bản Luật được sửa đổi này nhằm mang lại sự thuận lợi, đơn giản, giảm thời gian cho DN, cho nên không có lý do gì mà buộc DN phải thực hiện “suốt ngày khai điều chỉnh” như TB 870, thời gian cũng là tiền bạc và liên quan nhiều đến tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Cần hiểu cặn kẽ rằng khai bổ sung khác với khai điều chỉnh và từ trước đến nay DN đang thực hiện theo các TT số 28/2011, TT số 06/2012, số 65/2013 không có gì vướng mắc cả, theo đó:
DN bị sót chưa kê khai Hoá đơn GTGT đầu ra, tức là khai thiếu thuế, cho nên khi phát hiện ra phải quay ngược trở về tháng khai sót để khai lại với 3 tờ giấy là : (i) Mẫu 01/KHBS; (ii) Tờ khai kèm bảng kê cũ; và (iii) Tờ khai mới (trong đó gồm cả số thuế của hoá đơn sót nay phát hiện ra). Hệ quả là kèm theo tiền chậm nộp.
DN bị sót chưa kê khai Hoá đơn GTGT đầu vào, tức là DN vẫn còn đang để Nhà nước chiếm dụng tiền thuế đã trả mà chưa kịp đòi lại (bằng cách khấu trừ), cho nên trong thời hạn 6 tháng mà phát hiện ra thì khai bổ sung luôn vào tháng phát hiện ra chứ không phải quay ngược về 6 tháng trước. Nay TT số 219/2013 xoá bỏ thời hạn 6 tháng mà để bất cứ khi nào DN phát hiện ra (nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố Quyết định thanh tra/kiểm tra tại trụ sở DN). Do vậy, không có lý do gì để chúng ta khó khăn phức tạp hơn trước.
Với tình huống như nêu: Tháng 2/2014 phát hiện ra sót hoá đơn đầu vào của tháng 1 thì khai bổ sung luôn hoá đơn này vào Bảng kê thuế GTGT đầu vào của tháng 2 (Khai bổ sung vào tháng phát hiện Hoá đơn sót chưa khai).
51
Với từ ngữ như nêu: Việc khai bổ sung vào tháng có Hoá đơn bị sót chưa kê, nay phải kê lại để bổ sung cái sót này vào thì đây là khai điều chỉnh chứ không phải khai bổ sung.
TÌNH HUỐNG 8
Công ty xuất một hóa đơn cho khách hàng vào tháng 01, hóa đơn này chƣa kê khai, đến tháng 02 phát hiện ra sai thông tin của khách hàng, số tiền thuế và các thông tin khác không thay đổi. Khách hàng không đồng ý làm biên bản điều chỉnh hóa đơn mà bắt xuất hóa đơn khác thay thế. Công ty phải làm biên bản thu hủy hóa đơn và xuất lại hóa đơn mới (trên hóa đơn mới ghi thông tin đúng của khách hàng, hàng hóa và số tiền thuế ghi giống nhƣ hóa đơn cũ. Vậy công ty xử lý nhƣ vậy có đúng không? Nếu đúng thì công ty sẽ khai thuế GTGT tháng 01 và tháng 02 nhƣ thế nào đối với hóa đơn cũ và hóa đơn mới. Vì nếu không kê khai hóa đơn sai vào tháng 01 thì số tiền thuế tháng 01 của công ty sẽ bị sai, còn nếu công ty dùng có đơn hỏng để kê khai thì sẽ là không đúng, còn nếu dùng hóa đơn tháng 02 để kê vào tháng 01 thì có đúng không?
Biện pháp xử lý:
- Nếu hoá đơn đã xuất cho khách hàng tháng 1, tháng sau (2) mới phát hiện ra sai sót thì làm thủ tục huỷ thu hồi, huỷ hoá đơn có sai sót và phát hành hoá đơn thay thế theo quy định, đồng thời khai điều chỉnh tờ khai thuế của tháng 1. Không thể dùng hoá đơn của tháng 2 để khai vào tờ khai thuế của tháng 1 được. - Nếu như hoá đơn có lỗi đã không kê vào tờ khai thuế của tháng 1, và việc thu hồi, huỷ hoá đơn đó vào trước ngày nộp tờ khai thuế của tháng 1 (20/2) tháng 2 mới xuất hoá đơn thay thế thì Hoá đơn mới này sẽ khai vào tờ khai thuế của tháng 2.
- Trong trường hợp này, công ty sẽ được xử phạt vi phạm hành chính.
TÌNH HUỐNG 9
Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của dịch vụ bảo trì ATM và thuế GTGT đầu vào đối với dịch vụ SMS Banking nhƣ thế nào?
Biện pháp xử lý:
Tại công văn số 3871/BTC – TCT ngày 27 tháng 03 năm 2014 của Bộ tài chính trả lời về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào của Ngân hàng như sau :
52
hợp ngân hàng có thuế GTGT đầu vào đối với các chi phí liên quan đến máy ATM (trừ chi phí mua máy ATM) phục vụ đồng thời cho hoạt động kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT. Ngân hàng không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào của các chi phí trên được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của Ngân hàng.
- Thuế GTGT đầu vào đối với dịch vụ SMS Banking : dịch vụ SMS Banking là dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT, do đó thuế GTGT đầu vào của dịch vụ SMS Banking của Ngân hàng được khấu trừ toàn bộ.
TÌNH HUỐNG 10
Tại điểm c, khoản 4, điều 45, TT 128/2013/TT-BTC có quy định khi làm thủ tục XNK tại chỗ phải có hóa đơn xuất khẩu. TT64/2013/TT-BTC thì quy định dùng hóa đơn GTGT cho các trƣờng hợp coi nhƣ XK. Khoản 2, điều 17, TT 06/2012 quy định XK tại chỗ là trƣờng hợp đƣợc coi nhƣ XK. Mặt khác, TT 64 nói HĐXK đồng thời là hóa đơn thƣơng mại (commercial invoice) nhƣng TT 128 thì phân biệt 2 loại này.
Biện pháp xử lý:
- Vấn đề gây trở ngại cho DN, TT số 64/2013 và TT số 128/2013 có độ “vênh” do mục đích sử dụng tờ hoá đơn có khác nhau.
- Ngày 22/11/2013, Bộ Tài chính đã có CV số 16239/BTC-TCHQ hướng dẫn cơ quan Hải quan thực hiện thống nhất 2 nội dung:
Khi làm thủ tục hải quan và thủ tục hoàn thuế đối với hàng XNK tại chỗ thì Hồ sơ hải quan quy định tại điểm c, khoản 4, điều 45 và hồ sơ hoàn thuế quy định tại khoản 7, điều 117 của TT 128/2013/TT-BTC thì DN xuất trình bản chính, nộp bản chụp Hoá đơn XK.
Trường hợp DN nội địa bán hàng vào khu phi thuế quan thì sử dụng Hoá đơn GTGT (liên giao khách hàng) do doanh nghiệp XK lập thay cho Hoá đơn XK khi làm thủ tục hải quan.
53
Những vướng mắc trên sẽ được giải quyết cụ thể hơn sau khi có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010
54