Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa huyện phú xuyên, hà nội (Trang 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Đất thí nghiệm sau khi phơi khô cho qua rây 1 mm sẽ tiến hành xác định tính chất đất nền nghiên cứu: TPCG, OM, pH, NTS, PTS, KTS, NDT, PDT, CEC.

Bố trí hai công thức thí nghiệm, mỗi công thức lặp lại ba lần. Tổng số xô thí nghiệm là 6 xô. Cân 4 kg đất đã phơi khô và cho qua rây 1 cm vào xô thí nghiệm. - Công thức 1 (CT1) – Ngập thường xuyên: Đất ngập nước thường xuyên 4 cm so với bề mặt đất, đặc trưng cho phương pháp tưới truyền thống.

- Công thức 2 (CT2) – Tưới nông lộ phơi: Tưới tiết kiệm nước.

Ở cả hai công thức tiến hành san phẳng bề mặt đất trong các xô thí nghiệm. Sau đó đổ nước cất vào ngập 4 cm so với bề mặt đất trong xô.

 Theo dõi động thái Eh, pH trong hai công thức nghiên cứu sau 24h ngập nước và 48h ngập nước. Sau đó 7 ngày đo một lần.

 Theo dõi hàm lượng N, P tổng số trong đất nền ban đầu và sau khi kết thúc thí nghiệm ở hai công thức tưới.

 Mẫu đất tươi đem phân tích được lấy trong xô thí nghiệm từ 0 – 5 cm theo chiều thẳng đứng từ trên xuống để theo dõi biến động hàm lượng N, P dễ tiêu trong hai công thức, 7 ngày xác định một lần.

Khi giá trị Eh ổn định tiến hành rút nước CT2. Khi bề mặt đất tại CT2 se và nứt chân chim tiến hành cho ngập nước trở lại. Tiếp tục theo dõi pH, Eh, N, P dễ tiêu sau 4 ngày và 9 ngày cho ngập nước trở lại CT2 và kết thúc thí nghiệm.

Hình 3: Bố trí các công thức thí nghiệm trong xô

Hình 5: Giai đoạn rút nước se mặt CT2 – NLP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng nitơ, phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa huyện phú xuyên, hà nội (Trang 40)