Vẻ đẹp nhân nghĩa

Một phần của tài liệu Nhân vật yêu ma trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ (Trang 29)

6. Đóng góp của đề tài

2.2.2.1 Vẻ đẹp nhân nghĩa

Khắc họa hình tượng nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục,

Nguyễn Dữ không chỉ miêu tả vẻ đẹp hình thức, sự thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng mà con khẳng định vẻ đẹp nhân nghĩa của họ.

Nhân nghĩa ở đây chính là tình cảm, tình nghĩa, khí khái giữa các nhân vật dành cho nhau cũng như một cá nhân hướng tới tập thể, cộng đồng rộng lớn.

Nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục rất phong phú: ma người, ma

cây, ma vượn, ma cáo… Nhiều nhân vật trong số đó ánh lên vẻ đẹp nhân nghĩa.

Ở tác phẩm Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang con vượn và con cáo

thành tinh đã biến thành tú tài họ Viên và tử sĩ họ Hồ. Họ tự cho mình có sức

khôn trong sáng, minh vương sử đức, chim muông hòa vui. Nay chúa thượng đương kì thái hạnh, làm chủ dân vật, tưởng nên mở lưới vơ hiền, giăng chài vét sĩ, đương gội thì quấn mái tóc, lên xe thì dành bên tả, đem xe bồ ngựa tứ săn, ngững người hiền trong chỗ quê lậu, lấy lễ hậu lời khiêm đó những kẻ sĩ trong đám ẩn dật, khiến trong triều nhiều bậc lương tá để ban ân trạch cho sinh dân, đưa tất cả cuộc đời vào cõi nhân thọ. Cớ sao lại đi săn gấu, bắt thỏ,

tranh cả công việc của đức sơn ngu như vậy.” Họ không ngần ngại khi phải

đối diện, đấu trí với Hồ Qúy Ly. Lời nói, triết lí của các “trí thức” ấy khiến

cho trụ tướng triều đình phải thua cuộc. Hồ Qúy Ly phải thú nhận: “Các gã

nếu chẳng phải yêu núi ma rừng thì làm sao nói năng sắc nhọn như vậy?”.

Họ là những người không vướng tục, không màng công danh, phú quý:

“Chúng tôi nương mình bên nhành khói, náu vết chốn hang mây, ngủ thì lấy cỏ làm đệm êm, khát thì lấy nước suối làm rượu ngọt, vương chân có khói sáng, kết bạn có hươu nai, chỉ biết ăn bách nhai tùng, ngâm trăng vịnh gió,

ngõ hầu mới khỏi vướng lưới trần.” Đây là hai con ma nhân nghĩa, chúng vì

“thương những giống chim hèn, muông yếu và xin nài cho chúng” nên đã

chấp nhận nguy hiểm và đi đấu lí với Hồ Qúy Ly. Truyện có giá trị phê phán thế lực phong kiến hèn kém, bất tài bấy giờ đang trị vì đồng thời nêu cao tinh thần hiệp nghĩa, vì muôn loài mà hành động. Hai nhân vật ma cáo và ma vượn là những hiện thân của kẻ sĩ, trí thức, băn khoăn lo lắng cho vận mệnh của vương triều. Đó chính là hiện thân của trung thần can đảm, dám can gián vua.

Trong Chuyện gã trà đồng giáng sinh ta lại thấy cử chỉ cao đẹp của

một con ma nhân nghĩa. Đó là một con ma biết báo ơn. Khi thấy con trai của ân nhân mình gặp nạn, hồn ma của quan đại phu họ Thạch đã hiện về và nói

với Thiên Tích rằng: “Ngày xưa, tôi từng chịu ơn dầy của Dương công,

không biết lấy gì đề đáp. Có đứa con gái là Hán Anh, vậy xin hiến cậu để hầu hạ chăn gối. Cậu nên tự bảo trọng lấy mình, đừng vì cớ nghèo mà để tiêu mòn

chí khí”. Nghe theo lời ứng báo của quan đại phu họ Thạch, Thiên Tích chẳng những đường công danh hanh thông mà còn được sống hạnh phúc bên người vợ hiền là Hán Anh.

