3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.1. Động thái pH, Eh thông qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm đồng ruộng
3.4.1.1. Động thái pH thông qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm đồng ruộng
Động thái pH đất tại thí nghiệm đồng ruộng được trình bày trong bảng 15 và hình 12 như sau:
Bảng 15: Động thái pH đất tại thí nghiệm đồng ruộng
Giai đoạn sinh trưởng Số ngày sau cấy
CT1 – NTX CT2 - NLP
pH Thời điểm pH
Cấy – hồi xanh 4 7,5 Ngập 5 cm 7,4
11 7,88 7,89 Đẻ nhánh 18 7,91 Ngập 5 cm 7,92 25 6,7 Rút nước 6,86 Đứng cái – làm đòng 35 7,24 Ngập trở lại 5 cm 6,54 47 6,67 6,69 Trỗ bông 68 6,67 Ngập 5 cm 6,28 Ngậm sữa – chắc xanh 84 6,86 Ngập 5 cm 6,92
Hình 12: Động thái pH tại thí nghiệm đồng ruộng
Dựa vào kết quả và đồ thị nhận thấy giai đoạn đầu sau cấy cho đến ngày thứ 18 thì giá trị pH ở cả hai công thức thí nghiệm đồng ruộng đều dao động xung quanh giá trị pH kiềm yếu đến kiềm. Nguyên nhân là do chế độ bón phân có bón lót phân lân, đây là loại phân thành phần ngoài P còn có chứa Ca, Mg giúp tăng pH đất. Sau giai đoạn này thì giá trị pH lại quay về mức trung tính ở cả hai công thức thí nghiệm do khu vực nghiên cứu có pH đất trung tính nên theo quá trình ngập nước pH không có sự biến đổi lớn.
Thí nghiệm trong phòng cũng như ngoài đồng ruộng thì giá trị pH luôn dao động xung quanh giá trị pH = 7. Chế độ bón phân có ảnh hưởng đến động thái pH ở giai đoạn đầu nhưng theo quá trình ngập nước thì sự ảnh hưởng là không rõ rệt.
3.4.1.2.Động thái Eh thông qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm đồng ruộng
Bảng 16 và hình 13 bên dưới thể hiện động thái của Eh đất thông qua hai phương pháp tưới tại thí nghiệm đồng ruộng.
Bảng 16: Động thái Eh đất tại thí nghiệm đồng ruộng Giai đoạn sinh
trưởng
Số ngày sau cấy
CT1 – NTX CT2 - NLP Eh (mV) Thời điểm Eh (mV)
Cấy – hồi xanh 4 -120 Ngập 5 cm -123
11 -172 -169 Đẻ nhánh 18 -198 Ngập 5 cm -192 25 -138 Rút nước -163 Đứng cái – làm đòng 35 -172 Ngập trở lại 5 cm -80 47 -181 -167 Trỗ bông 68 -228 Ngập 5 cm -169 Ngậm sữa – chắc xanh 84 -223 Ngập 5 cm -189
Hình 13: Động thái Eh tại thí nghiệm đồng ruộng
Dựa vào bảng kết quả và đồ thị nhận thấy diễn biến giá trị Eh tại thí nghiệm đồng ruộng tương tự như thí nghiệm trong phòng đó là: CT1 – NTX giá trị Eh biến động giảm theo thời gian ngập nước. CT2 – NLP giá trị Eh tăng khi rút nước phơi ruộng và giảm khi cho ngập nước. Tuy nhiên tại công thức thí nghiệm đồng ruộng ở giai đoạn đầu ngập nước (4 – 18 ngày sau cấy) tốc độ giảm Eh không nhanh bằng thí nghiệm trong phòng. Giá trị Eh của cả quá trình thí nghiệm có giảm nhưng
không nhiều so với sự giảm Eh của thí nghiệm trong phòng. Lý giải cho vấn đề này có thể có hai nguyên nhân như sau: