Đọc hiểu văn bản Vội vàng (Xuân Diệu) trong

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản vội vàng (xuân diệu) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn (Trang 27)

9. Bố cục khóa luận

2.2 Đọc hiểu văn bản Vội vàng (Xuân Diệu) trong

2.2.1. Đọc tiếp cận văn bản Vội vàng (Xuân Diệu).

Xuân Diệu (1916- 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông được biết đến với tư cách là một nhà thơ, một nhà văn, một nhà phê bình văn học và nhà dịch thuật. Trước cách mạng tháng tám, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất tronng các nhà thơ mới”. Bởi ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng

những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Bài thơ Vội vàng là một trong những

bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng.

Trước khi đọc và tìm hiểu văn bản cần biết hoàn cảnh ra đời của văn bản

trữ tình. Vội vàng của Xuân Diệu là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất

của Xuân Diệu sáng tác vào trước cách mạng tháng tám. Bài thơ được in

trong tập Thơ thơ xuất bản năm 1938.

2.2.2. Tái hiện hình tượng nhân vật trữ tình.

Do văn bản trữ tình được tổ chức đặc biệt, ngôn ngữ giàu nhạc điệu và hình ảnh nên đọc văn bản là một bước quan trọng để gợi lên hình ảnh, nhịp điệu âm hưởng của tác phẩm. Đồng thời khơi gợi những ấn tượng đầu tiên trong tâm trí người đọc. Đặc biệt đối với văn bản thơ, đọc văn bản không chỉ có nhiệm vụ tượng thanh các con chữ mà còn là tượng hình bên trong “Nội quan” của người đọc thế giới hình tượng và chủ thể trữ tình bộc bạch, thổ lộ, giãi bày trong tác phẩm.

Văn bản Vội Vàng của Xuân Diệu là một văn bản trữ tình mà trong đó

nhân vật trữ tình bộc lộ mãnh liệt cái “tôi” khát khao giao cảm với đời với thiên nhiên cuộc sống. Chính vì thé cần có giọng đọc phù hợp với từng đoạn bộc lộ theo đúng diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình. Từ đó nổi bật lên chủ dề chính của văn bản.

13 câu thơ đầu: Cần đọc với giọng thiết tha, say đắm thể hiện khát vọng

mãnh liệt và tâm trạng hân hoan reo vui của nhân vật trữ tình khi phát hiện ra vẻ đẹp của thiên đường trên mặt đất.

16 câu thơ tiếp theo: Đọc với giọng băn khoăn, hờn giận, tiếc nuối thể

hiện sự lập luận của nhân vật trữ tình trước sự hữu hạn của đời người và sự vô hạn của thiên nhiên trời đất của những quy luật bất biến.

9 câu thơ còn lại: Cần đọc với giọng cuồng nhiệt, hối hả thể hiện sự ham

sống, sống một cách vội vàng của nhân vật trữ tình.

2.2.3. Phân tích, cắt nghĩa văn bản Vội vàng

Đối với một văn bản trữ tình, có rất nhiều cách phân tích, cắt nghĩa văn bản. Có thể phân tích, cắt nghĩa theo khổ, theo kết cấu, theo hình tượng. Với

văn bản Vội vàng của Xuân Diệu cần phân tích, cắt nghĩa văn bản theo từng

đoạn. Tuy nhiên, dù thực hiện bước này theo cách nào cũng cần bám sát vào từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, những dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ để đi sâu vào phân tích và chiếm lĩnh văn bản.

Đoạn 1 (gồm 4 câu thơ đầu): Ước muốn khát khao mãnh liệt của thi sỹ trước thiên nhiên.

Bài thơ mở đầu bằng thể thơ ngũ ngôn ngắn rất phù hợp bộc lộ sự dồn nén trong cảm xúc. Kết hợp với từ ngữ mang tính mệnh lệnh “muốn”, sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu để khẳng định một ước muốn táo bạo “tắt nắng - buộc gió”. Qua đó cho thấy khát vọng muốn ngự trị thiên nhiên, đoạt quyền vũ trụ để giữ hương sắc giữ cái đẹp cho cuộc đời.

