Nhược điểm tồn tại cần khắc phục • Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại hội sở ngân hàng SHB (Trang 37 - 41)

• Năng lực tài chính

Thứ nhất: Quy mô vốn điều lệ còn khiêm tốn

SHB la ngân hàng TMCP có quy mô chủ sở hữu không cao, tính đến 31/12/2012 vốn điều lệ chỉ đạt 8.865,795 tỷ đồng mặc dù đã sau sáp nhập với Habubank. Quy mô vốn điều lệ hiên tại như vậy mặc dù đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, mở rộng một cách kịp thời và số vốn cần thiết để phát triển mạng lưới, chi nhánh. Trong thời gian tới, với kế hoạch hiên đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng Corebanking, phát triển mạng lưới của mình SHB cần tăng vốn chủ sở hữu lên. Việc tăng vốn này có thể thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu, tăng trích lợi nhuận chưa phân phối…

Thứ hai: Chất lượng tín dụng sau sáp nhập chưa cao

Sau khi nhận sáp nhập HBB, tỷ lệ nợ xấu của SHB tăng lên đến 8,53% và nợ xấu tiềm tàng cao, ước tính trong năm 2013 tỷ lệ này có thể còn tăng lên … Điều này đòi hỏi SHB cần có biện pháp xử lý nợ xấu và ngăn chặn việc tăng nợ xấu tiềm tàng.

Hoàn thiện bộ máy tổ chức đáp ứng nhu cầu hoạt động, phát triển của SHB

Sự kiện nhận sáp nhập HBB đã làm số lượng nhân sự của SHB tăng gấp đôi trong thời gian ngắn, do đó nhiệm vụ tiên quyết là SHB cần sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, định biên các phòng ban và phân bổ nhân sự hợp lý sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng cá

nhân. Việc sắp xếp cần khẩn trương và hết sức cẩn trọng đảm bảo chức năng, nhiêm vụ từng phòng/ban rõ ràng, không chồng chéo; cơ chế phối hợp công việc hài hòa, logic đảm bảo tính thống nhất, thông suốt trong toàn hệ thống SHB. Tận dụng nguồn lực nhân sự nội bộ tại các bộ phận thừa nhân sự để bổ sung cho các bộ phận còn thiếu so với định biên.

KẾT LUẬN

Sau 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB đã luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng các dịch vụ tiện ích với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện, đại đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính – công nghiệp – bất động sản lớn mạnh SHB đã có sự nỗ lực phát triển cả về lượng cũng như về chất. Trên đây là những ghi nhận của em về các hoạt động, định hướng và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội. Dù thời gian thực tập chưa lâu và vẫn còn rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc công việc thực tế, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tại ngân hàng cùng sự hướng dẫn của giảng viên Th.s Nguyễn Thị Hải Yến, em đã học hỏi được thêm nhiều kiến thức ngân hàng, nhiệm vụ của một cán bộ ngân hàng cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tế.

Do thời gian thực tập còn ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo khoa Quản lý Kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội cùng các anh chị làm việc tại cơ sở.

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên

Phụ lục 1: Báo cáo kết quả kinh doanh (2010-2012)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2011 2010

Thu nhập lãi và các khoản thu

nhập tương tự 9.951.489 7.781.058 3.736.848

Chi phí lãi và các khoản chi phí

tương tự -8.075.961 -5.883.524 -2.520.683

Thu nhập lãi thuần 1.875.528 1.897.534 1.216.165

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 193.828 256.348 126.645

Chi phí hoạt động dịch vụ -41.731 -37.900 -20.181

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 152.097 218.448 106.464

Thu nhập thuần từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối 47.963 54.762 53.138

Thu nhập thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh

140.376 -17.782. 9.527

Thu nhập thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư

23.548 -9.289 56.692

Thu nhập thuần từ góp vốn mua cổ phần

10.910 9.229 7.090

Thu nhập thuần từ hoạt động khác

689.034 75.432 37.084

Tổng thu nhập hoạt động 2.939.456 2.228.334 1.486.160

Chi phí hoạt động -1.678.993 -1.125.836 -679.584

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

1.260.463 1.102.498 806.576

Chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng 564.740 -101.536 -149.843

Tổng lợi nhuận trước thuế 1.825.203 1,000.962 656.733

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

-137.934 -247.933 -162.404

Lợi nhuận sau thuế 1.687.269 753.029 494.329

Lợi ích của cổ đông thiểu số -428 0 0

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Ngân hàng mẹ

1.686.841 753.029 494.329

Lỗ lũy kế của Habubank chuyển giao sau khi sáp nhập

-1.660.775 Lợi nhuận còn lại của ngân

hàng 26.066

Lãi cơ bản/cổ phiếu

33 1,745 2,178

Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán (2010-2012)

Đơn vị: triệuđồng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Chỉ tiêu

Tiền mặt và kim loại quý Tiền gửi tại NHNN

Tiền gửi tại các TCTD khác Chứng khoán kinh doanh

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản khác Chứng khoán đầu tư

Góp vốn đầu tư dài hạn Tài sản cố định

Bất động sản đầu tư Tài sản khác

Tổng tài sản

Các khoản nợ chính phủ và NHNN Tiền gửi và cho vay các TCKT khác Tiền gửi của khách hàng

Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ đầu tư khác Vốn tài trợ ủy thác đầu trư, cho vay TCTD chịu rủi ro

Phát hành giấy tờ có giá Các khoản nợ khác Tổng nợ phải trả Vốn và các quỹ Vốn của TCTD Vốn điều lệ Thặng dư vốn cổ phần Quỹ của TCTD

Chênh lệch tỷ giá hối đoái Chênh lệch đánh giá lại tài sản Lợi nhuận chưa phân phối Quỹ khác

Lợi ích của cổ đông thiểu số

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại hội sở ngân hàng SHB (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w