II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *HĐ1: Giới thiệu nội dung bà
BÀI 10: PHÁT BIỂU XÂY DỰNG BÀI (40) I MỤC TIÊU
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được hiệu quả của việc phát biểu xây dựng bài.
- Luôn rèn luyện để tự tin, chủ động và hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Giáo dục rèn cho HS thói quen tự tin, chủ động và hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Hăng hái phát biểu». - Giáo viên đọc to truyện «Hăng hái phát biểu» Học sinh nghe đọc và cảm nhận.
- Giáo viên kể chuyện «Hăng hái phát biểu». *Bài tập 1: Nghe đọc - nhận biết.
- Giáo viên hỏi:
a. Em học tập những gì ở Hoa? Em ghi dấu X vào ô vuông trước ý đúng.
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc lần lượt các phương án cho học sinh chọn để ghi dấu X vào ô vuông trước ý đúng (Đáp án: ô vuông 1, 4, 5).
b. Hăng hái phát biểu xây dựng bài đem lại hiệu quả gì? Hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và đọc các ý đã cho, chọn ý đúng đánh dấu X.
+ Giáo viên đọc yêu cầu của phần b cho học sinh nghe. + Học sinh lựa chọn ý phù hợp nhất.
+Một số học sinh nêu đáp án của mình. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên chốt ý đúng và tuyên dương. (Đáp án: tùy H/S lựa chọn, chẳng hạn: ô vuông 2, 4, 6).
c. Liên hệ: Nối đúng hình ảnh với những hoạt động phù hợp. +Thảo luận nhóm đôi tìm hình ảnh phù hợp với hoạt động để nối.
+ Học sinh đọc các hoạt động và lựa chọn để nối với hình ảnh phù hợp.
+ Một số đại diện học sinh trình bày kết quả. + Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên chốt ý đúng và tuyên dương. (Đáp án: 1- được cô giáo khen ngợi; 2- tự học bài, làm bài; 3- chăm chú nghe giảng; 4- chuẩn bị bài tốt; 5- được bạn bè yêu quý, ngưỡng mộ; 6- hăng hái phát biểu;).
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc lần lượt các hoạt dộng cho học sinh chọn để nối với hình ảnh phù hợp.
*HĐ3: Thực hành: Em viết hoặc kể ra cho bố mẹ nghe ở lớp em đã phát biểu xây dựng bài như thế nào?
+ G/V hướng dẫn các nhóm HS làm bài tập 2 trang 42. Giáo viên đọc yêu cầu của bài học sinh theo dõi để hiểu bài.
+ Học sinh thực hành viết.
+ Một số học sinh chia sẻ việc làm của mình. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên tuyên dương học sinh có bài viết tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
*HĐ 4: Đọc những điều cần ghi nhớ trang 42 và trang 43.
+ Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 42 và trang 43, giải thích ý nghĩa từng hình ảnh.
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc chậm cho học sinh đọc theo để ghi nhớ. G/V giải thích ý nghĩa từng hình ảnh.
1. Những việc em cần làm.
2. Những việc em không nên làm.
* Giáo viên đọc phần chữ đỏ góc phải bên trên để giáo dục và chuyển tiếp nội dung khác.
*HĐ 5: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện: Em luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài mức độ nào.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em không ngại thầy cô hay bạn bè chê cười ở mức nào.
+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện em luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài.
* Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc chậm lần lượt các nội dung đánh giá cho học sinh hiểu, tô màu tự đánh giá mình đúng.
*HĐ 6: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ đánh giá em về: em luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài và em không ngại thầy cô hay bạn bè chê cười ở mức nào.
*HĐ7: Tổng kết, dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại bài học cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. + Dặn dò: Thực hành luôn em luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Thực hành kĩ năng sống BÀI 11: TRẢ LẠI CỦA RƠI (44) I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được ý nghĩa việc làm tốt.
- Luôn tự giác trả lại vật nhặt được cho người đánh rơi.
- Giáo dục rèn cho HS thói quen trả lại vật nhặt được cho người đánh rơi.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Trả lại của rơi».
- Giáo viên đọc to truyện «Trả lại của rơi» Học sinh nghe đọc và cảm nhận.
- Giáo viên kể chuyện «Trả lại của rơi».
*Bài tập 1: Nghe đọc - nhận biết. Giáo viên hỏi:
a. Nhận xét về hành động của Hùng, em chọn đúng/sai.
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc lần lượt các phương án cho học sinh chọn để ghi dấu X vào ô vuông trước ý đúng (Đáp án: (a) – sai; (b) – đúng;).
