Tình hình SHB sau sáp nhập

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại hội sở ngân hàng SHB (Trang 31)

Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập Habubank có tổng tài sản gần 120.000 tỷ đồng (tương đương với quy mô của các nhà băng trong khối G14). Tổng vốn điều lệ mới gần 9.000 tỷ đồng. Sau sáp nhập, tổng số nhân viên của SHB đạt gần 5.000 người, bằng nhân viên của hai nhà băng cũ gộp lại. SHB tiếp quản 90 điểm giao dịch, chi nhánh, quỹ tiết kiệm của Habubank. Sau khi sáp nhập, ngân hàng SHB mới sẽ có hệ số an toàn vốn CAR là 11,39%, đạt tiêu chuẩn quốc tế (CAR của Habubank trước đây chỉ hơn 4%)

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2012, SHB lãi 1.000 tỷ đồng trong quý IV giúp giảm số lỗ cả năm xuống còn 95 tỷ đồng. Nếu tính cả khoản lợi nhuận còn để lại của năm trước (122 tỷ đồng), SHB vẫn lãi lũy kế 26,1 tỷ đồng. Năm 2011, khi chưa sáp nhập với Habubank, SHB lãi sau thuế hơn 1.000 tỷ đồng. So với năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước khi trừ chi phí dự phòng rủi ro) của SHB giảm 59% khi chỉ đạt 460 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của SHB đảo chiều so với năm 2011 là do chi phí hoạt động của năm 2012 lên tới 2.309 tỷ đồng (gấp 2 lần của năm 2011), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gấp 5 lần. Dư nợ cho vay đến hết ngày 31/12/2012 đạt gần 56.939,7 tỷ đồng, tăng trưởng tới 95,25%. Tuy nhiên, SHB phải trích lập dự phòng cho vay khách hàng tới 1.251 tỷ đồng. Lượng tiền gửi của khách hàng tính đến cuối năm 2012 của SHB đạt 77.598 tỷ đồng, tăng tới 123% so với năm 2011. Sau khi sáp nhập Habubank, SHB phải gánh thêm những khoản lỗ và nợ xấu. Theo báo cáo tài chính của SHB, tính đến 31/12/2012, nợ xấu của SHB còn khoảng 4.847 tỷ đồng (tương đương 8,53% tổng dư nợ).

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại hội sở ngân hàng SHB (Trang 31)