Quan niệm nhân sinh mới mẻ trong văn bản Vội vàng

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản vội vàng (xuân diệu) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn (Trang 47)

9. Bố cục khóa luận

2.3.3 Quan niệm nhân sinh mới mẻ trong văn bản Vội vàng

Ngay tên nhan đề của tác phẩm Vội vàng đã gợi lên trong tâm trí người

đọc nhiều tầng ý nghĩa. Đó là sự trôi chảy của thời gian, là cách ứng xử của con người trước thời gian, là tính từ biểu thị cường độ sống. Qua nhan đề của bài thơ đã thể hiện quan niệm sống của Xuân Diệu: sống vội vàng. Đây không phải là sống gấp, sống chỉ biết hưởng thụ mà là sống tận độ từng khoảnh khắc để mỗi phút giây của cuộc đời đều có ý nghĩa. Đây là triết lí sống của một tâm hồn tha thiết với tình yêu cuộc sống, ý thức được cuộc đời hữu hạn mà những

hạnh phúc trên trần gian là vô cùng vô tận nên sống “vội vàng” chính là cách

ứng xử của nhà thơ với cuộc đời. Triết lí này không phải là sở hữu của riêng Xuân Diệu, nó gắn liền với ý thức về thời gian một đi không trở lại (đã từng xuất hiện trong thơ trung đại), ý thức về cái tôi cá nhân: làm thế nào để khẳng

định sự có mặt giữa cuộc đời một cách mãnh liệt nhất.

Triết lý nhân sinh trong bài thơ vội vàng chính là quan niệm về cuộc

sống. Thông qua việc bày tỏ tâm trạng vội vàng, gấp gáp đón nhận thiên đường, sự sống muôn màu, muôn ánh sáng. Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm sống tích cực: Nhà thơ khẳng định cuộc sống trần thế chính là một thiên đường đầy hương sắc dành tặng riêng cho con người: có ong bướm ngọt ngào, có hoa cỏ đầy sức sống, có lá tơ non tơ, có yến anh với âm thanh rộn rã, có sự

sống đang hiện diện ở độ sung mãn nhất. Với cặp mắt “xanh non, biếc rờn”

nhà thơ đã khẳng định hạnh phúc trần gian là có thực đang hiện dện trước mắt, đang mời gọi con người hưởng thụ.

Đây là một nhãn quan nhân sinh mới mẻ, chỉ có thể có ở một tâm hồn thiết tha với sự sống. Nó đưa Xuân Diệu tới một quan niệm thẩm mỹ tiến bộ: cái đẹp chính là thực tại cuộc sống, cái đẹp để dành tặng cho con người và

con người là chuẩn mực của cái đẹp... Chính vì thế, Hoài Thanh đã nói về

Xuân Diệu “Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Nhận

thức được hương sắc của mùa xuân, đất trời, cuộc sống là dạt dào, vô tận, Xuân Diệu cũng đồng thời nhận ra cuộc đời con người thật ngắn ngủi, hữu hạn. Luận điểm này không phải lần đầu xuất hiện trong thơ Xuân Diệu nhưng đến Xuân Diệu nó được ý thức triệt để nhất. Chính bởi tha thiết với cuộc sống, nhà thơ đã thấm thía sâu sắc với nghịch lí: Thiên đường còn mãi nhưng

con người không còn mãi với thiên đường. Tâm trạng buồn tiếc khi “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật” và “còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi” là nỗi buồn của tình yêu cuộc sống. Khẳng định sống “Vội vàng” chính là cách

sống để sự hiện diện của con người có ý nghĩa từng giây phút.

Quan niệm sống “vội vàng” bởi vì con người không thể vĩnh cửu hóa phút giây hạnh phúc của trần gian, giữ lại cho mình bằng cách: “tắt nắng đi để màu đừng nhạt mất” và “buộc gió lại cho hương đừng bay đi”. Sống “vội

vàng” con người có thể chiếm lĩnh trọn vẹn nhất sức sống dào dạt của đất trời

trong vòng tay trong tâm hồn mình. Quan niệm sống“vội vàng” không phải là

biểu hiện cho chủ nghĩa cá nhân chỉ biết hưởng thụ mà biểu hiện cho ý thức cao về giá trị sự sống về vẻ đẹp hiện thực của cuộc sống về ý nghĩa sự có mặt của con người cá nhân giữa cuộc đời. Với quan niệm này, Xuân Diệu đã đem lại một triết lí nhân sinh tích cực: Sống có ý nghĩa là phải sống hết mình, sống trọn vẹn với cuộc đời. Đây là triết lí nhân sinh chi phối cách cảm thụ thời gian cảm thụ cái đẹp của thế giới thơ Xuân Diệu. So với các nhà trước và cùng thời, quan niệm sống của Xuân Diệu đầy mới mẻ và táo bạo, đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị và ý nghĩa, đúng như GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã viết

“Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

Chương 3

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Tiết 79, 80:

Vội vàng (Xuân Diệu)

(SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 Nxb GD)

A. Mục tiêu bài học

- Giúp HS cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu.

- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữ mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ. B. Chuẩn bị

1. Phương pháp dạy học: Phương pháp diễn giảng, đàm thoại, phát vấn kết hợp thảo luận nhóm.

2. Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, tài liệu tham khảo hướng dẫn. 3. Học sinh: SGK, chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

C. Tiến hành lên lớp

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, bàn ghế.

2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài

thơ Hầu trời của Tản Đà?

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài mới: Các em đã từng nghe những câu thơ “Dù một phút huy hoàng rồi vụt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”? Nếu nghe rồi thì

tác giả của những vần thơ này là ai?

Xuân Diệu - nhà thơ được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” và được người đọc biết đến với tên gọi thân mật “ông hoàng của tình yêu”. Nói thi sĩ này mới nhất bởi cách cảm nhận về thiên nhiên, tình

yêu, cuộc sống trong thơ ông rất mới mẻ độc đáo, táo bạo. Hồn thơ của Xuân Diệu là một hồn thơ luôn thiết tha, rạo rực, khát khao giao cảm với đời. Để minh chứng cho điều các em vừa nghe, hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tim hiểu một trong những thi phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất trong sự

nghiệp văn học của Xuân Diệu trước CMT8. Đó chính là bài thơ Vội vàng! b) Nội dung bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giúp HS tìm hiểu tiểu

dẫn

? Cho biết vài nét chính về tác giả Xuân Diệu?

? Trình bày hiểu biết của em về sự nghiệp văn học của Xuân Diệu?

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả và tác phẩm

a) Tác giả (1916- 1985)

- Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu - Là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, thiết tha.

- Là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt dồi dào trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học nước nhà.

-> Xứng đáng với danh hiệu là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

b) Tác phẩm

- Các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu: các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)...; các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945) ; các tập tiều luận, phê bình,

? Nêu xuất xứ và thể loại của bài thơ “Vội vàng”?

? Theo em, bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc -

hiểu văn bản.

? Cho biết 4 câu thơ đầu thể hiện ước muốn gì của nhà thơ? Mục đích của những ước muốn đó?

nghiên cứu văn học: Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), các nhà thơ cổ điển Việt Nam (1981,1982)..

2. Bài thơ Vội vàng

- Xuất xứ: Sáng tác trước CMT8, in trong tập “Thơ thơ” xuất bản 1938. - Thể loại: Thể thơ trữ tình tự do. - Bố cục (4 phần):

₊ 4 câu thơ đầu: ước muốn, khát vọng mãnh liệt của nhà thơ trước thiên nhiên.

₊ 9 câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp đầy quyến rũ, tinh khôi của thiên đường trên mặt đất.

₊ 16 câu thơ tiếp theo: Quan niệm về thời gian và tâm trạng buồn băn khoăn của nhà thơ.

₊ Phần còn lại: lời thúc giục con người hãy yêu và sống vội vàng.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Ước muốn, khát vọng mãnh liệt của nhà thơ trước thiên nhiên

- Ước muốn: Tắt nắng - màu đừng nhạt; Buộc gió - hương đừng bay.