+ Một số học sinh trình bày. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. + Giáo viên chốt ý đúng và tuyên dương.
b.Người nhặt được và đem trả lại của rơi là người như thế nào?
*Hướng dẫn học sinh đọc các ý đã cho, chọn ý đúng đánh dấu X.
+ Giáo viên đọc yêu cầu của phần b cho học sinh nghe. + Học sinh lựa chọn ý phù hợp nhất.
+Một số học sinh nêu đáp án của mình. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên chốt ý đúng và tuyên dương. (Đáp án: tùy H/S lựa chọn, chẳng hạn: ô vuông 1, 3).
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc lần lượt các phương án cho học sinh chọn để đánh dấu X phù hợp.
*HĐ3: Thực hành: Em viết hoặc chia sẻ với bố mẹ một tấm gương tốt nhặt được của rơi trả người đánh mất.
+ G/V hướng dẫn các học sinh làm bài tập 2 trang 45. Giáo viên đọc yêu cầu của bài học sinh theo dõi để hiểu bài.
+ Học sinh thực hành viết.
+ Một số học sinh chia sẻ việc làm của mình. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên tuyên dương học sinh có bài viết tốt.
+ Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 46 và trang 47, giải thích ý nghĩa từng hình ảnh.
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc chậm cho học sinh đọc theo để ghi nhớ. G/V giải thích ý nghĩa từng hình ảnh.
1. Những việc em cần làm khi nhặt được của rơi. 2. Những việc em không nên làm.
3. Em tập hát.(Giáo viên hướng dẫn học sinh hát bài: Bà còng đi chợ 2 lần)
* Giáo viên đọc phần chữ đỏ góc phải bên trên để giáo dục và chuyển tiếp nội dung khác.
*HĐ 5: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện: Em hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của việc trả lại của rơi mức độ nào. + Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em tự giác trả lại của rơi cho người đánh mất ở mức nào.
+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện em hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của việc trả lại của rơi và tự giác trả lại của rơi cho người đánh mất.
* Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc chậm lần lượt các nội dung đánh giá cho học sinh hiểu, tô màu tự đánh giá mình
*HĐ 6: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ đánh giá em về: Em hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của việc trả lại của rơi và tự giác trả lại của rơi cho người đánh mất ở mức nào.
*HĐ7: Tổng kết, dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại bài học cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. + Dặn dò: Thực hành em luôn tự giác trả lại của rơi cho người đánh mất.
Thực hành kĩ năng sống BÀI 12: ĐI HỌC ĐÚNG GIỜ (48) I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được lợi ích của việc đi học đúng giờ. - Luôn rèn luyện để có thói quen đi học đúng giờ. - Giáo dục rèn cho HS thói quen đi học đúng giờ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Đúng giờ».
- Giáo viên đọc to truyện «Đúng giờ» Học sinh nghe đọc và cảm nhận.
- Giáo viên kể chuyện «Đúng giờ».
*Bài tập 1: Nghe đọc - nhận biết. Giáo viên hỏi:
a. Trang có thói quen gì để luôn Đúng giờ? Em ghi dấu X vào ô vuông trước ý đúng.
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc lần lượt các phương án cho học sinh chọn để ghi dấu X vào ô vuông trước ý đúng (Đáp án: ô vuông 1, 4).
- Một số học sinh trình bày kết quả của mình.
b. Để đi học đúng giờ, em cần làm gì?
+ Hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và đọc các ý đã cho, chọn ý đúng đánh dấu X.
+ Giáo viên đọc yêu cầu của phần b cho học sinh nghe. + Học sinh lựa chọn ý phù hợp nhất.
+Một số học sinh nêu đáp án của mình. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên chốt ý đúng và tuyên dương. (Đáp án: tùy H/S lựa chọn, chẳng hạn: ô vuông 1, 3, 5).
*HĐ3: Thực hành: Nhìn hình bên trái đánh số phù hợp nội dung bên phải.
+ Thảo luận nhóm đôi tìm hình ảnh phù hợp với nội dung ghi số.
+ Một số đại diện nhóm học sinh trình bày kết quả. + Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên chốt ý đúng và tuyên dương. (Đáp án: 1- nhờ người đánh thức dậy; 2- đặt đồng hồ báo thức; 3-ăn sáng không quá chậm; 4- chuẩn bị quần áo trước khi đi ngủ; 5- thức dậy ngay khi nghe đồng hồ báo thức; 6- đi ngủ sớm; 7- chuẩn bị trước dụng cụ sách vở; 8- đi nhanh tới trường).
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc lần lượt các hoạt động cho học sinh chọn để ghi số phù hợp.
