Bút pháp ước lệ tượng trưng trong miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ nhân

Một phần của tài liệu Nhân vật yêu ma trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ (Trang 41)

6. Đóng góp của đề tài

2.3.1 Bút pháp ước lệ tượng trưng trong miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ nhân

tượng nhất. Họ không chỉ đẹp ở ngoại hình, nội tâm mà còn đẹp ở tính dục hết

sức đời thường của con người. Đọc xong Truyền kì mạn lục, khép lại trang

sách “cái dư âm ngọt ngào, trong sáng và rạo rực mơ màng một dáng hình”

cứ phảng phất trong tâm trí ta [7, tr. 6].

2.3. Phương tiện nghệ thuật thể hiện nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục

Phương tiện là sự lựa chọn, sử dụng và sáng tạo những yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật để mô tả và thực hiện một cách sinh động, sâu sắc hiện thực khách quan và thế giới nội tâm của con người. Có thể nói phương tiện hay cụ thể hơn là phương tiện nghệ thuật đảm bảo cho văn học tồn tại như một loại hình nghệ thuật. Nguyễn Dữ sinh ra trong thời đại mà ý thức về nghệ thuật còn ở sự hỗn dung về mặt loại hình nhưng những gì ông sử dụng trong tác phẩm

Truyền kì mạn lục cũng đủ cho ta thấy sự đa dạng, phong phú trong việc sử dụng các phương tiện để xây dựng nhân vật.

Với việc đưa nhân vật yêu ma vào trong tác phẩm của mình và thể hiện

chúng bằng phương tiện xây dựng nhân vật kì ảo, Truyền kì mạn lục của

Nguyễn Dữ hấp dẫn, lôi cuốn độc giả mọi thời. Ở đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu và phân tích hai phương tiện thể hiện chính như sau:

- Bút pháp ước lệ tượng trưng trong miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật. - Sự kết hợp giữa kì và thực.

2.3.1. Bút pháp ước lệ tượng trưng trong miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật nhân vật

Miêu tả ngoại hình để khắc họa nhân vật vốn là một bút pháp nghệ thuật đã được sử dụng từ lâu trong văn học trung đại. Do tính ước lệ của phạm trù văn học trung đại nên những vẻ đẹp của tự nhiên thường được xem là chuẩn mực, là thước đo cho hình thức lẫn nội dung của tác phẩm cũng như

việc thể hiện nhân vật. Bút pháp ước lệ tượng trưng là chỉ qua những nét chấm phá vẫn là toát lên không chỉ hình thức, vẻ bên ngoài của nhân vật mà còn thể hiện được nội tâm của nhân vật.

Bút pháp ước lệ tượng trưng là một bút pháp quen thuộc của các văn nghệ sĩ trung đại. Khi miêu tả phong cảnh thì những thi liệu như: mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông… nhất định được sử dụng. Còn khi miêu tả con người các tác giả luôn lấy chuẩn mực thiên nhiên để miêu tả. Nếu là người

quân tử sẽ là: “râu hùm, hàm én, mày ngài” với khí chất như cây Tùng, cây

Bách còn giai nhân: “yểu điệu như liễu”, “thắt đáy lưng ong”, “như hoa như

ngọc”… Đến với Truyền kì mạn lục, cụ thể hơn là tìm hiểu nhân vật yêu ma

(đặc biệt là các yêu ma nữ) đã được Nguyễn Dữ xây dựng thành công và sống động bằng bút pháp cổ điển này.

Những thiên truyện trong Truyền kì mạn lục là thể loại truyện có dung

lượng ngắn, lời văn cô đọng, ngắn gọn nên nhà văn phải triệt để sử dụng bút pháp miêu tả, ước lệ tượng trưng này.

Khảo sát 14 truyện viết về nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục

ta thấy 8/14 truyện viết về nhân vật chính là nhân vật yêu ma nữ (xấp xỉ 57 %). Các nhân vật yêu ma chỉ được chấm phá vài nét chứ Nguyễn Dữ không đi

sâu và đặc tả vẻ đẹp ngoại hình. Vẻ đẹp của Nhị Khanh (Chuyện cây gạo)

trong cảm nhận của Trình Trung Ngộ là một “giai nhân tuyệt sắc”. Đào Hàn

Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị là người không chỉ “thông hiểu

âm luật và chữ nghĩa” mà còn là người “tuổi đã trẻ trung sắc lại lộng lẫy”.