? Những ước muốn đó được nhà thơ thể hiện qua những thủ pháp nghệ thuật nào?

- Thể thơ 5 chữ: dồn nén cảm xúc Đại từ nhân xưng: Tôi -> rất tự tin Điệp cấu trúc: Tôi muốn.... cho.... ? Nhận xét của em về ước muốn của

nhà thơ?

GV chốt ý; HS đọc đoạn 2.

? Thiên đường trên mặt đất được thể hiện qua những hình ảnh nào?

? Cảm nhận của em về những hình ảnh được nói tới?

? Theo em, câu thơ nào là mới mẻ, hiện đại nhất? Vì sao?

? Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ.

? Tâm trạng nhà thơ bộc lộ như thế nào trước vẻ đẹp quyến rũ của thiên

-> ước muốn táo bạo, mãnh liệt, muốn tước đoạt quyền của tạo hóa mong giữ hương sắc lại cho đời.

2.Vẻ đẹp đầy quyến rũ tinh khôi của thiên đường trên mặt đất

- Hình ảnh: Ong bướm - tuần tháng mật; Hoa - đồng nội xanh rì ; lá- cành tơ phơ phất; yến anh- khúc tình si; ánh sáng - chớp hàng mi; thần vui- gõ cửa; tháng giêng- cặp môi gần.

-> Thiên nhiên trẻ trung, non tơ, căng tràn sức sống.

+ So sánh “Tháng giêng ngon như cặp môi gần” -> Sự chuyển đổi cảm giác mới lạ tạo sự liên tưởng tưởng tượng độc đáo.

+ Nhịp thơ nhanh kết hợp với điệp từ “này đây...của”

-> lời mời gọi mọi người quan sát, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống.

-> Tâm trạng hân hoan, reo vui khi phát hiện ra thiên đường trên mặt đất.

nhiên cuộc sống?

? Tâm trạng ấy sẽ có sự thay đổi không? tại sao em biết?

HS đọc đoạn 3 và thảo luận nhóm (4 nhóm, thời gian 3 phút)

? Xuân Diệu quan niệm như thế nào về thời gian? So sánh quan niệm của Xuân Diệu và quan niệm cũ về thời gian?

Gợi ý: Sự tranh luận của nhà thơ để bảo vệ quan điểm của mình về thời gian?

Cách cảm nhận tinh tế về thời gian của nhà thơ?

? Tâm trạng của nhà thơ khi nhận thức được sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn ngủi của cuộc đời?

Hs đọc diễn cảm đoạn cuối

? Nhận ra quy luật thời gian, nhà thơ đã làm gì?

->Hs: Thúc giục con người tận hưởng

“Tôi sung sướng. Nhưng vội một nửa”

- Dấu chấm, liên từ “nhưng”: báo hiệu sự thay đổi cảm xúc mới.

3.Quan niệm về thời gian và tâm trạng buồn, băn khoăn của nhà thơ

- Quan niệm truyền thống: Thời gian tuần hoàn

- Quan niệm Xuân Diệu: Thời gian tuyến tính

-> Giọng điệu tranh luận qua điệp từ “Nghĩa là”.

+ Nghệ thuât đối lập -> sự đối kháng giữ thiên nhiên và con người.

- Cách cảm nhận thời gian tinh tế -> thiên nhiên cũng mang nặng nỗi buồn chia li.

+ Nghệ thuật nhân hóa, câu hỏi tu từ, câu cảm thán -> tâm trạng buồn, băn khoăn của thi sĩ.

4. Lời giục con người hãy yêu và sống vội vàng

và sống vội vàng.

? Sự thúc giục ấy được thể hiện qua những ham muốn nào của nhà thơ?

? Nhận xét về hệ thống từ loại, hình ảnh, nhịp điệu của đoạn thơ?

? Qua đoạn thơ, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của thi sĩ?

GV chốt ý: Lời thúc giục con người hãy sống hết mình, vội vàng để tận hưởng từng khoảnh khắc của sự sống. Hs thảo luận nhóm :

? Ý nghiã của nhan đề bài thơ vội vàng?

