Đánh giá theo các tiêu chí quản lý nhàn ước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở việt nam (Trang 104)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Đánh giá theo các tiêu chí quản lý nhàn ước

2.2.1.1. Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Thực tế cho thấy, hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đang đối mặt với rất nhiều vấn đề. Một trong các vấn đề đó là: tình trạng sách lậu, sách giả. Theo đánh giá tại Hội nghị chống in lậu năm 2010 thì hơn 90% sách bày bán ở vỉa hè, lề đường là sách giả. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các NXB, các công ty sách. Điển hình như công ty sách First News đã phát hiện có 73 đầu sách của mình đã bị in lậu, vi phạm bản quyền tại hai thị trường lớn nhất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hơn thế nữa, sách lậu, sách giả được công khai bán với giá đắt hơn ấn bản sách thật. Các cơ sở in lậu đều dùng cách nâng giá trên bìa sách cao hơn giá sách thật rồi giảm chiết khấu cho người mua… Theo công bố của Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News, sách lậu bị tăng giá bìa so với giá sách thật từ 10-72%. Điển hình như: Bộ sách "Hạt giống tâm hồn" của Trí Việt - First News được niêm yết giá chỉ với 24.000 đồng/cuốn nhưng sách lậu lại được bán với giá 35.000 đồng/cuốn; cuốn "7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" được dán giá 55.000 đồng so với sách thật là 34.000 đồng.

Xâm phạm bản quyền nói chung, in lậu nói riêng, đang là vấn đề nan giải và nghiêm trọng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động xuất bản hiện nay. Nếu như trước đây, ấn phẩm bị in lậu nhiều nhất là sách giáo khoa các cấp thì gần đây (từ 2008 đến nay), hiện tượng in lậu sách giáo khoa đã gần như không

còn do NXB Giáo dục đã chủđộng và có khả năng về kinh tếđể phối hợp với các cơ quan chức năng truy quét. Hoạt động in lậu hiện nay tập trung vào mảng sách tham khảo, sách dạy tiếng nước ngoài và các tác phẩm văn học đang bán chạy nhất. Quy mô của hành vi in lậu và vi phạm bản quyền ngày càng lớn cả về số lượng đầu sách, số bản in và giá trị xuất bản phẩm. Hành vi in lậu ngày càng được tổ chức tinh vi. Nhằm tránh lưới pháp luật, các đối tượng tổ chức in lậu thường chọn những cơ sở in ở xa trung tâm thành phố, mới khai trương. Một số tỉnh lân cận Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng được các đối tượng làm sách lậu nhắm đến. Qua khảo sát, tuyệt đại đa số người được hỏi cho rằng sách giả sách lậu còn phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất bản cả nước.

Hình 2.3. Câu hỏi khảo sát 2.4

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

Ngoài ra, do chưa được quy hoạch và thiếu một hành lang pháp lý cần thiết, đồng thời bản thân các nhà sách tư nhân thường xác định mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận là chính, nên trong quá trình phát triển, hệ thống phát hành xuất bản phẩm tư nhân chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành, đồng thời cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Phần lớn các cơ sở phát hành xuất bản phẩm tư nhân chỉ tập trung vào khâu liên kết làm các loại sách dễ bán, có lãi nhiều, chỉ mở rộng mạng lưới tại các tỉnh, đô thị, bỏ các địa bàn xa. Không ít các nhà sách, đặc biệt là những nhà sách nhỏ, không tên tuổi làm ăn cò con, chụp giật, in lậu, in nối bản, in quá số lượng cho phép dẫn đến làm rối loạn thị trường sách, gây hoang mang cho bạn đọc.

Đa số người được hỏi (63%) cho rằng vấn đề bản quyền không được thực thi nghiêm chỉnh.

Các nguyên nhân của vấn đề sách lậu, sách giả đã được các chuyên gia, các nhà quản lý phân tích, tổng kết gồm:

(1) Hoạt động liên kết xuất bản được thực hiện một cách lỏng lẻo, chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi bên tham gia liên kết xuất bản. Điều này dẫn tới thực tế là một số NXB đang bán giấy phép xuất bản mà không cần biết xuất bản phẩm có nội dung ra sao, có bản quyền hợp pháp hay không.

