Thực trạng hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại hội sở ngân hàng SHB (Trang 28 - 29)

Mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại nhưng tại ngân hàng SHB thì nghiệp vụ này cũng đã được thực hiện. Càng về sau này thì nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng càng hoàn thiện và phát triển với nhiều loại hình bảo lãnh và phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau giúp cho ngân hàng cũng có doanh số bảo lãnh đáng kể.

Bảng 2.11: Doanh số theo loại hình bảo lãnh (2010-2012)

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 2012/2011 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền

% Số

tiền

%

Bảo lãnh vay vốn 35,6 - - 35,6 100 - -

Cam kết trong nghiệp vụ L/C

336,4 538,2 587,7 -201,8 -37,5 -49,5 -9,2Bảo lãnh khác 4.915,2 2.670,6 681,9 2.244, Bảo lãnh khác 4.915,2 2.670,6 681,9 2.244,

6 84,05 1988, 84,05 1988, 7 74, 5 Tổng 5.287,2 3.208,8 1.269,6 2.078, 4 64,77 1939, 2 60, 4

(Nguồn:Phòng tài chính- kế toán)

)

Bảng 2.11 cho thấy doanh số bảo lãnh tại ngân hàng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2010 doanh số bảo lãnh là 1.269,6 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng lên là 3.208,8 tỷ đồng, và tăng lên tới 5.287,2 tỷ đồng vào năm 2012 cao hơn năm 2011 là 2.078,4 tỷ đồng và tương ứng tăng 64,77%. Từ đó cho thấy uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng. Hầu hết doanh số các loại hình bảo lãnh đều tăng qua các năm. Cụ thể bảo lãnh vốn năm 2012 là 35,6 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2011. Cam kết trong nghiệp vụ L/C (Letter of Credit – Tín dụng thư) năm 2010 là 587,7 tỷ đồng, năm 2011 là 538,2 tỷ đồng ,đến năm 2012 giảm còn 336,4 tỷ đồng giảm 37,5% so với năm 2011. Năm 2010 bảo lãnh khác là 681,9 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng là 2.670,6 tỷ đồng, tăng lên đến 4.915,2 tỷ đồng vào năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 2.244,6 tỷ đồng tương ứng tăng 84,05%. Từ đó cho thấy tại SHB nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng mở rộng và phát triển.

Bảo lãnh ra đời đã trở thành công cụ tài trợ, giúp cho bên được bảo lãnh có thể vay vốn với chi phí thấp hơn. Do đó mà bên được bảo lãnh có thể sử dụng được nguồn vốn một cách triệt để và tối ưu nhất. Ngoài ra, bảo lãnh còn giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm của mình. Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập chủ yếu là từ thu phí dịch vụ. Mặc dù ở hầu hết các NHTM Việt Nam thu nhập chủ yếu từ các hoạt động tín dụng nhưng các ngân hàng cũng ngày càng nhận thấy bảo lãnh là một nghiệp vụ không thể thiếu trong các sản phẩm của mình và đang mang lại cho các ngân hàng một nguồn thu đáng kể.

Bảng 2.12: Lãi thuần từ hoạt động bảo lãnh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch

2012/2011 2011/2010Lãi Lãi

thuần

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

81,1 98,4 22,2 -17,3 -17,6 76,2 343,3

(Nguồn:Phòng tài chính- kế toán)

Lãi thuần từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng liên tục biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 22,2 tỷ đồng, đến năm 2011 là 98,4 tỷ đồng và năm 2012 thì thu được 81,1 tỷ đồng, tuy giảm nhưng không nhiều Điều này chứng tỏ sự nỗ lực cố gắng rất lớn của ngân hàng trong việc ngày càng hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ bảo lãnh, làm cho doanh thu của hoạt động bảo lãnh ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại hội sở ngân hàng SHB (Trang 28 - 29)