Những năm qua, nhờ có sự đổi mới về cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nƣớc, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, kinh tế huyện Giao Thuỷ ngày một phát triển, duy trì nhịp độ tăng trƣởng cao.
Trong 5 năm (2006 - 2010) kinh tế phát triển khá, giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân 10,71%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng giá trị và thu nhập, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm - ngƣ nghiệp; tỷ trọng ngành
25
công nghiệp – xây dựng 14%; dịch vụ chiếm 38%; ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp 48%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng/ngƣời/năm.
+Sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp: từng bƣớc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tổng sản lƣợng lƣơng thực bình quân: 101.166 tấn/năm. Giá trị sản xuất / ha canh tác đạt 66,7 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trƣởng bình quân 15,15%/năm.
+ Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất CN-TTCN có bƣớc tăng trƣởng khá, mức tăng trƣởng bình quân 18,91%/năm, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp từng bƣớc đƣợc mở rộng. Một số sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng trƣởng khá nhƣ nƣớc mắm bình quân là 934.000 lít, muối Iốt 13.588 tấn, quần áo may sẵn 1.319 nghìn sản phẩm, gạch đất nung 97.812 nghìn viên… Các ngành cơ khí, sửa chữa, đóng tàu, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan, thêu, chế biến lƣơng thực, thực phẩm đều có bƣớc tăng trƣởng khá góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, xóa đói giảm nghèo tăng thu cho ngân sách địa phƣơng.
+ Sản xuất muối: Năm 2010, tổng diện tích muối đạt 482 ha với trên 9.000 lao động tham gia sản xuất, hàng năm cung cấp cho thị trƣờng 42.000 tấn, giá trị tổng thu nhập trên 65 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng đã phát triển 8 cơ sở thu mua muối của diêm dân để sản xuất, chế biến muối sạch, muối iốt tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu sang Lào.
+ Ngành nghề nông thôn: Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sở sản xuất và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 lao động tham gia với các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, móc sợi, thêu ren, sản xuất nấm, chế biến lƣơng thực, thực phẩm, may mặc, nghề mộc, cơ khí, xây dựng... Ngành nghề nông thôn với các cơ sở sản xuất rất đa dạng, phong phú nhƣng chủ yếu ở quy mô nhỏ, phần nhiều là tự phát, bƣớc đầu không có kỹ thuật cơ bản, vừa học, vừa truyền
26
nghề, vừa làm chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm thực tế gắn với nhu cầu thị hiếu hàng hoá thị trƣờng để phát triển sản xuất. Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 117,6 tỷ đồng/năm; tỷ lệ tăng bình quân là 13,5%/năm.
+ Các ngành dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2010 đạt 493,6 tỷ đồng, tăng 152% so với năm 2006. Thị trƣờng hàng hoá phong phú, sôi động đáp ứng đủ các yêu cầu của sản xuất và đời sống. Các ngành dịch vụ vận tải, bƣu chính - viễn thông, tài chính - tín dụng, du lịch - thƣơng mại... phát triển mạnh: giá trị sản xuất năm 2010 đạt 414,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân 12,8%/năm. Trong đó dịch vụ du lịch tại khu nghỉ mát Quất Lâm đạt doanh thu bình quân trên 40 tỷ đồng/năm. Hiện tại đã có 42 khách sạn, nhà nghỉ, 111 kiốt phục vụ du lịch, hàng năm đón trung bình 172.000 lƣợt du khách.
Hình 1.3. Mùa muối Bạch Long