Đoạn 2 (gồm 9 câu thơ tiếp theo): Sự cảm nhận của thi sỹ về thiên đường trên mặt đất.

Thể thơ năm chữ được chuyển sang thơ tám chữ tạo cảm giác sự lan trải của cảm xúc. Điệp khúc “này đây… của” cùng phép liệt kê theo chiều tăng tiến, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương thể hiện sự phong phú bất tận của thiên

nhiên. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình “Tuần tháng mật… xanh rì... cành tơ phơ phất…” gieo ấn tượng sâu về sức sống nội sinh của vạn vật của ong bướm cỏ hoa đang bước vào thời kì sung mãn nhất, căng tràn nhất. Hình ảnh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là sự so sánh độc đáo mới lạ. Tác giả đã vật chất hóa khái niệm thời gian bằng “Cặp môi gần” tạo sự chuyển đổi cảm giác cho người đọc bằng tính từ “ngon-gần”. Đây là một chi tiết gợi hình gợi

cảm khiến cho người đọc cảm nhận được hương thơm, sự ngọt ngào say đắm của mùa xuân của tháng giêng. Phải chăng đó cũng chính là tiếng reo vui của thi sỹ trước cảnh vật mùa xuân tràn trề sức sống trước thiên đường mặt đất đang rạo rực tình xuân. Có thể nói đây là một câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Qua đó, đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ.

Đoạn 3 (gồm 16 câu thơ tiếp theo): thể hiện sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hóa.

Thi sĩ dường như đang hân hoan vui mừng tận hưởng vẻ đẹp của thiên

nhiên vạn vật thì “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Dấu chấm

xuât hiện như một sáng tạo nghệ thuật bất ngờ... thể hiện niềm vui và dự báo điều sắp xảy ra. Tiếp theo đó là hàng loạt những lí luận của trái tim, trái tim tự đặt điều kiện, giả thiết rồi tự kết luận:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”,

Lập luận để rồi lo lắng băn khoăn trước quy luật của tạo hóa qua hàng loạt các hình ảnh đối lập:

Xuân vẫn tuần hoàn >< tuổi trẻ chẳng hai làn thắm lại Còn trời đất >< chẳng còn tôi mãi

Sự hữu hạn của đời người đang đối kháng với cái vô hạn của thiên nhiên trời đất. Lập luận nhưng chính là đang tranh luận để khẳng định cái tôi cái lòng ham sống của mình. Giọng thơ trở nên buồn giận thấm vào cảnh vật, không gian, thiên nhiên. Hình ảnh nhân hóa kết hợp với câu hỏi tu từ thể hiện

sự tàn phai, ly biệt “mùi tháng năm… sông núi than thầm... cơn gió xinh thì thầm...” Tất cả đang “Phải chăng hờn...? Phải chăng sợ ...?”.

Bằng cảm quan của một tâm hồn thiết tha rạo rực với cuộc sống với đời, tất cả những khái niệm trừ tượng đều được thi sỹ chuyển đổi từ xúc giác thành thị giác, vị giác, thính giác. Thời gian trôi đi, tuổi trẻ cũng trôi đi, đó là quy luật của vạn vật. Chính vì thế không chỉ tâm trạng tác giả buồn nuối tiếc băn khoăn mà vạn vật cũng nhuốm màu li biệt.

Đoạn 4 (gồm 9 câu thơ còn lại): Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.

Đại từ “Ta” được sử dụng một cách đầy tự tin với khát khao “muốn”. Đi kèm với một loạt các dộng từ mạnh “Ôm - riết - say - thâu - đã đầy - no nê- cắn” là một loạt các hình ảnh đầy sức sống “sự sống bắt đầu mơn mởn- mây đưa và gió lượn - cánh bướm với tình yêu - cái hôn- ánh sáng- thanh sắc- xuân hồng”. Mức độ của sự ham muốn tăng tiến dần mà đỉnh điểm:

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.

Nhịp thơ nhanh đến cuồng nhiệt, đan xen những câu thơ ngắn dài thể hiện khát vọng sống hăm hở sôi trào, cảm xúc táo bạo mà vẫn tinh khiết.

