6. Đóng góp của đề tài
2.2.1 Vẻ đẹp ngoại hình
Có thể thấy rằng nhân vật ma nữ chiếm số lượng lớn trong các truyện
có chứa đựng yếu tố yêu ma trong Truyền kì mạn lục (trong số 14 truyện
xuất hiện nhân vật ma có tới 8 truyện xuất hiện nhân vật yêu ma nữ). Nhân vật ma nữ hiện ra trong mọi cõi đời, mọi không gian của câu chuyện. Có lúc hình tượng nhân vật nữ còn làm mờ đi hình ảnh của những nhân vật khác như quan lại, thư sinh… Cống hiến lớn của Nguyễn Dữ là đã xây dựng được nhiều nhân vật ma nữ rất xinh đẹp, hoàn hảo.
Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo là người con gái chết trẻ. Hồn ma
của nàng hiện diện giữa dân gian là một người con gái đẹp, “giai nhân tuyệt
sắc”. Hay nàng Đào Hàn Than “tuổi đã trẻ trung nhan sắc lại lộng lẫy”
(Chuyện nghiệp oan của Đào thị). Hoặc cả hai nàng Đào và Liễu là những tinh hoa biến thành cũng mang nét đẹp kiều diễm tột bậc. Nàng Liễu được
khen ngợi: “Vẻ đẹp kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng
với câu thơ cổ “Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa”” (Chuyện kì ngộ ở trại
Tây). Rồi Ngô Chi Lan (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa) mặc dù khi mất là
bốn mươi tuổi nhưng trong con mắt của người học trò Mao Tử Biên hồn ma
của người phụ nữ đã “luống tuổi” lại là “một vị mĩ nhân, trâm ngọc hài
cườm, coi như một vị phi tần”…
Ấn tượng đầu tiên về các ma nữ chính là ở tuổi trẻ, ở dung nhan lộng lẫy. Họ có một ngoại hình đẹp đẽ, quyến rũ vô cùng. Bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng, Nguyễn Dữ đã không tỉ mỉ miêu tả ngoại hình của các ma nữ nhưng trong con mắt bạn đọc vẫn hình dung được vẻ đẹp lộng lẫy lạ kì của các mĩ nhân ma. Do đó, sự xuất hiện của họ luôn khiến các chàng trai mê mải,
kinh ngạc và da diết yêu thương: anh chàng Hà Nhân thì “bút nghiên chí nản,
son phấn tình nồng” (Chuyện kì ngộ ở trại Tây), chàng lái buôn Trình Trung
này đã khiến cho dù họ là nhân vật yêu ma nhưng cũng không hề gợi cảm giác ghê sợ, kinh hãi nơi người đọc mà để lại ấn tượng về vẻ đẹp khả ái và lạ kì của những nữ yêu ma này.