Biến động hàm lượng N, P tổng số thông qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa huyện phú xuyên, hà nội (Trang 64)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.2Biến động hàm lượng N, P tổng số thông qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm

nước (thời kỳ đổ ải), chính thời điểm này làm Eh đất giảm mạnh nên khi cấy giá trị Eh không giảm mạnh và ở mức ổn định.

Thứ hai bản thân cây lúa có quá trình hút thu O2 từ khí quyển và khuếch tán xuống hệ rễ, vì vậy xung quanh vùng rễ lúa có tồn tại O2 nên giá trị Eh của thí nghiệm đồng ruộng không thể thấp hơn giá trị Eh trong phòng thí nghiệm.

3.4.2. Biến động hàm lượng N, P tổng số thông qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm đồng ruộng thí nghiệm đồng ruộng

Phân tích hàm lượng N, P tổng số trong đất trước khi cấy và sau khi thu hoạch được kết quả như sau:

Bảng 17: Biến động hàm lượng N, P tổng số trong đất ruộng thí nghiệm

Giai đoạn sinh trưởng

NTS (%) PTS (%)

CT1 CT2 CT1 CT2

Trước khi cấy 0,24 0,28 0,21 0,19 Sau khi thu hoạch 0,22 0,25 0,25 0,2

Từ kết quả phân tích thấy rằng hàm lượng NTS ở cả hai công thức thí nghiệm đều giảm sau khi kết thúc vụ lúa. CT1 – NTX giảm 0,02% và CT2 – NLP giảm 0,03%. Sự giảm này có thể do cây lúa hút thu, mất đạm do bốc hơi hay rửa trôi theo chiều thẳng đứng xuống các tầng sâu hơn. Tuy nhiên mức giảm như vậy là không đáng kể. Về hàm lượng PTS ở hai công thức thí nghiệm đều tăng sau khi kết thúc mùa vụ. Lý giải cho điều này là do tồn dư phân bón, cụ thể ở đây là phân lân (một loại phân bón rất khó tan). Hàm lượng PTS ở CT1 – NTX tăng 0,04% trong khi đó CT2 – NLP chỉ tăng 0,01%. Như vậy áp dụng biện pháp tưới truyền thống NTX thì để lại tồn dư phân bón dạng phân lân trong đất nhiều hơn so với biện pháp tưới tiết kiệm NLP vì khi áp dụng biện pháp tưới NLP giúp tạo môi trường thuận lợi cho cây lúa phát triển đặc biệt là hệ rễ làm gia tăng khả năng hút thu P, vì vậy lượng tồn dư

trong đất là ít. Điều này cũng khẳng định rằng áp dụng biện pháp tưới NLP làm gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Cây lúa có thể sử dụng gần như toàn bộ lượng phân lân bón vào trong khi đó biện pháp tưới truyền thống cây có thể chỉ sử dụng được một phần, phần còn lại sẽ tồn dư trong đất gây lãng phí và ô nhiễm môi trường đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa huyện phú xuyên, hà nội (Trang 64)