- Khát vọng tận hưởng: “Ta muốn!” + “Ôm” - sự sống mới bắt đầu mơn mởn.

+ “Riết” - mây đưa gió lượn + “Say” - cánh bướm với tình yêu

+ “Thâu” - cái hôn nhiều + “Chếnh choáng” - mùi thơm + “Đã đầy” - ánh sáng

+ “No nê” - thanh sắc thời tươi + “Cắn” - xuân hồng

->Các động từ mạnh cấp độ tăng tiến dần, đi liến với những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ trừu tượng

+ Sử dụng điệp từ “Ta muốn”

+ Nhịp thơ khẩn trương, gấp gáp cuồng nhiệt.

-> Thể hiện trái tim sống gấp gáp, hối hả đến cuồng nhiệt của nhà thơ để tận hưởng cuộc sống.

*) Ý nghĩa nhan đề:

+ Cường độ sống.

+ Sự trôi chảy của thời gian.

? Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

HS đọc ghi nhớ / SGK / 23

người trước thời gian.

->Quan niệm nhân sinh lớn lao. III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc, mạch luân lí, giọng điệu say mê sôi nổi. Sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật, nhân hóa, so sánh, điệp linh hoạt.

2. Nội dung: Lời giục giã hãy sống

hết mình, biết quý trọng từng giây phút của cuộc đời mình của một hồn thơ ham sống đến cuồng nhiệt.

*) Ghi Nhớ / Sgk/ 23.

D. Củng cố - dặn dò.

- Củng cố bài học: Liên hệ, so sánh với lối sống của giới trẻ hiện nay ? Bài học rút ra sau khi học xong văn bản “Vội vàng” của Xuân Diệu ?

- Yêu cầu về nhà:

+ Học thuộc văn bản “Vội vàng” (Xuân Diệu)

+ Viết bài thu hoạch cá nhân sau khi học xong tác phẩm. + Chuẩn bị bài “Thao tác lập luận bác bỏ”.

KẾT LUẬN

1. Theo quan niệm mới hiện nay, dạy học Ngữ văn cần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh các tri thức. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học của học sinh. Đặc biệt, với hoạt động hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản là hoạt động dạy cho học sinh có năng lực đọc, kĩ năng đọc hiểu để học sinh có thể đọc - hiểu ở bất kì văn bản nào. Từ đọc - hiểu văn bản mà phát triển năng lực của chủ thể học sinh: có kĩ năng nắm bắt thông tin nhanh nhất, chủ động nhận ra các giá trị văn học, những ý nghĩa xã hội, có khả năng phản hồi thông tin, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng, cảm xúc, hóp phần tích cực tham gia vào cuộc sống xã hội với đầy đủ các giá trị chân - thiện - mỹ để trở thành con người phát triển toàn diện. Chính vì thế, việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản văn học gắn liền vơi đời sống thực tiễn là một công việc quan trọng, không thể thiếu trong dạy học Ngữ văn hiện nay.

2. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu “đọc -

hiểu văn bản Vội vàng (Xuân Diệu) gắn liền với đời sống thực tiễn nhằm góp

phần khắc phục thực trạng học sinh đang dần quay lưng với văn chương, đặc biệt đối với những văn bản văn chương thuộc thể loại trữ tình. Đọc - hiểu văn

bản Vội vàng của Xuân Diệu sẽ đem lại cho học sinh một quan niệm nhân

sinh mới mẻ: sống có ý nghĩa phải sống hết mình, sống trọn vẹn cuộc đời này trong từng khoảnh khắc sống, tận hưởng và cống hiến hết mình. Có thể thấy, dạy đọc- hiểu văn bản gắn liền với đời sống thực tiễn sẽ giúp học sinh thấy hứng thú hơn với những giờ học văn, thấy được cái hay, cái đẹp, những giá trị thực tiễn trong chính văn bản các em được học. Các em có thể áp dụng những điều được học vào cuộc sống của bản thân nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Bình, (1983), dạy văn dạy cái hay cái đẹp, Nxb Giáo dục. 2. Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý (1970), Vấn đề giảng dạy

tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản vội vàng (xuân diệu) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn (Trang 47)