(2) Các cơ sở in chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến việc in lậu sách tràn lan. Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có 1.500 cơ sở in công nghiệp lớn nhỏ, trong đó chỉ có khoảng trên 400 cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và chịu sựđiều chỉnh của Luật Xuất bản hiện hành. Còn lại khoảng 1.100 cơ sở in chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được hoạt động in các sản phẩm in khác không phải là xuất bản phẩm. Các cơ sở này không chịu sự quản lý hoạt động chuyên ngành in. Đây hoàn toàn có thể là những đầu mối tiếp tay cho hoạt động in lậu sách đã trở thành vấn nạn trong thời gian qua mà các cơ quan quản lý nhà nước không nắm được và khó quản lý.

(3) Thị trường sách của Việt Nam không chỉ bị tấn công bởi sách lậu giấy được bày bán khắp các vỉa hè, các nhà sách mà còn bị tấn công bởi các sách điện tử lậu. Hệ thống pháp luật hiện hành chưa quản lý được việc chia sẻ thông tin trên mạng đã dẫn tới việc xuất hiện tràn lan các xuất bản phẩm trên mạng (ebooks) không có bản quyền. 2.2.1.2. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Hầu hết các NXB có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ bé, khó khăn về vốn, hiệu quả kinh tế thấp, chưa được các cơ quan chủ quản quan tâm và đầu tư đúng mức. Thiếu vốn đang là một khó khăn phổ biến ở nhiều NXB. Không quá 10% số NXB có vốn trên 10 tỉ đồng. Một số NXB số vốn rất thấp, dưới 500 triệu đồng, đa số còn lại có tổng số vốn trên dưới 2 tỷ VND. Với mức vốn ít ỏi như trên, đa số NXB chỉ có thể tự xuất bản từ 10 đến 20 tên sách một năm với bình quân 300 trang và in 1000 bản. Đã xuất hiện ngày càng nhiều NXB do khó khăn về vốn đã đánh mất quyền tự chủ, bị đối tác liên kết chi phối, chưa kiểm soát chặt chẽ được nội dung xuất bản phẩm.

Mặc dù mức hưởng thụ sách bình quân năm 2014 là 4,1 bản sách/người, đã tăng so với năm 2013 là 0,9 bản/người nhưng vẫn còn rất thấp (ở các nước phát triển, tỉ lệ thường là 15 bản sách/đầu người/năm), không thực hiện được mục tiêu 6 bản/người vào năm 2010 theo tinh thần của Chỉ thị 42 về Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

Doanh thu toàn ngành nhìn chung rất thấp, trừ NXB Giáo dục có ưu thế đặc biệt, ít nhiều là trường hợp ngoại lệ, phần lớn NXB ở Việt Nam doanh thu hàng năm chỉ từ 1 đến 5 tỷđồng, trong đó, có một số NXB doanh thu dưới 1 tỷđồng/năm. Năm 2014, tổng doanh thu toàn ngành cũng mới đạt 2.038,2 tỷđồng (khoảng 0,05% GDP). Về lợi nhuận, con số còn khiêm tốn hơn nhiều: toàn ngành năm 2014 đạt 79,222 tỷ VND, trong đó riêng NXB Giáo dục Việt Nam đạt 13 tỷ, chủ yếu do cho thuê địa điểm và từ hoạt động khác đem lại (Nguồn: Báo cáo ngành xuất bản 2014).

Giá sách còn cao so với thu nhập của người lao động, tỉ lệ chiết khấu không thống nhất. Khảo sát cho thấy, có đến 57% người được hỏi cho rằng giá sách còn cao, chưa phù hợp với thu nhập người dân. Có cuốn tới 5- 6 trăm ngàn đồng. Có bộ sách hàng triệu đồng. Đối với đại đa số người dân thì sách vẫn còn là một thứ xa xỉ phẩm, vì vậy, dân số nước ta có hơn 90 triệu người mà mỗi tên sách chỉ in 600- 1.000 bản. Giá sách cao (theo tính toán sơ bộ, giá thành chỉ khoảng 30-40% giá bìa), ít người mua sách khiến cả người đọc và đơn vị xuất bản bị thiệt hại, “văn hóa đọc” có dấu hiệu bị suy giảm. Cũng với khảo sát của nghiên cứu sinh, có đến 66,4% người được hỏi cho rằng văn hóa đọc ở Việt Nam còn yếu kém. (Nguồn: Khảo sát của nghiên cứu sinh)

