Thực trạng phát triển Cơ sở hạ tầng – Hệ thống công trình Thủy lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá biến đổi độ mặn trên hệ thống thủy nông và biến động dùng đất tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 34)

Hoàn thành việc bàn giao lƣới điện nông thôn cho ngành điện quản lý, 100% số hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia.Hệ thống giao thông đƣợc đầu tƣ xây dựng qua nhiều năm đang phát huy tác dụng: trên địa bàn huyện hiện có 46,4 km tỉnh lộ, 19 km huyện lộ, 761 km đƣờng trục xã, liên xã, đƣờng thôn xóm đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông hoá. Hiện tại chỉ còn 5% đƣờng thôn xóm chƣa đƣợc nâng cấp.

27

Bƣu chính viễn thông thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Mạng lƣới viễn thông phủ sóng toàn huyện với chất lƣợng sóng tốt, 100% số xã có điểm bƣu điện văn hoá xã, đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc của xã hội.

Hệ thống công trình thủy lợi huyện Giao Thủy nằm trong sự quản lý của Công ty TNTT khai thác công trình thủy lợi (CTTL) Xuân Thủy. Các CTTL trong hệ thống Thủy nông Xuân Thủy hiện có gồm:

+ 55 cống đầu mối qua đê;

+ 180 công trình trên kênh cấp 2 liên xã, 814 công trình trên kênh cấp 2 nội xã; + 24 đập điều tiết trên kênh cấp 1;

+ 9 kênh chính;

+ 59 kênh cấp 1, 75 kênh cấp 2 liên xã và 588 kênh cấp 2 nội xã và 10.991 kênh cấp3;

+ 135 máy bơm điện và 124 máy bơm dầu (Số máy bơm này Công ty khai thác CTTL Xuân Thuỷ không quản lý mà các hợp tác xã (HTX) quản lý, Công ty điều hành thông qua các cán bộ phụ trách cụm).

Hệ thống thuỷ nông Xuân Thuỷ có đặc điểm là: Các hệ thống tiêu nằm gọn trên địa bàn từng huyện. Hệ thống tƣới mang tính liên huyện. Các cống qua đê đƣợc thiết kế cống tƣới, cống tiêu riêng, nhƣng hệ thống kênh mƣơng trong quá trình khai thác mang tính tƣới tiêu kết hợp.

Phân vùng tƣới của hệ thống thủy nông Xuân Thủy:

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, khí tƣợng thuỷ văn và khả năng khai thác nguồn nƣớc tƣới từ sông Hồng, sông Ninh Cơ, lƣu vực tƣới trong HTTN Xuân Thuỷ chia thành 8 tiểu vùng:

1 - Lƣu vực tƣới Đồng Nê - Chợ Đê: Có diện tích canh tác ( Fct) = 2.474ha 2 - Lƣu vực tƣới Cát Xuyên – Láng: Fct = 3.672ha

3 - Lƣu vực tƣới Trà Thƣợng Fct = 2.238ha 4 - Lƣu vực tƣới Xuân Ninh: Fct = 531ha 5 - Lƣu vực tƣới Ngô Đồng – Cồn Giữa: Fct = 3.277ha 6 - Lƣu vực tƣới Cồn Nhất: Fct = 4.421ha 7 - Lƣu vực tƣới Cồn Năm – Hàng Tổng: Fct = 3.675ha 8 - Lƣu vực tƣới Cồn Ngạn: Fct = 1.215ha

28

Trong đó các tiểu vùng 2, 5, 6, 7, 8 có liên hệ với nhau về công trình đầu mối và kênh mƣơng. Cụ thể:

Bảng 1.3. Quy hoạch phân vùng tưới tiêu của hệ thống thủy nông Xuân Thủy

Tên lƣu vực Giới hạn

Diện tích canh tác (ha) Gồm các xã 1 2 3 4 Đồng Nê - Chợ Đê Bắc giáp sông Hồng Tây giáp sông Ninh Cơ Nam giáp đƣờng 54 Đông giáp S.Mã7&S.Cát Xuyên 2.474 X. Hồng, Châu, Thƣợng, Thuỷ, Ngọc, 1 phần Xuân Thành, Xuân Phong Cát Xuyên- Láng Bắc giáp sông Hồng Đông&Nam giáp sông Thanh Quan

