- Tài nguyên nƣớc: Huyện Giao Thuỷ có nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào. Nƣớc mặt đƣợc hệ thống sông Hồng, sông Sò cung cấp, ngoài ra còn một số hệ thống sông nhỏ nhƣ Cồn Nhất… Nƣớc ngầm nằm chủ yếu trong tầng chứa nƣớc lỗ hổng Plutôxen phân bố rộng rãi trên địa bàn huyện.
- Tài nguyên khoáng sản: theo tài liệu điều tra của Tổng cục Địa chất cho thấy khoáng sản của huyện Giao Thuỷ nghèo cả về trữ lƣợng và chủng loại, bao gồm các loại chủ yếu sau:
+ Sa khoáng Titan (ilmenit) tập trung chủ yếu ở 2 cửa biển Ba Lạt, Hà Lạn. + Các nguyên liệu sét: Chủ yếu là đất sét làm gạch, ngói nằm rải rác ở các bãi bồi ven sông Hồng, sông Sò nhƣ thị trấn Ngô Đồng, Giao Thịnh, Hồng Thuận… + Cát xây dựng: Tập trung chủ yếu ở lòng sông Hồng, trữ lƣợng không ổn định, hàng năm đƣợc bồi lắng tự nhiên. Theo số liệu khai thác hàng năm của các cơ sở trên địa bàn huyện khoảng 100.000 m³/năm.
- Thuỷ - hải sản: Là khối tiềm năng phát triển mạnh nhất của huyện, các loài thủy sản ở đây rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, thiên nhiên ƣu đãi cho miền đất này một quần thể thực vật rất đa dạng, phong phú tại vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ với hơn 100 loài có giá trị đƣợc tổ chức quốc tế Ramsar công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
1.3.1.7. Cảnh quan môi trường
Bảo vệ cảnh quan môi trƣờng là một trong những mục tiêu phát triển bền vững, là vấn đề mang tính đồng bộ trong quá trình phát triển. Nhận biết đƣợc vấn đề
23
hết sức quan trọng này Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy rất quan tâm và đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng, dự án nhằm tháo gỡ những tồn tại, hạn chế đồng thời cải tạo phát huy tính tích cực của môi trƣờng, môi sinh.
Giao Thuỷ là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam của tỉnh, có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn bãi biển đẹp và còn giữ vẻ hoang sơ, nhiều làng quê có nghề truyền thống, trù phú mang những nét đặc trƣng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, môi trƣờng tự nhiên trong sạch. Trên địa bàn huyện nhiều địa điểm có thể khai thác phục vụ du lịch nhƣ Vƣờn Quốc gia Xuân Thuỷ, bãi biển Quất Lâm.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do kinh tế - xã hội của tỉnh có sự vận động phát triển, về môi trƣờng đã có một số vấn đề phát sinh và diễn biến theo chiều hƣớng xấu ở không ít khu vực. Trong đó đáng lƣu ý nhất là:
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là nguy cơ dễ gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.
- Tài nguyên ven biển khai thác chƣa hợp lý nhƣ: đánh bắt cạn kiệt nguồn lợi từ biển làm mất tính đa dạng sinh học, thay đổi chuỗi thức ăn.
- Nƣớc mặt khu vực cửa sông ven biển có hàm lƣợng một số kim loại nặng, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, chất hữu cơ vƣợt tiêu chuẩn cho phép.
- Diện tích đất dùng cho trồng trọt ngày càng thu hẹp dần, mất dần cân đối về dinh dƣỡng; đất ven biển nhiều nơi có nguy cơ tái nhiễm mặn, phèn hoá…
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc mặt ở hệ thống sông và ao hồ trên phạm vi toàn huyện đã đến mức báo động. Nƣớc ngầm cũng đã phát hiện bị ô nhiễm nhƣ nhiễm mặn, tăng hàm lƣợng sắt vƣợt tiêu chuẩn nhiều lần…
1.3.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường và cảnh quan môi trường
Thuận lợi
Giao Thuỷ có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên trên mặt đất và ngoài biển khơi phong phú thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng.
24
Đất đai đƣợc bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Sò màu mỡ phì nhiêu, trên nền địa hình khá bằng phẳng cùng với khí hậu, thời tiết rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng lúa và các loại rau màu.
Nguồn nƣớc ngọt dồi dào phân bố đều trên các ao hồ trong huyện.
