Lập kế hoạch đối phó rủi ro

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị dự án tìm kiếm và đào tạo quản trị viên tiềm năng của ngân hàng phát triển thành phố hồ chí minh – HDBank (Trang 38)

5. Kiểm soát dự án

5.3.3.Lập kế hoạch đối phó rủi ro

Dựa vào danh mục rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để ra kế hoạch phù hợp đối phó với rủi ro.

Chiến lược né tránh (giải pháp cho rủi ro có xác suất cao, mức tác động cao)

- Chiến lược này áp dụng cho rủi ro ngân hàng không thu hút được nhiều ứng viên có trình độ cao trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Giải pháp: Ngân hàng cần phải có một chiến lược rõ ràng, cụ thể về hình thức, thời gian, phương tiện truyền thông, địa điểm để thu hút được các ứng viên phù hợp:

 Đưa ra các hình thức kích thích hấp dẫn, vẽ ra được viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai cho ứng viên: Mức lương, mức tiền thưởng cao, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, cơ hội phát triển nghề nghiệp, năng lực bản thân...

0% 5% 10% 15% 20% 25% 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 X ác suất x ảy ra Mức độ tác động MA TRẬN VỀ RỦI RO

33

 Đăng thông tin thi tuyển trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội một cách rộng rãi.

 Tham gia vào hội chợ việc làm ở các trường đại học.

 Tài trợ cho các sinh viên nghèo học giỏi.

 Liên kết với các trường đại học chuyên đào tạo về khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng để đăng tin trên website của các trường, có danh sách những sinh viên ưu tú của trường để gửi những email tuyển dụng...

 Tham gia rộng rãi vào các hoạt động xã hội, giới thiệu phong cách văn hóa doanh nghiệp mới lạ, môi trường làm việc lý tưởng để quảng bá hình ảnh ngân hàng, dễ dàng thu hút nhiều ứng viên hơn.

Chiến lược chuyển giao rủi ro (giải pháp cho rủi ro có xác suất thấp nhưng mức tác động cao)

- Chiến lược này áp dụng cho rủi ro chương trình đào tạo không phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra.

- Rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách thuê nguồn bên ngoài có kinh nghiệm, có chuyên môn rộng về lĩnh vực quản trị trong ngành tài chính ngân hàng để viết chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn, bắt kịp xu hướng hiện tại, phát triển được khả năng của các ứng viên

Chiến lược giảm nhẹ rủi ro (giảp pháp cho rủi ro có xác suất cao nhưng mức tác động thấp)

- Chiến lược này áp dụng cho rủi ro không thuê được đội ngũ giảng viên như mong đợi.

- Rủi ro này có thể giảm nhẹ bằng cách liên hệ với các giảng viên có uy tín ngay từ sớm để các giảng viên có thời gian sắp xếp lịch, không đợi nước tới chân rồi mới nhảy; sẵn sàng chi ngân sách phù hợp để đảm bảo về chất lượng đào tạo...

Chiến lược chấp nhận rủi ro (giải pháp cho rủi ro có xác suất thấp và mức tác động thấp)

34

- Chiến lược này áp dụng cho rủi ro học viên bỏ học giữa chừng hoặc sau khi kết thúc khóa học không làm việc tại HDBank mà chuyển sang công tác tại một ngân hàng khác.

Trước khi bắt đầu khóa học, ngân hàng đã tiến hành cho học viên ký kết hợp đồng cam kết làm việc cho HDBank tối thiểu trong vòng 5 năm. Cho nên, khi rủi ro này có xác suất thấp, rất khó xảy ra. Nếu có xảy ra, ngân hàng sẽ nhận được khoản bồi thường lớn từ phía học viên bồi thường thiệt hại nên trong trường hợp rủi ro này sẽ không thay đổi kế hoạch dự án.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị dự án tìm kiếm và đào tạo quản trị viên tiềm năng của ngân hàng phát triển thành phố hồ chí minh – HDBank (Trang 38)