*HĐ 4: Đọc những điều cần ghi nhớ trang 50 và trang 51.
+ Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 50 và trang 51, giải thích ý nghĩa từng hình ảnh.
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc chậm cho học sinh đọc theo để ghi nhớ. G/V giải thích ý nghĩa từng hình ảnh.
1. Những việc em cần làm. 2. Những việc em cần tránh.
* Giáo viên đọc phần chữ đỏ góc phải bên trên để giáo dục và chuyển tiếp nội dung khác.
*HĐ 5: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện: Em ở nhà em có thói quen học tập, sinh hoạt, học tập theo giờ giấc ở mức độ nào.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em thường xuyên đi học đúng giờ ở mức nào.
+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện ở nhà em có thói quen học tập, sinh hoạt, học tập theo giờ giấc và thường xuyên đi học đúng giờ.
* Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc chậm lần lượt các nội dung đánh giá cho học sinh hiểu, tô màu tự đánh giá mình
*HĐ 6: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ đánh giá em về: ở nhà em có thói quen học tập, sinh hoạt, học tập theo giờ giấc và thường xuyên đi học đúng giờ ở mức nào.
*HĐ7: Tổng kết, dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại bài học cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. + Dặn dò: Thực hành luôn thể hiện ở nhà em có thói quen học tập, sinh hoạt, học tập theo giờ giấc và thường xuyên đi học đúng giờ.
Thực hành kĩ năng sống BÀI 13: EM LÀ NGƯỜI BẠN TỐT (52) I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được lợi ích khi có những người bạn tốt. - Luôn biết ứng xử tử tế để làm người bạn tốt.
- Giáo dục cho HS ứng xử tử tế để làm người bạn tốt.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Chia sẻ cùng bạn». - Giáo viên đọc to truyện «Chia sẻ cùng bạn» Học sinh nghe đọc và cảm nhận.
- Giáo viên kể chuyện «Chia sẻ cùng bạn».
*Bài tập 1: Nghe đọc - nhận biết. Giáo viên hỏi: -Trang đã làm gì khi bạn có điều không vui?
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc lần lượt các phương án cho học sinh chọn để ghi dấu X vào ô vuông trước ý đúng.
+ Một số học sinh trình bày. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. + Giáo viên chốt ý đúng và tuyên dương. (Đáp án: Các ý đúng là: 2, 3, 5).
*HĐ3: G/V hướng dẫn các học sinh làm bài tập 2 trang 53. - Đâu là việc thường làm của một người bạn tốt?
-Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi bằng cách quan sát các hình ảnh để chọn ra hình ảnh đúng và khoanh tròn vào ngôi sao bên cạnh hình ảnh đó.
- Giáo viên đọc yêu cầu của phần b cho học sinh nghe. + Học sinh lựa chọn ý phù hợp nhất.
+Đại diện nhóm học sinh nêu đáp án của mình. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt ý đúng và tuyên dương. (Đáp án: tùy H/S lựa chọn, chẳng hạn: khoanh vào hình: 2, 3, 4, 5, 7 và 8).
*HĐ4: Thực hành:
*Bài tập 3: Em viết hoặc kể cho bố mẹ về những việc tốt mà em đã giúp bạn trong tuần qua.
*Bài tập 4: Em viết hoặc kể cho bố mẹ về những việc tốt mà các bạn đã giúp em trong tuần qua.
+ G/V hướng dẫn các học sinh làm bài tập 3, bài tập 4 trang 54. Giáo viên đọc yêu cầu của bài học sinh theo dõi để hiểu bài.
+ Học sinh thực hành viết.
+ Một số học sinh chia sẻ việc làm của mình. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên tuyên dương học sinh có bài viết tốt, đầy đủ nội dung.
*HĐ 5: Đọc những điều cần ghi nhớ trang 54 và trang 55.
+ Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 54 và trang 55, giải thích ý nghĩa từng hình ảnh.
+ Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc chậm cho học sinh đọc theo để ghi nhớ. G/V giải thích ý nghĩa từng hình ảnh.
1. Những việc người bạn tốt không làm. 2. Những việc người bạn tốt cần làm.
* Giáo viên đọc phần chữ đỏ góc phải bên trên để giáo dục và chuyển tiếp nội dung khác.
*HĐ 5: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện: Em thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp mức độ nào.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em thường chia sẻ với các bạn việc làm của người bạn tốt ở mức nào.
+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện em thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp và thường chia sẻ với các bạn việc làm của người bạn tốt.
* Nếu H/S chưa biết đọc thì G/V đọc chậm lần lượt các nội dung đánh giá cho học sinh hiểu, tô màu tự đánh giá mình
*HĐ 6: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