Có thể nói đoạn thơ thể hiện trái tim sôi nổi, rạo rực đến độ vội vàng gấp gáp của nhà thơ để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu.

2.2.4. Đánh giá cảm xúc nhân vật trữ tình

Bài thơ là một thi phẩm mang đậm dấu ấn tâm hồn Xuân Diệu với những hình ảnh mới lạ, độc đáo; nhịp thơ, giọng thơ thay đổi với nhiều cung bậc nhưng tất cả đều thể hiện cảm xúc chân thật của nhà thơ.

Với 38 câu thơ được chia thành bốn đoạn, mỗi đoạn bộc lộ một tâm trạng cảm xúc của thi sĩ từ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết đến tâm rạng buồn băn khoăn khi nhận ra sự giới hạn của đời người đến tình yêu cuộc sống

vội vàng của nhà thơ thì Vội vàng có thể xem là một “tuyên ngôn” về cuộc

sống của Xuân Diệu.

2.3. Đọc hiểu văn bản Vội vàng (Xuân Diệu) gắn liền với đời sống

thực tiễn.

2.3.1 Thực trạng tiếp nhận văn bản Vội vàng (Xuân Diệu) trong trường THPT. THPT.

Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó có đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiện đại đã và đang diễn ra sôi động và thu được nhiều kết quả đáng mừng. Việc chúng tôi chọn đề tài này xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định tại Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14

tháng 6 năm 2005 ở Khoản 2 Điều 5: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Đặc điểm cấu trúc chương trình THPT hiện nay quan tâm đến việc dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Nhiều văn bản mới như văn bản Nhật dụng được đưa vào trong chương trình. Vì vậy, nghiên cứu cảm thụ không chỉ đóng khung một cách phiến diện vào vấn đề hứng thú mà cần chú ý nhiều hơn giá trị thực tiễn (gắn liền với tâm lí, sinh lí, xã hội, mĩ học...). Không thể dạy văn theo cách tĩnh và thiếu mối liên hệ biện chứng giữa văn học và cuộc sống.

Khuynh hướng khoa học ngày nay yêu cầu một cách nghiêm ngặt về khảo nghiệm thực tiễn.

Trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT hiện nay, số lượng tác phẩm trữ tình chiếm một số lượng khá lớn. Tâm lí phổ biến của đời sống văn học trong nhà trường là tiếp nhận một cách khá máy móc khi học các tác phẩm trữ tình. Bởi những đặc trưng rất riêng của văn bản trữ tình so với các loại văn bản khác, đòi hỏi học sinh phải có năng lực cảm thụ văn chương mới có thể phân tích cắt nghĩa, bình giá những chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Trong khi trên thực tế, học sinh không có hứng thú với những bài thơ trung đại bởi chúng khó hiểu, công thức, cũng không có hứng thú với thơ hiện đại bởi cho rằng đó là những văn bản xa rời thực tế và không phù hợp với tâm lí đương thời.

Giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học của học sinh nhằm giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy, đôi lúc còn gặp phải lúng túng khi truyền tải những kiến thức, cảm xúc thẩm mỹ mà văn bản trữ tình đem lại. Nguyên nhân một phần do giáo viên chưa gắn thực tiễn với bài dạy khiến học sinh cảm thấy khó hiểu và không có hứng thú tiếp nhận. Tạo ra một khoảng trống không có sự liên hệ giữa học sinh và văn bản, dẫn đến thực trạng “học cho xong”. Mặc dù trên thực tế, dù văn bản trữ tình có được viết ở thời đại nào cũng tái hiện lại một đời sống một hiện thực nào đó. Cho nên sẽ thật thiếu xót nếu dạy Đọc- Hiểu văn bản trữ tình mà không gắn liền với thực tiễn.

