Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối vớ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở việt nam (Trang 79)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1.Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối vớ

động xut bn

2.1.1.1 Chiến lược

Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò đặc biệt của hoạt động xuất bản, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã xây dựng những định hướng chiến lược thích hợp, tạo điều kiện cho xuất bản phát triển trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN, thể hiện trên một số nội dung:

- Hoạt động xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hoạt động xuất bản góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học, giáo dục và nâng cao trình độ, bản lĩnh cho cán bộ đảng viên và nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu.

- Hoạt động xuất bản là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Hoạt động xuất bản là hoạt động trực tiếp góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành một xã hội học tập, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Hoạt động xuất bản phải coi trọng các chức năng, nhiệm vụ nói trên, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản, in, phát hành thành một ngành kinh tế công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc.

Để thực hiện các định hướng chiến lược, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ra nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý đối với hoạt động xuất bản. Tiêu biểu có các văn bản như: Chỉ thị 08 CT/TW ngày 31/3/1992 của Ban bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí - xuất bản”; Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17-10- 1997 của Bộ Chính trị về“Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lýcông tác báo chí, xuất bản”;Đặc biệt là Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”. Một số nội dung chính của các văn bản nêu trên đã nêu rõ, bao gồm:

- Báo chí, xuất bản dù là cơ quan của Đảng, của Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hay của tổ chức xã hội đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động theo pháp luật.

- Xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng,

đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc.[1]

Như vậy, các văn bản chỉ đạo của Đảng đã định hướng chiến lược cho hoạt động xuất bản. Tất cả các văn bản này đều cho thấy lĩnh vực xuất bản là lĩnh vực đặc thù về văn hóa tư tưởng, và nó chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo Đảng. Điều đó cho thấy rằng, hiện nay Đảng vẫn quan tâm lãnh đạo toàn diện công tác xuất bản, các hoạt động quản lý nhà nước về xuất bản cũng phải tuân theo các chiến lược của Đảng về lĩnh vực này. Thực hiện chiến lược về xuất bản, hoạt động xuất bản cũng đạt được một số kết quả, tiêu biểu có thể kểđến là:

Số lượng, cơ cấu và chất lượng xuất bản phẩm không ngừng tăng lên

vụ chính trị của đất nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người đọc, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội...

- Đã xuất bản được một số bộ sách có giá trị cao, các công trình nghiên cứu về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học công nghệ, quản lý kinh tế; nhiều ấn phẩm phục vụ kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc và của Đảng; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội... Dưới đây là số liệu thống kê theo một số tiêu chí trong năm năm gần đây: Bảng 2.1. Thống kê số lượng sách xuất bản từ 2010 - 2014 Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 Sốđầu sách Đầu sách 25.769 27.542 26.596 26.933 28.326 Tốc độ phát triển % 100 107 103,2 104,5 110 Số bản sách Triệu bản 277,765 293,723 295,314 279,720 369,925 Tốc độ phát triển % 100 106 106,3 100,7 133,2 Số văn hóa phẩm Triệu bản 32,561 26,365 28,962 18,265 24,403 Tốc độ phát triển % 100 81 88,9 56,1 74,9 Mức hưởng thụ sách Bản/người 3,3 3,4 3,4 3,2 4,1 Tốc độ phát triển % 100 103 103 97 124

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Xuất bản, In và Phát hành (từ 2010 - 2014)

- Cơ cấu sách phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đọc, ngày càng phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chính trị của đất nước. Nội dung các mảng sách cũng có chuyển biến tích cực.

Bảng 2.2. Thống kê cơ cấu sách từ 2010 - 2013 STT Cơ cấu 2010 2011 2012 2013 Cuốn Bản (triệu bản) Cuốn Bản (triệu bản) Cuốn Bản (triệu bản) Cuốn Bản (triệu bản) 1 Chính trị - Pháp luật 4310 12,290 4303 12,910 4206 12,400 4200 12,20 Tốc độ phát triển (%) 100 100 95,2 99,2 98,8 100,9 97,4 99,3 2 Khoa học công nghệ - kinh tế 3765 10,642 4568 12,142 4580 11,812 4500 11,64 Tốc độ phát triển (%) 100 100 121,3 114,1 121,6 110,1 119,5 109,4 3 Văn hóa xã hội -

Nghệ thuật tôn giáo 3927 13,941 4176 13,372 4235 14,402 4132 14,94 Tốc độ phát triển (%) 100 100 106,3 95,9 107,8 103,3 105,2 107,2 4 Văn học 2844 3,138 2956 3,046 2894 2,986 2886 2,861