Tây giáp sông Mã &sông Mã7

3.672

Xuân Thuỷ, Xuân Đài, Xuân Phong, Xuân Thành, Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phƣơng, Thọ Nghiệp

Trà Thƣợng

Bắc giáp đƣờng 54&sông Mã

Đông giáp sông Sò Tây giáp sông Ninh Cơ Nam giáp đƣờng 56

2.238

Xuân Hùng, Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hoà, Xuân Vinh

Xuân Ninh

Bắc giáp đƣờng 56

Đông&Nam giáp Hải Hậu Tây giáp sông Ninh Cơ

531 Xuân Ninh

Ngô Đồng - Cồn Giữa

Bắc giáp sông Hồng Đông &Nam giáp sông C.Nhất

Tây giáp sông Thanh Quan và sông Ngô Đồng

3.277

Xuân Phú, Hoành Sơn, Giao Tiến, Giao Tân, Giao Thịnh, TT Ngô Đồng và một phần các xã Giao Nhân, Giao Châu, Giao Yến

Cồn Nhất Bắc giáp sông Hồng

Nam giáp Biển 4.421

Bình Hoà, Giao Hà, Giao Châu, Giao

29 Đông giáp sông Cồn Tƣ và sông Cồn Năm

Tây giáp sông Cồn Nhất

Nhân, Giao Yến và một phần các xã Hồng

Thuận, Giao Hải, Giao Long

Cồn Năm - HàngTổng

Bắc giáp sông Hồng Đông & Nam giáp Biển Tây giáp sông Cồn Tƣ và sông Cồn Năm

3.675

Giao An, Giao Thiện, Giao Thanh, Giao Hƣơng, Giao Lạc, Giao Xuân, và một phần các xã Hồng Thuận, Giao Hải, Giao Long

Cồn Ngạn

Bắc, Nam Và Đông giáp Biển

Tây giáp sông Văn Bé

1.215

Gồm các vùng kinh tế mới của các xã Giao An, Giao Thiện, Giao Lạc...

Nguồn: Công ty TNHH kỹ thuật và CTTL Xuân Thủy

Tính riêng các công trình thủy lợi của huyện Giao Thủy hiện có khá hoàn chỉnh, hiện nay có 123 km kênh cấp I (sông Cống Giữa – Hoành Thu), 272 km kênh cấp II, 613 km kênh cấp III, ngoài ra có 27 cống dƣới đê… Tuy nhiên, một số công trình đã đƣợc xây dựng lâu đời nên máy móc đã cũ, lạc hậu nên khả năng tƣới tiêu rất hạn chế, đặc biệt không an toàn trong mùa mƣa lũ.

Trong những năm qua, nhiều CTTL quan trọng đƣợc triển khai xây dựng: Cống 8B, cống Thanh Niên, cống Mốc Giang, cống Cai Đề, cầu Tiền Lang, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa trung tâm huyện… một số công trình đã hoàn thành, phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh các thuận lợi nêu trên, công tác quản lý và vận hành hệ thống CTTL trên địa bàn huyện cũng còn không ít những khó khăn:

Các công trình trƣớc đây đƣợc thiết kế với hệ số tƣới, tiêu nhỏ không còn đáp ứng đƣợc năng lực tƣới tiêu, các cửa cống bị bồi lắng nhanh, một số cửa cống bị bồi lắng thƣờng xuyên nhƣ: Cửa số 8b, Triết Giang, Tây Cồn Tàu có năm phải nạo vét tới 2 lần ảnh hƣởng đến sản xuất và dân sinh kinh tế hiện nay. Nhiều tuyến kênh chính, kênh cấp 1 bị bồi lắng, mặt cắt bị thu hẹp, giảm lƣu lƣợng tƣới, tiêu của

30

hệ thống chƣa đƣợc nạo vét do nguồn vốn bị hạn hẹp nhƣ kênh Cồn Tƣ, hệ tiêu Nguyễn Văn Bé, hệ tiêu Tầu...

Hệ thống công trình thuộc vùng triều nên thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng nƣớc mặn nên dây cáp và cánh cống bị han rỉ, công trình xuống cấp nhanh. Một số cống xây dựng đã lâu, qua nhiều năm vận hành khai thác, sử dụng đến nay đã bị xuống cấp: Cát Đàm, Chỉ Nam, Tàu, Ngô Đồng, Cồn Năm, Quất Lâm, Giao Hùng, Hoành Lộ…

Tình trạng xả rác thải ra kênh mƣơng; lấn chiếm dòng chảy, vi phạm công trình thủy lợi và hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày càng gia tăng nhƣ cạp lấn lòng kênh, cắm đăng đó, quây thả bèo bừa bãi, dựng cột điện, cột viễn thông, ống nƣớc…trên các tuyến Nguyễn Văn Bé, kênh CA, kênh Láng, kênh Kẹo, Trà Thƣợng, kênh Cồn Nhất, kênh Cồn Nhất1,...

Hệ thống kênh cấp 3 nội đồng nhiều kênh bị vỡ lở sạt trƣợt làm bồi lấp, ách tắc dòng chảy, một số kênh mƣơng nhiều năm chƣa đƣợc nạo vét, lòng kênh nông không đảm bảo dẫn nƣớc.

Hệ thống công trình do Công ty quản lý tƣới, tiêu nƣớc hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều biển. Nguồn nƣớc tƣới phụ thuộc vào 2 con Sông, Sông Hồng và Sông Ninh Cơ. Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm nƣớc biển dâng, nƣớc nguồn thiếu hụt, mặn tiến sâu vào cửa sông, có năm toàn bộ các cống lấy nƣớc thuộc 2 triền Sông trên đều bị nhiễm mặn, nên toàn bộ diện tích của hệ thống nhƣ một hòn đảo, xung quanh bao bọc là nƣớc mặn không có nguồn cung cấp nƣớc ngọt. Việc tiêu nƣớc cũng phụ thuộc vào thủy triều, đặc biệt khi tiêu úng trong vụ mùa mà gặp tổ hợp chập 5 trƣờng hợp bất lợi nhất là “ Mƣa lớn; Lúa mới cấy; Triều kém; Mất điện; Ngoài Sông có Lũ.” thì hầu nhƣ toàn bộ diện tích đều không tiêu đƣợc. Ngoài ra có đất chênh lệch nhau khoảng 0,7 ÷ 0,8m nên công tác điều hành tƣới tiêu nƣớc rất khó khăn, hơn nữa không có trạm bơm đầu mối để vận hành khi cần thiết.

* Đánh giá chung:

Thực tế tại địa bàn huyện Giao Thủy cho thấy, mặc dù hệ thống CTTL đã phần nào phát huy tác dụng ngăn ngừa xâm nhập mặn cho khu vực canh tác nội

31

đồng. Tuy nhiên vùng hạ lƣu sông Hồng, sông Ninh Cơ vẫn luôn phải đối mặt với hiện tƣợng xâm nhập mặn vào các tháng mùa cạn hàng năm, mặn xâm nhập sâu vào trong các vùng cửa sông làm ảnh hƣởng đến quá trình lấy nƣớc ngọt phục vụ các ngành kinh tế, trƣớc mắt cho sản xuất nông nghiệp.

Trƣớc tình hình xâm nhập mặn diễn biến ngày một phức tạp và nghiêm trọng hơn trên địa bàn huyện Giao Thủy, đòi hỏi phải có các nghiên cứu để theo dõi diến biến xâm nhập mặn, diễn biến biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện, từ đó giúp các nhà quản lý đƣa ra những định hƣớng, những quyết sách đúng đắn cho sử dụng đất trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Dựa trên những thành tựu của các nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS phục vụ đánh giá biến động sử dụng đất và xâm nhập mặn đã đƣợc thực hiện trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua; Dựa trên tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu tác động của diễn biến xâm nhập mặn đến quá trình sử dụng đất trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, đề tài “Đánh giá biến đổi độ mặn trên hệ thống thủy nông và biến động sử dụng đất tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”

đƣợc thực hiện nhằm:

 Đánh giá quá trình biến đổi độ mặn nƣớc tƣới tiêu trên hệ thống thủy nông huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, từ năm 1989 – 2012;

 Đánh giá biến động sử dụng đất tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định, từ năm 1989 -2010;

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nêu trên, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

 Phƣơng pháp phân loại ảnh Viễn thám;

 Phƣơng pháp phân tích không gian (Sử dụng GIS);

 Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu;

32

Một phần của tài liệu Đánh giá biến đổi độ mặn trên hệ thống thủy nông và biến động dùng đất tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)