Với 32 km bờ biển là dải khí hậu mát mẻ, khu rừng ngập mặn đa dạng sinh học thuận lợi cho phát triển du lịch, thăm quan, nghỉ ngơi. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp thuỷ hải sản phong phú.
Tài nguyên rừng không chỉ có tác dụng to lớn trong việc điều hoà khí hậu, chắn sóng, chắn gió, bảo vệ hệ thống đê điều. Ngoài ra còn giữ vai trò to lớn trong công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái.
Khó khăn
Huyện Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển, dân cƣ làm nghề sản xuất nông nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp bên cạnh những thuận lợi thì có những khó khăn về thiên tai bão lũ hàng năm, khắc phục hậu quả sau thiên tai. Đất vùng ven biển nhiễm mặn hàng năm ảnh hƣởng đến sản xuất.
Có tiềm năng du lịch đã và đang đƣợc khai thác và phát huy song quy mô chƣa lớn, nhất là hoạt động tham quan du lịch vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy còn mang tính tự phát, chƣa có tính tổ chức phổ biến. Vấn đề cần đánh giá đúng đƣợc tiềm năng, lựa chọn hƣớng đi đúng phát huy đƣợc tiềm năng, chống lãng phí tài nguyên, tránh đƣợc tổn thất về sau này.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
1.3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Những năm qua, nhờ có sự đổi mới về cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nƣớc, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, kinh tế huyện Giao Thuỷ ngày một phát triển, duy trì nhịp độ tăng trƣởng cao.
Trong 5 năm (2006 - 2010) kinh tế phát triển khá, giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân 10,71%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng giá trị và thu nhập, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm - ngƣ nghiệp; tỷ trọng ngành
25
công nghiệp – xây dựng 14%; dịch vụ chiếm 38%; ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp 48%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng/ngƣời/năm.
+Sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp: từng bƣớc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tổng sản lƣợng lƣơng thực bình quân: 101.166 tấn/năm. Giá trị sản xuất / ha canh tác đạt 66,7 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trƣởng bình quân 15,15%/năm.
+ Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất CN-TTCN có bƣớc tăng trƣởng khá, mức tăng trƣởng bình quân 18,91%/năm, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp từng bƣớc đƣợc mở rộng. Một số sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng trƣởng khá nhƣ nƣớc mắm bình quân là 934.000 lít, muối Iốt 13.588 tấn, quần áo may sẵn 1.319 nghìn sản phẩm, gạch đất nung 97.812 nghìn viên… Các ngành cơ khí, sửa chữa, đóng tàu, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan, thêu, chế biến lƣơng thực, thực phẩm đều có bƣớc tăng trƣởng khá góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, xóa đói giảm nghèo tăng thu cho ngân sách địa phƣơng.
+ Sản xuất muối: Năm 2010, tổng diện tích muối đạt 482 ha với trên 9.000 lao động tham gia sản xuất, hàng năm cung cấp cho thị trƣờng 42.000 tấn, giá trị tổng thu nhập trên 65 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng đã phát triển 8 cơ sở thu mua muối của diêm dân để sản xuất, chế biến muối sạch, muối iốt tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu sang Lào.
+ Ngành nghề nông thôn: Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sở sản xuất và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 lao động tham gia với các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, móc sợi, thêu ren, sản xuất nấm, chế biến lƣơng thực, thực phẩm, may mặc, nghề mộc, cơ khí, xây dựng... Ngành nghề nông thôn với các cơ sở sản xuất rất đa dạng, phong phú nhƣng chủ yếu ở quy mô nhỏ, phần nhiều là tự phát, bƣớc đầu không có kỹ thuật cơ bản, vừa học, vừa truyền
26
nghề, vừa làm chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm thực tế gắn với nhu cầu thị hiếu hàng hoá thị trƣờng để phát triển sản xuất. Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 117,6 tỷ đồng/năm; tỷ lệ tăng bình quân là 13,5%/năm.
+ Các ngành dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2010 đạt 493,6 tỷ đồng, tăng 152% so với năm 2006. Thị trƣờng hàng hoá phong phú, sôi động đáp ứng đủ các yêu cầu của sản xuất và đời sống. Các ngành dịch vụ vận tải, bƣu chính - viễn thông, tài chính - tín dụng, du lịch - thƣơng mại... phát triển mạnh: giá trị sản xuất năm 2010 đạt 414,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân 12,8%/năm. Trong đó dịch vụ du lịch tại khu nghỉ mát Quất Lâm đạt doanh thu bình quân trên 40 tỷ đồng/năm. Hiện tại đã có 42 khách sạn, nhà nghỉ, 111 kiốt phục vụ du lịch, hàng năm đón trung bình 172.000 lƣợt du khách.
Hình 1.3. Mùa muối Bạch Long
1.3.2.2. Thực trạng phát triển Cơ sở hạ tầng – Hệ thống công trình Thủy lợi
Hoàn thành việc bàn giao lƣới điện nông thôn cho ngành điện quản lý, 100% số hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia.Hệ thống giao thông đƣợc đầu tƣ xây dựng qua nhiều năm đang phát huy tác dụng: trên địa bàn huyện hiện có 46,4 km tỉnh lộ, 19 km huyện lộ, 761 km đƣờng trục xã, liên xã, đƣờng thôn xóm đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông hoá. Hiện tại chỉ còn 5% đƣờng thôn xóm chƣa đƣợc nâng cấp.
27
Bƣu chính viễn thông thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Mạng lƣới viễn thông phủ sóng toàn huyện với chất lƣợng sóng tốt, 100% số xã có điểm bƣu điện văn hoá xã, đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc của xã hội.
Hệ thống công trình thủy lợi huyện Giao Thủy nằm trong sự quản lý của Công ty TNTT khai thác công trình thủy lợi (CTTL) Xuân Thủy. Các CTTL trong hệ thống Thủy nông Xuân Thủy hiện có gồm:
+ 55 cống đầu mối qua đê;
+ 180 công trình trên kênh cấp 2 liên xã, 814 công trình trên kênh cấp 2 nội xã; + 24 đập điều tiết trên kênh cấp 1;
+ 9 kênh chính;
+ 59 kênh cấp 1, 75 kênh cấp 2 liên xã và 588 kênh cấp 2 nội xã và 10.991 kênh cấp3;
+ 135 máy bơm điện và 124 máy bơm dầu (Số máy bơm này Công ty khai thác CTTL Xuân Thuỷ không quản lý mà các hợp tác xã (HTX) quản lý, Công ty điều hành thông qua các cán bộ phụ trách cụm).
Hệ thống thuỷ nông Xuân Thuỷ có đặc điểm là: Các hệ thống tiêu nằm gọn trên địa bàn từng huyện. Hệ thống tƣới mang tính liên huyện. Các cống qua đê đƣợc thiết kế cống tƣới, cống tiêu riêng, nhƣng hệ thống kênh mƣơng trong quá trình khai thác mang tính tƣới tiêu kết hợp.
Phân vùng tƣới của hệ thống thủy nông Xuân Thủy:
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, khí tƣợng thuỷ văn và khả năng khai thác nguồn nƣớc tƣới từ sông Hồng, sông Ninh Cơ, lƣu vực tƣới trong HTTN Xuân Thuỷ chia thành 8 tiểu vùng:
1 - Lƣu vực tƣới Đồng Nê - Chợ Đê: Có diện tích canh tác ( Fct) = 2.474ha 2 - Lƣu vực tƣới Cát Xuyên – Láng: Fct = 3.672ha
3 - Lƣu vực tƣới Trà Thƣợng Fct = 2.238ha 4 - Lƣu vực tƣới Xuân Ninh: Fct = 531ha 5 - Lƣu vực tƣới Ngô Đồng – Cồn Giữa: Fct = 3.277ha 6 - Lƣu vực tƣới Cồn Nhất: Fct = 4.421ha 7 - Lƣu vực tƣới Cồn Năm – Hàng Tổng: Fct = 3.675ha 8 - Lƣu vực tƣới Cồn Ngạn: Fct = 1.215ha
28
Trong đó các tiểu vùng 2, 5, 6, 7, 8 có liên hệ với nhau về công trình đầu mối và kênh mƣơng. Cụ thể:
Bảng 1.3. Quy hoạch phân vùng tưới tiêu của hệ thống thủy nông Xuân Thủy
Tên lƣu vực Giới hạn
Diện tích canh tác (ha) Gồm các xã 1 2 3 4 Đồng Nê - Chợ Đê Bắc giáp sông Hồng Tây giáp sông Ninh Cơ Nam giáp đƣờng 54 Đông giáp S.Mã7&S.Cát Xuyên 2.474 X. Hồng, Châu, Thƣợng, Thuỷ, Ngọc, 1 phần Xuân Thành, Xuân Phong Cát Xuyên- Láng Bắc giáp sông Hồng Đông&Nam giáp sông Thanh Quan
Tây giáp sông Mã &sông Mã7
3.672