Tốc độ phát triển (%) 100 100 104,1 97,1 101,8 94,3 101,5 91,2 5

Giáo khoa - giáo trình -

tham khảo 7827 210,058 7101 221,885 6915 224,382 6827 208,06 Tốc độ phát triển (%) 100 100 90,7 105,6 88,3 106,8 87,2 99,04 6 Thiếu nhi 3744 27,256 4058 29,810 3486 28,865 3433 28,256 Tốc độ phát triển (%) 100 100 108,4 109,4 93,1 105,9 91,7 103,7 7 Từđiển- ngoại văn 352 0,521 380 0,555 280 0,465 276 0,42 Tốc độ phát triển (%) 100 100 108 106,5 79,5 89,3 78,4 80,6 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Xuất bản, In và Phát hành

(từ 2009 - 2013)

Khảo sát của luận án cũng cho kết quả rất khả quan về mức độ hài lòng của người được hỏi về sựđa dạng, phong phú của thị trường sách. Có đến 85,4% người được hỏi cho rằng thị trường sách hiện nay là đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, câu hỏi về mức độ phong phú của thị trường sách để phục vụđa dạng nhiều đối tượng bạn đọc thì vẫn còn phân tán, cụ thể như sau:

Hình 2.1. Câu hỏi khảo sát 1.2

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

Điều đó chứng tỏ vẫn còn nhiều đối tượng bạn đọc không tìm thấy dòng sách phù hợp với mình trong thị trường sách đa dạng hiện nay. Các NXB vẫn có xu hướng tập trung vào các dòng sách bán chạy như sách thiếu nhi, sách văn học, các dòng sách khác như sách khoa học, sách lịch sử vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc.

Đặc biệt, mặc dù số lượng sách nhiều, nhưng sách có giá trị vẫn còn rất khiêm tốn, có đến 47% người được hỏi cho rằng thị trường vẫn còn ít sách có giá trị, trong khi chỉ 28% cho rằng có nhiều sách có giá trị.

Hình 2.2. Câu hỏi khảo sát 1.3

Thị trường sách hiện nay đa dạng nhưng sách có giá trị còn ít, đặc biệt là các sách của tác giả Việt Nam. Điều đó chứng tỏ lực lượng viết sách của Việt Nam hiện nay càng ngày càng khan hiếm, ít những tác giả có tên tuổi. Do vậy cần có những cơ chế chính sách khuyến khích, tôn vinh tác giả viết sách cả về tinh thần và vật chất, trong đó một vấn đề rất quan trọng là bảo vệ quyền tác giả của tác giả sách. Nếu như các sách hay liên tục bị vi phạm bản quyền trắng trợn như hiện nay thì người viết sách chắc chắn không có động lực để tiếp tục viết sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lực lượng lao động tại các NXB có bước phát triển mới

Tuy chưa thực sự đáp ứng những đòi hỏi cao của xã hội nhưng so với giai đoạn đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, chất lượng cán bộ, biên tập viên xuất bản có nhiều cải thiện đáng kể, đang có những chuyển biến mới để thích ứng với kinh tế thị trường. Đội ngũ cán bộ, công nhân năng động, tìm tòi, có nhiều sáng tạo nên đã giúp cho NXB có khả năng tốt, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Tổng số lao động tại các NXB là 6.489 người trong đó có 1.178 biên tập viên (tính đến 2012) tăng 7,21 lần về số lượng so với năm 1986 (900 người). Đặc biệt nếu so sánh bình quân số lượng lao động thì con số này tăng trên năm lần. Điều đó cho thấy, lực lượng, đội ngũ làm công tác xuất bản đã được tăng đáng kể về số lượng.

Xuất hiện các mô hình, phương phức sản xuất kinh doanh mới

- Xuất hiện các mô hình mới như mô hình xuất bản khép kín ba khâu: xuất bản, in, phát hành. Hiện nay có trên 50% số NXB thực hiện mô hình này ở những mức độ khác nhau, trong đó nhiều NXB đã trang bị cho khâu in rất hiện đại như các NXB Bản đồ, Giáo dục...

- Mô hình công ty mẹ - công ty con ở một số NXB, nói cách khác, bước đầu đã dần hình thành những nét sơ khai của mô hình tập đoàn. Một số nơi đã phát huy hiệu quả bước đầu nhưở NXB Giáo dục, Bản đồ, Chính trị quốc gia, Lao động - Xã hội. Tất nhiên, cần phải thận trọng khi nhìn nhận về mô hình tập đoàn, nhất là tập đoàn xuất bản.

doanh mặc dù còn nhiều vấn đề bất cập, song hoạt động này đã trở thành động lực lớn, huy động các nguồn lực xã hội, cả về kinh tế và chất xám, tạo điều kiện cho các NXB thực hiện được nhiều công trình lớn, có giá trị lâu dài, tích lũy các lợi ích kinh tế, tạo ra một môi trường xuất bản năng động. Một số NXB thu hút các tư nhân góp 50% vốn tham gia xuất bản sách và độc quyền phát hành một số tên sách.

- Một số NXB đã biết sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin để tiến hành những hình thức kinh doanh mới như: mua bán sách trực tuyến qua mạng Internet, xuất bản sách truyền thống kèm các sản phẩm sách điện tử.

