Vẻ đẹp nhân dục

Một phần của tài liệu Nhân vật yêu ma trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ (Trang 32)

6. Đóng góp của đề tài

2.2.2.2 Vẻ đẹp nhân dục

Các truyện tài tử giai nhân chiếm số lượng không nhỏ trong Truyền kì

mạn lục, hầu hết đều đem lại ấn tượng trong trẻo, trẻ trung, tươi mới đầy phấn trấn đối với cuộc sống. Ấn tượng này có được không phải toát lên từ

hình tượng nho sinh mà phần lớn từ nhân vật ma nữ (ma người, ma cây…). Điều này có nguyên nhân từ hình tượng các mĩ nữ ma toát lên. Vì vậy, hình tượng mĩ nữ ma được coi là biểu tượng của nhân dục.

Trong cuộc sống con người luôn khát khao hướng tới ba mục tiêu giá trị, đó là: ái tình (tình yêu), nhân tình (tình người) và dục tính (dục vọng). Trong tình yêu ba mặt ấy cũng dung hòa, chung đúc với nhau để tạo nên một tình yêu hoàn hảo. Nếu thiếu một trong ba mặt ấy, tình yêu sẽ trở nên thiếu hụt và khó tồn tại, bền vững lâu dài.

“Nhân dục” là lẽ sống đời thường, một trong ba mặt của tình yêu chân

chính nhưng không phải ai, ở đâu cũng chấp nhận nó như một hiện tượng tâm sinh lý ngẫu nhiên. Nhiều người còn cho đó là điều dơ bẩn, ảnh hưởng đến lý tưởng sống của con người. Lễ giáo phong kiến hà khắc của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã đè nặng lên tâm lí yêu đương của người Việt, nhất là tâm lí tình dục. Do vậy, trong tình yêu hoàn toàn không có chỗ cho sự tự do, phóng khoáng. Trong xã hội ấy, những ham muốn, dục vọng của con người thường chịu sự đè nén của hiện thực. Điều này là mâu thuẫn khó giải quyết trong tầng sâu tâm hồn của nhiều người. Tuy Nguyễn Dữ là một nhà văn tài hoa, tình cảm trong tâm hồn ông hết sức sôi động nhưng với ảnh hưởng của giáo dục và môi trường xung quanh khiến cho ông không thể không chôn vùi những dục vọng, khát khao của mình trong cõi lòng. Chỉ có sáng tác văn học mới giúp ông giải tỏa những ẩn ức đó mà thôi. Qua hình

tượng nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục, đặc biệt là qua các nhân vật

ma nữ, tác giả họ Nguyễn đã thể hiện cái nhìn trân trọng “nhân dục” gần gũi

đời thường, chống lại yêu cầu của các nhà nho “khắc kỉ phục lễ”.

Cảm nhận chung của nhiều người khi đọc Truyền kì mạn lục là tác giả

mạn lục cho thấy có 4/20 truyện viết về những cuộc ân ái, mặn nồng của ma – người (các ma nữ và người trần) cụ thể là:

- Chuyện nghiệp oan của Đào thị - Chuyện cây gạo

- Chuyện kì ngộ ở trại Tây

- Chuyện yêu quái ở Xương Giang

Đó là ấn tượng khách quan ban đầu không thể phủ nhận. Thứ mà các cô gái ma khao khát chính là nhu cầu có bạn tri âm và nhu cầu về thứ tình yêu

nhục cảm hết mình. Vì họ là ma “thoát ra ngoài kết cấu cố hữu của xã hội”

[7, 608] nên ta không thể dùng những chuẩn mực của lễ giáo phong kiến để đánh giá họ. Vì vậy, những dục vọng trong nội tâm của tác giả sẽ tự nhiên sôi nổi lên và tình cảm tự nhiên của con người sẽ được tự do bày tỏ trong một

hoàn cảnh hư ảo “tách rời luân lí”. “Các nhà nghiên cứu hiện đại phát hiện

thêm giá trị hiện thực đồng thời khai thác tinh thần “táo bạo, phóng túng” của Nguyễn Dữ khi ông miêu tả những cuộc tình si mê, đắm đuối đậm màu sắc dục. Hành vi ấy tuy trái lễ, trái đạo trung dung nhưng lại đem đến chút

hạnh phúc trần thế có thực cho những số phận oan nghiệt…” [10, tr. 203].