Truyện Chuyện tướng Dạ Xoa lại xuất hiện những hồn ma biết nghe

lời, biết phân biệt điều phải trái, đúng sai. Cuối đời Trùng Quang ma quỷ hoành hành rất dữ vì có quá nhiều người chết. Những hồn ma, bóng quỷ ấy, chúng lấn át cả thế giới của loài người. Không là tất cả, mà chúng chỉ xuất hiện nơi đêm tối đến – một thời gian theo quan niệm dân gian xưa là của ma quỷ. Chúng hoành hành, quậy phá đời sống của nhân dân. Không biết có phải cứ làm ma thì nhũng nhiễu cuộc sống của con người hay không? Thực chất,

những hồn ma ấy cũng chỉ do “cái nạn Trùng Quang để lại”. Đó là những

tráng sĩ “sống không gặp thời, chết không gặp số”. Đó cũng là những “dân

đen, con đỏ”; khi còn sống thì lam lũ với cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền, “côi

cút làm ăn, toan lo nghèo khó”; khi đất nước lâm nạn, họ lại trở thành những

“tráng sĩ”…Và những “tráng sĩ” không gặp thời ấy phải bỏ mạng khi cuộc

kháng chiến chống Minh (1409 – 1413) bị dập tắt. Họ lại trở thành những hồn

ma vất vưởng, “những oan hồn không chỗ tựa nương”, phải “họp lại thành

từng đàn, lũ” để kiếm ăn. Những câu văn mở đầu truyện vừa xác minh một

thực tế, vừa gợi sự ai oán xót xa. Thực tế ấy là xã hội đương thời đầu thế kỉ XV rối ren, loạn lạc. Xã hội ấy khiến cho người sống không có chỗ dung thân,

người chết “vào hòm rồi vẫn khổ”.

Qua truyện, Nguyễn Dữ không chỉ muốn phản ánh xã hội đương thời

mà ông còn nêu cao nét đẹp “nhân nghĩa”, sự hướng thiện của những hồn

ma, bóng quỷ “bất đắc dĩ” ấy. Khi Văn Dĩ Thành – một người trần gian đã

phân tích lẽ thiệt hơn và mắng mỏ chúng, kì lạ thay “chúng quỷ bùi ngùi nói:

Đó là chúng tôi bất đắc dĩ chứ không phải là muốn như thế”. Yêu ma ở đây

mình là sai trái nhưng vì “bất đắc dĩ”. Không ngại ngần, Dĩ Thành nhận lời làm chủ soái của chúng. Kể từ đó, chúng đã có tổ chức, có chủ soái và hoạt động có người hướng dẫn chỉ đường. Những yêu ma ấy không còn lang thang quấy phá đời sống nhân dân nữa, nhờ thế mà chúng cũng không bị đói nữa. Chúng tôn Tôn Dĩ Thành là tướng Dạ Xoa và được làm quan ở âm phủ – thế giới của hồn ma bóng quỷ. Thực chất, sự xuất hiện của nhân vật Văn Dĩ Thành như một thứ nước có thể tẩy sạch vẻ bề ngoài hung hãn, tàn bạo của lũ

quỷ, trả lại cho chúng “bản chất lương thiện vẫn sót lại”. Từ những việc làm

ghê gớm, sai trái: “gõ cửa hàng cơm để kiếm miếng ăn, hoặc đón những cô

gái chơi để kết duyên tạm, ai va chạm thì bệnh nguy khốn, ai cầu cúng thì

thấy hết phép hay, hoành hành ở đồng nội không biết kiêng sợ gì cả.”, chúng

đã “bước một bước từ hàng người xuống hàng quỷ dữ”. Giờ đây, trước sự

thoi thópmuốn làm người, Văn Dĩ Thành đã giúp chúng.

Nét đẹp “nhân nghĩa” ở đây không chỉ rõ nét ở nhân vật Văn Dĩ Thành

mà những “hồn ma bóng quỷ” cũng sáng nên nét đẹp này. Nhân nghĩa ở đây

chính là từ bỏ cái xấu, cái ác để hướng thiện, là sống có nhân, có đức với thế

giới cộng đồng: “Thôi thì dù có vì cứu nó mà phải tội, dẫu chết ta cũng bằng

lòng”

Đọc Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã đưa nhân vật yêu ma trở nên sống động và hoàn thiện từ ngoại hình đến tâm hồn. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, hình tượng nhân vật yêu ma lại phong phú và đẹp đẽ như vậy. Và giờ đây mỗi khi nghĩ đến hình tượng này, người đọc lại hướng về những người có ngoại hình đẹp, tâm hồn trong sáng, cao thượng, thủy chung.

Một phần của tài liệu Nhân vật yêu ma trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)