Xuân Thuỷ, Xuân Đài, Xuân Phong, Xuân Thành, Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phƣơng, Thọ Nghiệp
Trà Thƣợng
Bắc giáp đƣờng 54&sông Mã
Đông giáp sông Sò Tây giáp sông Ninh Cơ Nam giáp đƣờng 56
2.238
Xuân Hùng, Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hoà, Xuân Vinh
Xuân Ninh
Bắc giáp đƣờng 56
Đông&Nam giáp Hải Hậu Tây giáp sông Ninh Cơ
531 Xuân Ninh
Ngô Đồng - Cồn Giữa
Bắc giáp sông Hồng Đông &Nam giáp sông C.Nhất
Tây giáp sông Thanh Quan và sông Ngô Đồng
3.277
Xuân Phú, Hoành Sơn, Giao Tiến, Giao Tân, Giao Thịnh, TT Ngô Đồng và một phần các xã Giao Nhân, Giao Châu, Giao Yến
Cồn Nhất Bắc giáp sông Hồng
Nam giáp Biển 4.421
Bình Hoà, Giao Hà, Giao Châu, Giao
29 Đông giáp sông Cồn Tƣ và sông Cồn Năm
Tây giáp sông Cồn Nhất
Nhân, Giao Yến và một phần các xã Hồng
Thuận, Giao Hải, Giao Long
Cồn Năm - HàngTổng
Bắc giáp sông Hồng Đông & Nam giáp Biển Tây giáp sông Cồn Tƣ và sông Cồn Năm
3.675
Giao An, Giao Thiện, Giao Thanh, Giao Hƣơng, Giao Lạc, Giao Xuân, và một phần các xã Hồng Thuận, Giao Hải, Giao Long
Cồn Ngạn
Bắc, Nam Và Đông giáp Biển
Tây giáp sông Văn Bé
1.215
Gồm các vùng kinh tế mới của các xã Giao An, Giao Thiện, Giao Lạc...
Nguồn: Công ty TNHH kỹ thuật và CTTL Xuân Thủy
Tính riêng các công trình thủy lợi của huyện Giao Thủy hiện có khá hoàn chỉnh, hiện nay có 123 km kênh cấp I (sông Cống Giữa – Hoành Thu), 272 km kênh cấp II, 613 km kênh cấp III, ngoài ra có 27 cống dƣới đê… Tuy nhiên, một số công trình đã đƣợc xây dựng lâu đời nên máy móc đã cũ, lạc hậu nên khả năng tƣới tiêu rất hạn chế, đặc biệt không an toàn trong mùa mƣa lũ.
Trong những năm qua, nhiều CTTL quan trọng đƣợc triển khai xây dựng: Cống 8B, cống Thanh Niên, cống Mốc Giang, cống Cai Đề, cầu Tiền Lang, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa trung tâm huyện… một số công trình đã hoàn thành, phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh các thuận lợi nêu trên, công tác quản lý và vận hành hệ thống CTTL trên địa bàn huyện cũng còn không ít những khó khăn:
Các công trình trƣớc đây đƣợc thiết kế với hệ số tƣới, tiêu nhỏ không còn đáp ứng đƣợc năng lực tƣới tiêu, các cửa cống bị bồi lắng nhanh, một số cửa cống bị bồi lắng thƣờng xuyên nhƣ: Cửa số 8b, Triết Giang, Tây Cồn Tàu có năm phải nạo vét tới 2 lần ảnh hƣởng đến sản xuất và dân sinh kinh tế hiện nay. Nhiều tuyến kênh chính, kênh cấp 1 bị bồi lắng, mặt cắt bị thu hẹp, giảm lƣu lƣợng tƣới, tiêu của
30
hệ thống chƣa đƣợc nạo vét do nguồn vốn bị hạn hẹp nhƣ kênh Cồn Tƣ, hệ tiêu Nguyễn Văn Bé, hệ tiêu Tầu...
Hệ thống công trình thuộc vùng triều nên thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng nƣớc mặn nên dây cáp và cánh cống bị han rỉ, công trình xuống cấp nhanh. Một số cống xây dựng đã lâu, qua nhiều năm vận hành khai thác, sử dụng đến nay đã bị xuống cấp: Cát Đàm, Chỉ Nam, Tàu, Ngô Đồng, Cồn Năm, Quất Lâm, Giao Hùng, Hoành Lộ…
Tình trạng xả rác thải ra kênh mƣơng; lấn chiếm dòng chảy, vi phạm công