Rất nhiều những câu chuyện trong Truyền kì mạn lục đã miêu tả một

cách mạnh dạn, không gò bó cảnh nam nữ trong buồng kín, quên hết sự đời, chỉ có niềm đam mê của tính dục.

“Chàng lả lơi cợt ghẹo, hai ả thẹn thò nói rằng:

- Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉ e tình hoa run rẩy, tơ liễu điên cuồng, oán lục thẹn hồng, là giảm thú phong lưu đi mất.

Hà Nhân nói:

- Thì hãy thử thôi, tôi chẳng dám đem chuyện mây mưa làm “khó dễ” hai nàng.

Rồi tắt đèn đi nằm. Tựa ngọc kề vàng, gối vừa xô đã khoát sóng hoa đào nghiêng ngả.”

(Chuyện kì ngộ ở trại Tây)

Những cảnh như vật xuất hiện không phải ít trong Truyền kì mạn lục.

Không chỉ như vậy, Nguyễn Dữ còn rất táo bạo khi ông để nhân vật của mình

làm thơ về sự “hoan lạc”. Khảo sát các truyện viết về những cuộc ân ái mặn

nồng của ma – người ta thấy rằng 2/4 truyện xuất hiện những bài thơ viết về cảnh ân ái:

- Chuyện cây gạo

- Chuyện kì ngộ ở trại Tây

Dưới đây, người viết xin trích dẫn một số bài thơ đó:

Trong Chuyện cây gạo, Trình Trung Ngộ không những bị Nhị Khanh

mê hoặc bởi vẻ đẹp của “một giai nhân tuyệt sắc” mà chàng lái buôn còn hết

sức ngưỡng mộ về tài thơ của nàng. Nhị Khanh có làm hai bài thơ để ghi lại cuộc hoan lạc giữa nàng và Trung Ngộ.

Bài 1: “ Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì, Tu đối tân lang ngữ biệt ly.

Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử, Hương la thoát hoán tú tài nhi. Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp, Xuân tận tam canh oán tử quy. Thử khứ vị thù đồng huyệt ước, Hảo tương nhất tử vị tâm tri.”

Dịch nghĩa: “Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu,

Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu.

Dải là cởi tháo chút hài thêu.

Mộng tân gối bướm bâng khuâng lạc,

Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu.

Đồng huyệt chưa tròn nguyền ước ấy,

Vì nhau một thác sẵn xin liều.”

Bài 2: “Giai kì nhẫn phụ thử lương tiêu,

Túy bão ngân tranh bát phục khiêu… Ngọc yến nhiệm dung trâm trụy kế, Kim thuyền kì phạ thúc tiêm yêu. Yên thư đường ngạc hồng do thấp, Hãn thối mai trang bạch vị tiêu. Tảo vãn kết thành loan phượng hữu, Phong thần nguyệt tịch nhiệm chiêm yêu.”

Dịch nghĩa: “Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài, Ôm tranh nhẹ bấm một đôi bài. Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch, Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai. Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt, Mai khi rã hết trắng chưa phai. Phượng loan sớm kết nên đôi lứa, Gió sớm giăng khuya thỏa cợt cười.”

Nguyễn Dữ đã rất mạnh dạn khi ông để nhân vật của mình thỏa sức ân

ái. Ông còn táo bạo hơn khi để nhân vật ma nữ làm thơ về chuyện “hoan lạc”

nơi “phòng the”. Những câu thơ của Nhị Khanh uyển chuyển, mượt mà song

đầy dục tính. Cả hai bài thơ trên đều miêu tả lại quá trình ân ái giữa nàng và

Trình Trung Ngộ. Dường như cái khao khát “được gần gũi” của nàng bấy lâu

khoải” trong tâm trí nàng mãi (Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu). Cái

“liều”(Vì nhau một thác sẵn xin liều) của Nhị Khanh không chỉ là cái “liều”

của nhu cầu được ân ái, hoan lạc mà đó còn là khát khao yêu đương, khát

khao có bạn tri âm “đồng tịch đồng sàng” của nàng. Cái “liều” ấy đã phong

tỏa lễ giáo phong kiến đương thời, phá vỡ quan niệm trinh tiết truyền thống:

“nam nữ thụ thụ bất thân”.

Trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, một lần nữa ta lại thấy vô vàn những

câu thơ, bài thơ nói về sự gần gũi nam nữ – “chân gác, má kề”, thứ mà xã hội

hiện đại gọi là xu hướng “sex hóa” trong thơ.

Nếu như quan niệm truyền thống cho rằng: “nam đáo phòng nữ, nam

tắc loạn”, còn “nữ đáo phòng nam, nữ tắc dâm” thì ở đây nàng Đào và nàng

Liễu không những chủ động gặp gỡ mà còn chủ động mời gọi Hà Nhân “tắt

đèn đi nằm”. Những câu thơ của hai nàng và Hà Nhân viết về “chuyện chăn

gối”của họ không sao kể xiết:

“Nàng Liễu ngâm trước:

Xạ trầm lương hãn thấp la y, Thúy đại khinh tần bát tự mi. Báo đạo đông phong khoan đả lục, Tiêm yêu bãi loạn bất thăng suy. Dịch:

Màu hôi dâm dấp áo là,

Mây xanh đôi nét tà tà như chau. Gió xuân xin nhẹ nhàng nhau,

Thân non mềm chịu được đâu phũ phàng. Nàng Đào cũng tục ngâm:

Thiên cao cấm ngữ lậu thanh trì, Đăng ủng ngân giang xuất giáng duy.

Phân phó tài lang phan chiết khứ Tân hồng nhận thủ tiểu đào chi. Dịch:

Cung sâu thưa điểm giọt rồng,

Ngọn đèn soi tỏ trướng hồng lung linh. Tài lang mặc sức vin cành,

Đào non nhận lấy những nhành thắm tươi. Hà Nhân vỗ tay cả cười mà rằng:

Tình trạng trong chốn buồng xuân, tả đến như thế thì thật là tuyệt diệu, lời hoa ý gấm tôi khó lòng theo kịp hai nàng.

Hà Nhân bèn lại tiếp tục ngâm:

Quyện điểu thư trai khách mộng dung, Ngộ tùy vân vũ đáo Vu Phong.

Giao phi điệp lộng sâm si bạch,

Liên đế hoa khai khứ đệ hồng.

Tĩnh túc nhiệm giao oanh thướng há, Phân lưu nhẫn cấm thủy tây đông. Tuyệt liên quân thị phong lưu chủng, Hứng đáo phong lưu tự bất đồng. Dịch:

Quê khách buồng văn giấc lạnh lùng, Mây mưa bỗng lạc tới Vu Phong. Đua bay bướm giỡn so le trắng, Liền cuống hoa phô rực rỡ hồng. Một ổ thỏa thuê oanh ấm áp, Đôi dòng san sẻ nước tây đông. Hữu tình cùng giống phong lưu cả.

Mỗi vẻ nhưng riêng thú đượm nồng.”

….

Là một người theo đạo Nho gia, Nguyễn Dữ đã rất táo bạo khi đưa xu

hướng “sex hóa” vào trang văn của mình. Trong tư tưởng của ông mặc dù có

chút nổi loạn, phá phách song thứ văn của Nguyễn Dữ tuyệt đối không phải là

“dâm thư” hay “ngoại thư”. Đó là sáng tác mà qua đó Nguyễn Dữ muốn đề

cao khát vọng sống, đặc biệt là khát vọng có bạn tri ân, khát vọng thỏa sức yêu đương của của con người (đặc biệt là người phụ nữ) trong xã hội phong kiến đầy khắt khe.