- Hợp tác quốc tế đã được nhiều NXB quan tâm hơn, nhất là việc mua bán bản quyền và tham gia các hoạt động quốc tế về xuất bản như hội chợ, triển lãm sách quốc tế, hội thảo nghiệp vụ. Sau mấy năm đầu lúng túng khi Việt Nam gia nhập công ước Berne, đến nay hoạt động mua bán bản quyền sách với các đối tác nước ngoài đã dần phát triển và ngày càng diễn ra sôi động và chuyên nghiệp hơn.

Để tiếp tục thực hiện được chiến lược đó, rõ ràng Nhà nước phải có những chính sách đầu tư trọng điểm cho các NXB của Nhà nước để các NXB có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụđược giao. Nếu chỉ giao nhiệm vụ mà không có cơ chế chính sách đủ mạnh thì các NXB sẽ phải bươn chải cùng với thị trường để tồn tại, khó có thể hoàn thành được nhiệm vụđược giao, qua đó chiến lược xây dựng một nền xuất bản mạnh cũng khó có thể thực hiện được.

2.1.1.2. Quy hoạch

Công tác quy hoạch ngành xuất bản đã được Chính phủ quan tâm thực hiện. Ngày 16/1/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 115/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch nêu rõ quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Nhà nước nhằm phát triển ngành xuất bản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Cho đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, về mặt quan điểm, Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực xuất bản. Điều này cho thấy rằng Nhà nước vẫn coi lĩnh vực này là lĩnh vực chính trị tư tưởng của Đảng và Nhà nước. Theo đó, có thể dự báo trong tương lai đến năm 2030, Nhà nước vẫn duy trì sở hữu đối với các

NXB. Với quan điểm này, lĩnh vực xuất bản sẽ giữ được ổn định, tuy nhiên khó có thể có những đột phá. Theo Luật Xuất bản 2012, các NXB được tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu (Khoản 2, Điều 12 Luật Xuất bản 2012). Tính đến cuối năm 2014, cả nước có 63 NXB (xem Phụ lục 3).

Phân loại NXB theo các tiêu chí

+ Theo hình thức pháp lý, NXB chia làm 2 loại, trong đó loại hình sự nghiệp công lập có 44 NXB (chiếm 70%), loại hình doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu có 19 NXB (chiếm 30%).

Các NXB hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện tôn chỉ mục đích của NXB do yêu cầu chung của doanh nghiệp là đặt hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn lên trên mục tiêu truyền thông xã hội của NXB.

+ Theo phạm vi hoạt động và vị trí cơ quan chủ quản, các NXB được chia thành:

- Các NXB trung ương: có 52 NXB - Các NXB địa phương: có 11 NXB

+ Theo chức năng nhiệm vụ, các NXB được chia thành; - Các NXB chuyên ngành: có 43 NXB

- Các NXB tổng hợp: có 20 NXB

Hệ thống các NXB hiện nay là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, có tính lịch sử, mang nhiều đặc trưng của quản lý hành chính và kinh tế của thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, lại tùy thuộc vào các cơ quan chủ quản có mức độ quan tâm và tiềm lực kinh tế khác nhau, cho nên điều kiện hoạt động của các NXB cũng rất khác nhau.

Vềcơ sở vật chất - kỹ thuật:

Theo báo cáo của Cục XBIPH, một số NXB lớn được đầu tư tương đối toàn diện từ nguồn vốn Nhà nước và sự tích luỹ của chính NXB cho nên đã xây dựng được cơ sở vật chất tương đối khang trang và hiện đại như: NXB Chính trị Quốc gia, NXB Giáo dục, NXB Quân đội nhân dân, NXB Công an nhân dân, NXB Kim

Đồng... Còn lại, nhìn chung, trụ sở của các NXB sau một thời gian dài sử dụng, do không có điều kiện kinh phí để tu sửa cho nên đã xuống cấp trầm trọng, một số NXB không có trụ sở phải đi thuê hoặc dùng chung địa điểm với cơ quan chủ quản. Cụ thể như sau:

- NXB có diện tích trụ sở từ 200m2 trở lên (56 NXB): Chính trị Quốc gia - Sự thật; Tư pháp; Quân đội nhân dân; Công an nhân dân; Lao động; Kim đồng; Phụ nữ; Sân khấu; Hội Nhà văn; Khoa học xã hội; Tôn giáo; Thông tấn; Khoa học và Kỹ thuật; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Tài chính; Lý luận chính trị; Đại học Kinh tế quốc dân; Bách khoa Hà Nội; Đại học quốc gia Hà Nội; Đại học Huế; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Quốc gia TP. HCM; Đại học Thái Nguyên; Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; Đại học Cần Thơ; Đại học Công nghiệp TP.HCM; Văn hóa-Văn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở việt nam (Trang 79)