Phân tích cắt nghĩa văn bản Vội vàng

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản vội vàng (xuân diệu) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn (Trang 28)

9. Bố cục khóa luận

2.2.3 Phân tích cắt nghĩa văn bản Vội vàng

Đối với một văn bản trữ tình, có rất nhiều cách phân tích, cắt nghĩa văn bản. Có thể phân tích, cắt nghĩa theo khổ, theo kết cấu, theo hình tượng. Với

văn bản Vội vàng của Xuân Diệu cần phân tích, cắt nghĩa văn bản theo từng

đoạn. Tuy nhiên, dù thực hiện bước này theo cách nào cũng cần bám sát vào từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, những dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ để đi sâu vào phân tích và chiếm lĩnh văn bản.

Đoạn 1 (gồm 4 câu thơ đầu): Ước muốn khát khao mãnh liệt của thi sỹ trước thiên nhiên.

Bài thơ mở đầu bằng thể thơ ngũ ngôn ngắn rất phù hợp bộc lộ sự dồn nén trong cảm xúc. Kết hợp với từ ngữ mang tính mệnh lệnh “muốn”, sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu để khẳng định một ước muốn táo bạo “tắt nắng - buộc gió”. Qua đó cho thấy khát vọng muốn ngự trị thiên nhiên, đoạt quyền vũ trụ để giữ hương sắc giữ cái đẹp cho cuộc đời.

Đoạn 2 (gồm 9 câu thơ tiếp theo): Sự cảm nhận của thi sỹ về thiên đường trên mặt đất.

Thể thơ năm chữ được chuyển sang thơ tám chữ tạo cảm giác sự lan trải của cảm xúc. Điệp khúc “này đây… của” cùng phép liệt kê theo chiều tăng tiến, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương thể hiện sự phong phú bất tận của thiên

nhiên. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình “Tuần tháng mật… xanh rì... cành tơ phơ phất…” gieo ấn tượng sâu về sức sống nội sinh của vạn vật của ong bướm cỏ hoa đang bước vào thời kì sung mãn nhất, căng tràn nhất. Hình ảnh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là sự so sánh độc đáo mới lạ. Tác giả đã vật chất hóa khái niệm thời gian bằng “Cặp môi gần” tạo sự chuyển đổi cảm giác cho người đọc bằng tính từ “ngon-gần”. Đây là một chi tiết gợi hình gợi

cảm khiến cho người đọc cảm nhận được hương thơm, sự ngọt ngào say đắm của mùa xuân của tháng giêng. Phải chăng đó cũng chính là tiếng reo vui của thi sỹ trước cảnh vật mùa xuân tràn trề sức sống trước thiên đường mặt đất đang rạo rực tình xuân. Có thể nói đây là một câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Qua đó, đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ.

Đoạn 3 (gồm 16 câu thơ tiếp theo): thể hiện sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hóa.

Thi sĩ dường như đang hân hoan vui mừng tận hưởng vẻ đẹp của thiên

nhiên vạn vật thì “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Dấu chấm

xuât hiện như một sáng tạo nghệ thuật bất ngờ... thể hiện niềm vui và dự báo điều sắp xảy ra. Tiếp theo đó là hàng loạt những lí luận của trái tim, trái tim tự đặt điều kiện, giả thiết rồi tự kết luận:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”,

Lập luận để rồi lo lắng băn khoăn trước quy luật của tạo hóa qua hàng loạt các hình ảnh đối lập:

Xuân vẫn tuần hoàn >< tuổi trẻ chẳng hai làn thắm lại Còn trời đất >< chẳng còn tôi mãi

Sự hữu hạn của đời người đang đối kháng với cái vô hạn của thiên nhiên trời đất. Lập luận nhưng chính là đang tranh luận để khẳng định cái tôi cái lòng ham sống của mình. Giọng thơ trở nên buồn giận thấm vào cảnh vật, không gian, thiên nhiên. Hình ảnh nhân hóa kết hợp với câu hỏi tu từ thể hiện

sự tàn phai, ly biệt “mùi tháng năm… sông núi than thầm... cơn gió xinh thì thầm...” Tất cả đang “Phải chăng hờn...? Phải chăng sợ ...?”.

Bằng cảm quan của một tâm hồn thiết tha rạo rực với cuộc sống với đời, tất cả những khái niệm trừ tượng đều được thi sỹ chuyển đổi từ xúc giác thành thị giác, vị giác, thính giác. Thời gian trôi đi, tuổi trẻ cũng trôi đi, đó là quy luật của vạn vật. Chính vì thế không chỉ tâm trạng tác giả buồn nuối tiếc băn khoăn mà vạn vật cũng nhuốm màu li biệt.

Đoạn 4 (gồm 9 câu thơ còn lại): Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.

Đại từ “Ta” được sử dụng một cách đầy tự tin với khát khao “muốn”. Đi kèm với một loạt các dộng từ mạnh “Ôm - riết - say - thâu - đã đầy - no nê- cắn” là một loạt các hình ảnh đầy sức sống “sự sống bắt đầu mơn mởn- mây đưa và gió lượn - cánh bướm với tình yêu - cái hôn- ánh sáng- thanh sắc- xuân hồng”. Mức độ của sự ham muốn tăng tiến dần mà đỉnh điểm:

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.

Nhịp thơ nhanh đến cuồng nhiệt, đan xen những câu thơ ngắn dài thể hiện khát vọng sống hăm hở sôi trào, cảm xúc táo bạo mà vẫn tinh khiết.

Có thể nói đoạn thơ thể hiện trái tim sôi nổi, rạo rực đến độ vội vàng gấp gáp của nhà thơ để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản vội vàng (xuân diệu) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)