Có thể thấy rằng, trong tiềm thức Nguyễn Dữ đã thừa nhận tính hợp lí của dục vọng tự nhiên của con người khi ông để cho Nhị Khanh trong

Chuyện cây gạo hai lần phát biểu cảm xúc thật của mình:

“Chi bằng trời cho sống ngày nào, nên tìm thấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa.”… “Sao bằng ngay trước mắt, tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt.”

Rồi hồn ma Thị Nghi trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị cũng nói

rằng: “Sống chưa thỏa yêu đương, chết xuống sẽ cùng nhau quấn quýt”. Tuy

nhiên, việc miêu tả tình yêu nhục cảm không phải áp dụng cho tất cả đối

tượng. “Chỉ những kẻ chịu nhiều áp bức, đè nén nhất và bị gia pháp hay dư

luận đè nén đến chỗ không biết thế nào là hạnh phúc ân ái khi yêu mới bộc lộ hết mình bằng nhục cảm và thường chỉ có nhân vật ma, hồ mới được miêu tả

như vậy” [25, tr. 78]. Xã hội phong kiến cùng những luật lệ hà khắc, bó buộc

con người ta phải sống trong cái vòng cương tỏa của lễ giáo. Người phụ nữ không có quyền tự quyết định hạnh phúc của mình mà phải tuân theo sự sắp

xếp của cha mẹ, các bậc bề trên. Những ma nữ trong Truyền kì mạn lục đã

dạn theo đuổi, tìm đến người tình để mong có bạn tri âm, để cùng nhau tận

hưởng niềm hoan lạc giới tính “chân gác, má kề”. Những ma nữ này chủ

động gõ cửa, tìm đến thư phòng của nho sinh rồi cùng nhau ân ái, vui thú vợ

chồng (Chuyện kì ngộ ở trại Tây), rồi chủ động mê hoặc cả sư sãi để cùng

nhau tư thông “giở trò mây mưa”(Chuyện nghiệp oan của Đào thị). Những

phút giây đầy màu sắc dục vọng như vậy xuất hiện không ít trong Truyền kì

mạn lục. Những phút giây tình yêu người và ma trong thế giới Truyền kì mạn lục có lẽ thực sự là “khúc giao hưởng” của nhu cầu tri âm, nhu cầu hoan lạc. Cái mà ả Đào, ả Liễu, Thị Nghi, Nhị Khanh, Đào Hàn Than… đòi hỏi

được thỏa mãn không chỉ là cảm giác “nhục dục”, “cái dục vọng có tính chất

nguyên thủy ấy” mà cao hơn là nhu cầu có bạn tri âm. “Nằm vò võ một mình

như vậy, lẽ đâu nay thiếp lại để cho chàng về”, câu nói của Nhị Khanh

(Chuyện cây gạo) đã nói hộ nỗi cô đơn của nàng và dương như cũng đã nói hộ nỗi hiu quạnh của bao nhiêu cô gái ma như nàng. Họ luôn khao khát có

bầu bạn, có tri kỉ. Chính vì vậy, họ phải biến mình thành những trang “quốc

sắc thiên hương” không thì không động lòng được các nho sinh, các lái

buôn…

Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, tình yêu nhục cảm là một bước tiến triển không ngừng của một tình yêu tự nguyện hết mình. Khảo sát tất cả các

truyện tình yêu trong Truyền kì mạn lục chúng tôi thấy một điều là tác giả đã

không ngần ngại khi nói đến chuyện trai gái ân ái, hoan lạc bên nhau. Cái đích xa xôi của chuyện trai gái ân ái, hoan lạc bên nhau đó là tác giả muốn thể hiện cái nhìn đầy nhân văn khi viết về nhân vật ma, đó chính là nhu cầu tri âm, sự mong muốn có người đồng cảm của những yêu ma. Qua việc miêu tả tâm lí yêu đương đầy đủ, chi tiết và chân thực, Nguyễn Dữ đã làm những nhân vật

yêu ma trở nên có hồn hơn, “gần người” hơn. Đó là sự đổi mới đáng kể của

Một phần của tài liệu Nhân vật yêu ma trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)