Văn bản Vội vàng của Xuân Diệu là một văn bản trữ tình trong chương

trình SGK Ngữ Văn THPT lớp 11. Đây là một thi phẩm nổi tiếng những năm đầu thế kỉ XX, là một trong những “đứa con tinh thần” thể hiện rõ nhất hồn thơ Xuân Diệu và là một tác phẩm luôn sống trong lòng những người yêu thơ.

vàng - một văn bản trữ tình của một tác gia nổi tiếng đã được nhà phê bình văn học Hoài Thanh đánh giá: “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Học sinh có thể thấy văn bản này hay, thấy thích đôi ba câu thơ lạ nhưng chưa thật sự nhận ra giá trị thực tiễn, quan niệm nhân sinh sâu sắc mới mẻ chứa đựng trong đó - điều đã làm nên sức sống trường tồn của văn bản này trong gần thế kỉ qua. Nhìn nhận thực trạng này và với mục đích nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung, dạy văn hướng tới việ dạy chữ và dạy làm “người”,

chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đọc- Hiểu văn bản Vội vàng (Xuân Diệu) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn”.

2.3.2. Định hướng dạy văn bản Vội vàng (Xuân Diệu) trong chương trình THPT gắn với đời sống thực tiễn. trình THPT gắn với đời sống thực tiễn.

2.3.2.1. Khát vọng mãnh liệt, táo bạo trước thiên nhiên, cuộc sống.

Từ nghìn năm trước, trong dòng thơ ca trung đại không thiếu gì những vần thơ tràn đầy sức sống trước mùa xuân, cuộc sống... Nhưng tất cả đều bị chi phối bởi tính phi ngã - một đặc điểm của văn chương trung đại Tức cái tôi trữ tình thường được ẩn náu sau những hình ảnh ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp. Trong khi đó, kế thừa truyền thống thơ ca nhưng Phong trào thơ mới giai đoạn 1932 - 1945 như một làn gió mới thổi vào thi đàn Việt Nam, đem đến một bộ mặt mới cho nền văn học nước nhà. Nổi bật với những tên tuổi như Thế Lữ, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên.. mà tiêu biểu và được đánh giá là“ Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” là Xuân Diệu. Mới bởi cách cảm nhận thiên nhiên đầy mới lạ, mới bởi những lấy tuổi trẻ - tình yêu của con người làm thước đo cái đẹp và mới

bởi những ham muốn táo bạo, mãnh liệt chưa từng có. Trong cuốn “Thi Nhân Việt Nam”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận xét “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê

mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.. và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Không phải ngẫu nhiên trong khi mỗi hồn thơ chỉ

được nói đến bằng một tính từ thì nhà phê bình lại dành đến ba tính từ để

nhận xét cái riêng cảu Xuân Diệu: một hồn thơ “tha thiết, băn khoăn, rạo rực”. Vì sao lại có sự ưu ái đến thế? Đó có lẽ bởi chữ “mới”- một đặc điểm đã được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của ông mà tiêu biểu là baì thơ Vội Vàng được rút từ tập Thơ thơ xuất bản năm 1938.

Mở đầu tập thơ là một lời nhận xét rất tinh tế của nhà thơ Thế Lữ “Xuân Diệu là một người của đời một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng nhân gian...” Ngay từ khi bước vào làng thơ,

dường như Xuân Diệu đã tự chọn cho mình một lẽ sống: Sống để yêu và tôn thờ tình yêu! Phụng sự bằng trái tim nống cháy, bằng cuộc sống say mê và bàng việc hăm hở làm thơ tình.. có lẽ chính vì thế mà hơn hai mươi năm giã

từ nhưng quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu vẫn cháy âm ỉ trong lòng

người đọc:

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”

Sống là hưởng thụ hết mình là sự khát khao mãnh liệt, giao cảm với đời với đất trời nên những câu thơ của hồn thơ Xuân Diệu cũng tràn đầy khát vọng mãnh liệt táo bạo khiến chính người đọc mỗi lần chạm tới nhu muốn

hòa cùng những khát vọng tưởng như ảo mà lại hóa ra thực ấy: “muốn tắt nắng - buộc gió”. Không như những thi sĩ xưa, thiên đường là chốn bồng lai

tiên cảnh, nơi có mây gió trăng hoa, với Xuân Diệu: cuộc sống trần gian mới

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản vội vàng (xuân diệu) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)