Hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở việt nam (Trang 138)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.Hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật

Xây dng, hoàn thin h thng pháp lut, đặc bit là Lut Xut bn

- Luật Xuất bản

cần phải làm rõ trong các văn bản dưới luật, cụ thể như sau:

- Xác định rõ hơn về vị trí, tính chất, mục đích của hoạt động xuất bản, trong đó lĩnh vực xuất bản cần được xác định là khâu quan trọng nhất hình thành chất lượng nội dung xuất bản phẩm; mặt khác cần giới hạn cụ thể tính chất văn hóa- tư tưởng đối với hai lĩnh vực in và phát hành để áp dụng những chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước một cách hợp lý.

- Quy định cụ thể hơn đối tượng và điều kiện được lập NXB, trách nhiệm của cơ quan chủ quản NXB, trong đó cần quy định cụ thể về cơ chế mở giao cho Chính phủ xem xét những nhóm đối tượng được thành lập NXB theo hướng tạo điều kiện tiếp tục xã hội hóa hoạt động xuất bản (Nguyễn Anh Tú, 2009).

- Quy định loại hình (mô hình) tổ chức NXB và những điều kiện, tiêu chí để áp dụng loại hình (mô hình) tổ chức phù hợp với Luật Doanh nghiệp; hoặc nếu thấy cần thiết có thể quy định loại hình riêng cho NXB mà không nhất thiết phải áp dụng Luật Doanh nghiệp.

- Các hình thức và nguyên tắc công bố tác phẩm, tài liệu dưới dạng xuất bản phẩm hoặc công bố qua các blog cá nhân trên mạng internet.

- Điều kiện, tiêu chuẩn cụ .thể và các chức danh lãnh đạo chủ chốt NXB phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Công chức, Luật Viên chức và các tiêu chuẩn mà Ban Bí thưđã quy định tại Quyết định 281, 282, 283 năm 2010.

- Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất bản và yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm.

- Hoạt động liên kết xuất bản, trong đó có liên kết với tư nhân, trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế kiểm soát về thuế và nội dung xuất bản phẩm.

- Xuất bản trên Internet và các thiết bị đầu cuối; làm rõ khái niệm xuất bản trực tuyến và có quy định cụ thể về hình thức xuất bản mới này.

- Các chính sách hỗ trợ đối với hoạt động xuất bản cần được quy định cụ thể, tránh đưa ra nguyên tắc, chủ trương chung chung, mất thời gian chờ Chính phủ và các bộ hướng dẫn thường chậm trễ, thậm chí trái với tư tưởng khi xây dựng luật.

giải thích chính xác, không tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau (xuất bản, hoạt động xuất bản, công tác xuất bản, lĩnh vực xuất bản; xuất bản phẩm; ...)

- Phân cấp quản lý giữa cơ quan quản lý nhà nước Trung ương với địa phương, trước hết là đối với một số chế tài mạnh nhưđình chỉ xuất bản, in, phát hành đối với xuất bản phẩm và với đơn vị hoạt động xuất bản; tịch thu, thu hồi, tiêu hủy xuất bản phẩm.

- Một số luật và văn bản dưới luật khác

Cần sớm sửa đổi một số luật thuế hoặc văn bản hướng dẫn thi hành luật đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế VAT, luật đầu tư có tính ưu đãi với hoạt động xuất bản.

Đối với thuế giá trị gia tăng: áp dụng chung mức thuế suất 5% (đối với đối tượng chịu thuế 5% và 10%); đối với đối tượng không chịu thuế cho áp dụng mức thuế suất 0% và áp dụng cho cả các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác (tập thể và tư nhân) khi in và phát hành xuất bản phẩm.

Đối với tiền thuê nhà và tiền sử dụng đất: được áp dụng như đơn vị sự nghiệp có thu được Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí.

Mặt khác, cần miễn, giảm phí quảng bá sách; hỗ trợ triển lãm sách, hội chợ sách. Có chính sách đặt hàng, trợ cước, nhất là gửi sách đi nước ngoài; sửa đổi Nghị định 61 về chếđộ nhuận bút phù hợp với tình hình hiện nay; tăng mức thưởng đối với các giải thưởng nhằm khuyến khích, tôn vinh những người sáng tạo và những xuất bản phẩm có giá trị cao.

Khẩn trương rà soát tổng thể, lập phương án chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là Nhà nước đối với các NXB đủ điều kiện chuyển đổi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và không thành lập NXB mới trực thuộc địa phương quản lý. Cần có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khoa học qua thực tế hoạt động xuất bản Việt Nam và kinh nghiệm tổ chức, quản lý và hoạt động xuất bản thế giới để từđó phân loại NXB và các xuất bản phẩm, loại nào cần được hỗ trợ của Nhà nước, loại nào hoạt động theo thị trường. Trên thực tế, có những NXB hoàn toàn có thể thực

hiện sản xuất và trao đổi theo cơ chế thị trường, do đó những NXB xuất bản những loại sản phẩm này có điều kiện và khả năng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và cần phải xã hội hóa mạnh hơn. Nhóm các NXB và xuất bản phẩm trực tiếp làm công tác chính trị - tư tưởng cần phải được khẳng định và tổ chức lại. Đây là loại NXB thể hiện tính đặc thù, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị vừa sản xuất kinh doanh. Những NXB này cần phải có cơ chế chính sách đặc thù, được ưu đãi về vốn, đất đai (trụ sở), thuế, lãi suất để làm nhiệm vụ chính trị - tư tưởng. Về mô hình tổ chức hoạt động, các NXB loại này hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, tùy thuộc vào từng NXB cụ thể mà xếp vào loại đơn vị sự nghiệp có thu do Nhà nước bảo đảm 100% hay tự bảo đảm một phần, tự bảo đảm 100% kinh phí hoạt động. Cần xem xét việc thành lập NXB của các trường đại học trọng điểm, trường đại học có tính khu vực để yêu cầu đảm nhiệm thêm việc xuất bản các xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị của các địa phương trong khu vực, tránh hiện tượng như truyền hình hiện nay tỉnh nào cũng đua nhau lập nhưng thời lượng riêng vềđịa phương rất ít, chủ yếu chiếu phim Hàn Quốc và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở việt nam (Trang 138)