Nàng Liễu (Chuyện kì ngộ ở trại Tây)được khen ngợi: “Vẻ đẹp của em Liễu

thật là tột bậc, có thể xứng với câu thơ cổ “Mĩ nhân nhan sắc đẹp như hoa”.

Ngô Chi Lan trong (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa) được cảm nhận trong

con mắt của người học trò Mao Tử Biên là “một vị mĩ nhân, trâm ngọc hài

Dù bằng vài nét phác thảo đơn sơ, không đi sâu vào tả cận cảnh song vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của họ vẫn hiển hiện trên trang văn của Nguyễn Dữ, khiến bạn đọc tưởng tượng, hình dung rất rõ nét.

Nguyễn Dữ còn sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng trong miêu tả

ngôn ngữ của nhân vật, khiến cho “lời hẹp mà ý rộng”, ngôn ngữ trang trọng,

gợi hình và mang giá trị biểu đạt cao.

Trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Nguyễn Dữ đã để cho ma

vượn và ma cáo tự thể hiện, tự bộc lộ mình. Tài năng ăn nói của ma vượn và

ma cáo là tài năng của những “trí thức”. Lời của những “trí thức” ấy đã

khiến cho trụ tướng triều đình phải thua cuộc. Mang trong mình sứ mệnh bảo vệ sự bình yên nơi lâm truyền, những con ma ấy còn thể hiện khí phách trong

sạch của mình: “Chúng tôi nương mình bên nhành khói, náu vết chốn hang

mây, ngủ thì lấy cỏ làm đệm êm, khát thì lấy nước suối làm rượu ngọt, vương chân có khói sáng, kết bạn có hươu nai, chỉ biết ăn bách nhai tùng, ngâm

trăng vịnh gió, ngõ hầu mới khỏi vướng lưới trần”. Một loạt những hình ảnh,

ngôn từ mang tính tượng trưng đã nói giúp ta khí khái và sự trong sạch của

“tú tài họ Viên”“tử sĩ họ Hồ”. Nó đại diện cho khí phách của người quân

tử, đạo sĩ không vướng tục trong xã hội đương thời.

Trong Chuyện Lệ Nương, câu chuyện về nàng Lệ Nương rất xúc động.

Nàng chết vì không muốn tấm thân nhơ nhuốc. Nàng chết đi nhưng nhân cách vẫn tỏa sáng. Nàng vẫn được sống – một cuộc sống nơi suối vàng – nơi mà con người vẫn quan niệm đó là cõi vĩnh hằng của linh hồn người. Ở suối vàng, ngày đêm nàng vẫn hướng về trần gian, nơi có Phật Sinh chồng nàng đang sống. Sau khi hiện về gặp Phật Sinh, thấu tấm ân tình của chồng song nàng không muốn người chồng quá đau buồn nên đã có mong muốn không về

cùng Phật Sinh: “Thiếp rất cảm tấm thâm tình ấy. Song thiếp cùng hai vị mĩ

chi chốn này nước non trong sáng, mây khói vật vờ, thần yên phách yên, bất

tất phiền chàng dời chỗ nữa”. Những câu nói bóng bẩy, tượng trưng của Lệ

Nương vừa thể hiện sự hợp tình hợp lí, vừa thể hiện lòng yêu thương hết mực với chồng. Có lẽ vì nàng không muốn người chồng quá đau buồn nên mới đưa ra quyết định như vậy?

Như vậy, có thể thấy rằng một đặc trưng độc đáo của Nguyễn Dữ trong việc xây dựng hệ thống những nhân vật kì ảo nói chung và nhân vật yêu ma nói riêng, đó chính là sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng. Với việc sử dụng thứ ngôn ngữ này giúp ta vừa khơi gợi sự liên tưởng theo cả bề rộng và bề sâu của ngôn ngữ, vừa thể hiện sự sinh động cũng như khả năng vận dụng ngôn ngữ thiên tài của Nguyễn Dữ.

Một phần của tài liệu Nhân vật yêu ma trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)