- Số tuyệt đối Số tương đố
3.2.1.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt.
Mỗi NH đều có một chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng. Lãi suất là một bộ phận cấu thành trong phần lớn thu nhập và chi phí. Mọi biến động về lãi suất có ảnh hưởng lớn đến KQKD của NH.
Do tầm quan trọng của lãi suất mà việc xây dựng chính sách lãi suất được đặt lên hàng đầu. Hiện nay các nhà quản lí đang phải đối mặt với các khó khăn trong việc định giá các dịch vụ có liên quan đến tiền gửi - nguồn vốn quan trọng nhất của NH. Một mặt NH phải đưa ra mức lãi suất đủ lớn để có thể thu hút KH gửi tiền vào NH. Mặt khác, mức lãi suất đó phải hợp lí để không phải trả lãi quá cao, đảm bảo lợi nhuận cho NH.
Ngày nay sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính càng làm cho các vấn đề nêu trên phức tạp hơn, vì cạnh tranh có xu hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi, trong khi làm giảm thu nhập dự kiến của NH.
Các NHTM dựa vào những đặc điểm về nguồn vốn và KH của mình để đưa ra mức lãi suất nhưng mức lãi suất này không chênh lệch với mức lãi suất của các NH khác là mấy, Trường hợp này, các nhà quản lí cần xem xét đến việc có nên nâng cao mặt bằng lãi suất nhằm tăng khả năng huy động vốn hay nên chấp nhận tổn thất về qui mô tiền gửi do duy trì một mức lãi suất thấp hơn mức bình quân trên thị trường.
Trong nguồn vốn của NH thì chỉ có tiền gửi thanh toán là ít nhạy cảm với lãi suất. Nó biến động cùng với sự biến động của lãi suất. Vì vậy NH cần có chính sách lãi suất phù hợp, theo dõi sự biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ cũng như nhu cầu của NH từng thời kì để có bảng lãi suất phù hợp với từng thời kì.
Một chính sách lãi suất được coi là hợp lí khi nó thoả mãn các yêu cầu sau:
Có thể giúp NH huy động được đủ nguồn vốn cho hoạt động và đảm bảo cơ cấu vốn hợp lí.
Đảm bảo tính cạnh tranh.
Đảm bảo lợi nhuận hợp lí cho NH.
Phù hợp với chính sách lãi suất của NHNN và xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường.
NH cần phân tích kĩ cấu trúc kì hạn của nguồn vốn, dự báo xu hướng biến động của lãi suất để chủ động tạo ra khoảng cách giữa tài sản nhạy cảm với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất một cách thích hợp.
Trong trường hợp kết quả của dự báo có xu hướng giảm thì khoảng cách có lợi là nguồn vốn nhạy cảm lớn hơn tài sản nhạy cảm với lãi suất và ngược lại. Điều này có thể xác định được khoảng cách giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra.
Ngoài ra trong cơ cấu bảng lãi suất, đối với mỗi loại lãi suất cần có lãi suất tối đa và tối thiểu có thể áp dụng để điều chỉnh lãi suất linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, việc dự báo trước xu hướng biến động của lãi suất có thể không chính xác vì chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: Chính sách của Chính phủ, của NHNN, tỉ lệ lạm phát, chu kì phát triển của nền kinh tế. Cho nên nếu dự báo có sự diễn biến trái ngược thì cần điều chỉnh kịp thời thông qua cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu dư nợ, thường thì cơ cấu nguồn vốn sẽ đem lại kết quả tốt hơn.
Xu hướng biến động lãi suất trên thị trường hiện nay là bất ổn định nên để xây dựng cho mình một cơ cấu nguồn vốn phù hợp thì NH có thể điều chỉnh lãi suất từng kì hạn. Ví dụ nguồn vốn trung dài hạn của NH đang còn thiếu hụt thì có thể tăng lãi suất huy động lên hoặc khi nguồn vốn ngắn hạn đang ứ đọng chưa cho vay hết thì có thể giảm lãi suất huy động này xuống.
Áp dụng lãi suất phí dịch vụ linh hoạt, có tính cạnh tranh cao có thể làm tăng chi phí nguồn vốn, đổi lại qui mô nguồn vốn tăng trưởng, đạt được cơ cấu hợp lí hơn. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn một cách hợp lí. Hiện nay, NH đang thiếu vốn trung và dài hạn, do đó lãi suất cần thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của nguồn vốn trung và dài hạn, nghĩa là lãi suất tiền gửi trung và dài hạn phải tăng đáng kể so với lãi suất ngắn hạn để khuyến khích KH gửi tiền lâu dài.