Cơ sở vật chất và vốn của nhiều NXB không đáp ứng yêu cầu, quy mô nhỏ bé, là hạn chế lớn để ngành xuất bản vươn lên về kinh tế và đứng vững trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Liên tục từ năm 2011 đến nay là các năm khó khăn của các NXB. Tổng doanh thu của các NXB có sụt giảm liên tục từ 3.623,513 tỷ đồng (năm 2010) xuống còn 2.038,200 tỷđồng (năm 2014).

Bảng 2.3. Tổng doanh thu của các NXB 2010-2014

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Cục XBIPH 2010-2014)

Lợi nhuận sau thuế của các NXB từ năm 2010 đến năm 2011 có dấu hiệu sụt giảm, sau đó đã có dấu hiệu tăng trở lại từ sau năm 2011 do các NXB đã tiết kiệm chi phí, sử dụng tối đa các nguồn lợi nhuận của các hoạt động kinh tế khác (ví dụ cho thuê mặt bằng,…). Theo báo cáo năm 2014 của Cục XBIPH, một số NXB hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi như: NXB Kim đồng (25 tỷ đồng), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật (13,819 tỷđồng), NXB Trẻ (11,250 tỷđồng), NXB Giáo dục Việt Nam (13 tỷđồng). Tuy mặt bằng chung còn khó khăn, nhưng lợi nhuận cao của các NXB vừa nêu đã cho tổng lợi nhuận sau thuế toàn ngành vẫn ở mức khả quan. Bên cạnh đó, còn một số NXB hoạt động có lãi trên 1 tỷđồng, duy trì được việc chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên và đóng thuế cho Nhà nước. Nhóm này bao gồm: NXB Tư pháp, NXB Thông tin và Truyền thông, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, NXB Đại học Sư phạm, NXB Văn hóa dân tộc, NXB Công an nhân dân. Hầu hết các NXB còn lại gặp nhiều khó khăn. Một số NXB hoạt động không có lãi, thậm chí còn lỗ, dẫn đến tình trạng nợ thuế, nợ tiền thuê nhà đất. Nhóm này có các NXB: NXB Thanh Hóa, NXB Đà Nẵng, NXB Văn hóa Thông tin, NXB Thể dục thể thao, NXB Hải Phòng, NXB ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, NXB ĐH Cần Thơ, NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Sân khấu…

Bảng 2.4. Lợi nhuận sau thuế của các NXB 2010-2014

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Cục XBIPH 2010-2014

Tổng nộp ngân sách của các NXB từ năm 2010 đến năm 2011 có dấu hiệu sụt giảm mạnh, sau năm 2011 đã có dấu hiệu tăng trở lại. Tổng nộp ngân sách toàn ngành năm 2014 đặt 50,308 tỷđồng (tăng 14,4% so với năm 2013).

Bảng 2.5. Tổng nộp ngân sách của các NXB 2010-2014

2.2.1.3. Đánh giá theo tính phù hợp của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuấtbản

Một số quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản tỏ ra không phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của hoạt động xuất bản, tiêu biểu như sau:

(1) Các chính sách chưa đầy đủ và hợp lý. Mặc dù, trong hầu hết các văn bản pháp qui của Đảng và Nhà nước ban hành, đều khẳng định xuất bản là hoạt động đặc thù. Song tính đặc thù đó trên thực tế chưa được đưa vào thực hiện trong các chính sách dành cho sự nghiệp xuất bản. Chính sách trợ giá, trợ cước phí vận chuyển đối với một số mặt hàng sách cho một số vùng miền theo qui định của Chính phủ do không kiểm tra, giám sát chặt chẽ dẫn đến tình trạng sách không đến được địa chỉ cần thiết, hoặc nằm chết trong kho lưu trữ, gây lãng phí và thiệt hại nặng nề về hiệu quả kinh tế - xã hội.

