9. Bố cục khóa luận
2.3.1 Thực trạng tiếp nhận văn bản Vội vàng (Xuân Diệu)
THPT.
Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó có đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiện đại đã và đang diễn ra sôi động và thu được nhiều kết quả đáng mừng. Việc chúng tôi chọn đề tài này xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định tại Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14
tháng 6 năm 2005 ở Khoản 2 Điều 5: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Đặc điểm cấu trúc chương trình THPT hiện nay quan tâm đến việc dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Nhiều văn bản mới như văn bản Nhật dụng được đưa vào trong chương trình. Vì vậy, nghiên cứu cảm thụ không chỉ đóng khung một cách phiến diện vào vấn đề hứng thú mà cần chú ý nhiều hơn giá trị thực tiễn (gắn liền với tâm lí, sinh lí, xã hội, mĩ học...). Không thể dạy văn theo cách tĩnh và thiếu mối liên hệ biện chứng giữa văn học và cuộc sống.
Khuynh hướng khoa học ngày nay yêu cầu một cách nghiêm ngặt về khảo nghiệm thực tiễn.
Trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT hiện nay, số lượng tác phẩm trữ tình chiếm một số lượng khá lớn. Tâm lí phổ biến của đời sống văn học trong nhà trường là tiếp nhận một cách khá máy móc khi học các tác phẩm trữ tình. Bởi những đặc trưng rất riêng của văn bản trữ tình so với các loại văn bản khác, đòi hỏi học sinh phải có năng lực cảm thụ văn chương mới có thể phân tích cắt nghĩa, bình giá những chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Trong khi trên thực tế, học sinh không có hứng thú với những bài thơ trung đại bởi chúng khó hiểu, công thức, cũng không có hứng thú với thơ hiện đại bởi cho rằng đó là những văn bản xa rời thực tế và không phù hợp với tâm lí đương thời.
Giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học của học sinh nhằm giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy, đôi lúc còn gặp phải lúng túng khi truyền tải những kiến thức, cảm xúc thẩm mỹ mà văn bản trữ tình đem lại. Nguyên nhân một phần do giáo viên chưa gắn thực tiễn với bài dạy khiến học sinh cảm thấy khó hiểu và không có hứng thú tiếp nhận. Tạo ra một khoảng trống không có sự liên hệ giữa học sinh và văn bản, dẫn đến thực trạng “học cho xong”. Mặc dù trên thực tế, dù văn bản trữ tình có được viết ở thời đại nào cũng tái hiện lại một đời sống một hiện thực nào đó. Cho nên sẽ thật thiếu xót nếu dạy Đọc- Hiểu văn bản trữ tình mà không gắn liền với thực tiễn.
Văn bản Vội vàng của Xuân Diệu là một văn bản trữ tình trong chương
trình SGK Ngữ Văn THPT lớp 11. Đây là một thi phẩm nổi tiếng những năm đầu thế kỉ XX, là một trong những “đứa con tinh thần” thể hiện rõ nhất hồn thơ Xuân Diệu và là một tác phẩm luôn sống trong lòng những người yêu thơ.
vàng - một văn bản trữ tình của một tác gia nổi tiếng đã được nhà phê bình văn học Hoài Thanh đánh giá: “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Học sinh có thể thấy văn bản này hay, thấy thích đôi ba câu thơ lạ nhưng chưa thật sự nhận ra giá trị thực tiễn, quan niệm nhân sinh sâu sắc mới mẻ chứa đựng trong đó - điều đã làm nên sức sống trường tồn của văn bản này trong gần thế kỉ qua. Nhìn nhận thực trạng này và với mục đích nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung, dạy văn hướng tới việ dạy chữ và dạy làm “người”,
chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đọc- Hiểu văn bản Vội vàng (Xuân Diệu) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn”.