(2) Số lượng và chất lượng lao động vừa thừa vừa thiếu lại vừa yếu, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo các NXB và biên tập viên chậm thích ứng với cơ chế thị trường và đời sống xã hội mang nhiều nét mới, tốc độ phát triển nhanh, nhu cầu đọc ngày càng đa dạng, đa tầng, đa chiều. Đội ngũ làm xuất bản còn thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt về khả năng quản trị doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất bản nói riêng. Đó cũng là một trong những hạn chế lớn nhất của lực lượng lao động tại NXB hiện nay.

Nhìn chung, trình độ học vấn của cán bộ xuất bản được nâng cao đáng kể, (hầu hết đều có bằng đại học); tuy nhiên, số cán bộđược đào tạo chuyên ngành xuất bản lại không tăng, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và đặc biệt là biên tập viên (mới chỉ có khoảng 40% số cán bộ có bằng đại học về chuyên ngành xuất bản). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội ngũ lao động mới chỉ đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các NXB ở mức trung bình. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp các NXB đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Số cán bộ được đào tạo, có trình độ, kinh nghiệm hoạt động xuất bản đang thưa vắng dần. Khá nhiều cán bộđược điều động “ngang” sang xuất bản, trong đó, có người hầu như không được chuẩn bị gì về nghề nghiệp. Còn không ít lãnh đạo của nhiều NXB chưa thích ứng được với những đòi hỏi của nhiệm

vụ mới, đặc biệt trong việc xây dựng kế hoạch đề tài, tạo nên phong cách riêng của từng NXB, tìm và lựa chọn đối tượng liên doanh, liên kết… Từđó, nhiều sai sót và sai phạm đã xảy ra.

Cơ cấu lao động xuất bản bất hợp lý, lực lượng lao động gián tiếp còn cao, chiếm đến 37,19% ở các NXB. Bên cạnh đó, việc đào tạo và bồi lưỡng lao động ngành xuất bản còn thiếu tầm nhìn và mục tiêu chiến lược, bị động và theo tâm lý nhiệm kỳ dẫn đến chất lượng lao động chậm được cải thiện.

Lao động xuất bản thiếu tính chuyên nghiệp và còn nặng tư duy bao cấp. Sự thiếu chuyên nghiệp có thể thấy rõ ngay từ xuất thân nghề nghiệp của nguồn nhân lực. Qua khảo sát cho thấy, chỉ gần 20% số cán bộ biên tập của các NXB được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ biên tập. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các NXB tỷ lệ này còn thấp hơn. Nhưng ở họ, cái cần thiết đối với công việc là khả năng quản trị doanh nghiệp, tổ chức và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của ít nhất một trong ba khâu xuất bản, in, phát hành cũng rất hạn chế; thậm chí có người chưa một ngày làm quản lý mà chỉ làm một công việc khác như sáng tác, dạy học v.v... nên chỉ sau thời gian một vài năm NXB bị rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, liên tiếp mắc phải những sai phạm phải xử lý. Và để giảm bớt khó khăn, nhiều NXB đã lên tiếng đề xuất sự hỗ trợ của Nhà nước trái với cơ chế thị trường hoặc quay lại các mô hình tổ chức được Nhà nước bao cấp, ít nhất là bao cấp về lương. Đương nhiên, ởđây có trách nhiệm của công tác tổ chức cán bộ sẽđược trình bày ở dưới đây.

(3) Phương tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý chưa được đầu tư thích đáng. Mặc dù là một chuyên ngành hẹp trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, nhưng chức năng hoạt động và khả năng phục vụ lại liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Do vậy, quản lý trong lĩnh vực này đòi hỏi cần thiết phải vận dụng công nghệ thông tin và phương tiện kỹ thuật. Thực tế hiện nay, mỗi năm các nhà xuất bản trong nước cho ra đời khoảng trên 25000 đầu sách và gần 300 triệu bản sách một năm. Con số này quả là không nhỏ cho nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang là trở ngại lớn vì kinh phí hạn hẹp và trình độ về tin

học của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp còn hạn chế.

Cũng do thiếu chuyên nghiệp nên các NXB chưa coi trọng, thậm chí có nhiều NXB chưa hiểu rõ chức năng, công dụng của việc áp dụng mã số sách chuẩn quốc tế ISBN (International Standard Book Numbering) là một tiêu chuẩn quốc tế về sách đã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở việt nam (Trang 104)