C – 340 (Đặng Thị Hằng, 1999) Nhiệt độ thích hợp với đa số nấm mốc là 30
3.2.5. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh cellulase
Để phân giải polysaccarit khó phân giải như cellulose thì tế bào vi sinh vật cần phải tổng hợp lượng lớn cellulase, vì thế quá trình tổng hợp có thể cần tới lượng lớn nitơ, có thể sử dụng tới 60% nitơ tổng số cho việc sản xuất enzyme. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơ lên khả năng sinh tổng hợp cellulase của chủng nấm mốc để lên men cũng có ý nghĩa quan trọng.
Ba chủng nấm Penicillium M4V, Aspergillus M151, Aspergillus niger
M251 tuyển chọn được nuôi cấy trong môi trường Czapek – Dox thích hợp với nguồn nitơ được sử dụng là Pepton, NaNO3, NH4Cl, (NH4)2SO4 trong thời gian 36h. Sau đó, lấy dịch đem li tâm loại bỏ sinh khối. Xác định hoạt tính cellulase trong dịch nuôi cấy theo phương pháp đã được trình bày ở phần 2.2.2.3
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh cellulase
Chủng Hoạt tính (D – d)
NaNO3 Pepton NH4Cl (NH4)2SO4
M4V 2 2,2 1,8 1,7
M151 1,5 1,6 1,3 1
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh cellulase
Sau 36h lên men rắn với tỷ lệ cơ chất 4:4:2 (vỏ trấu: vỏ lạc: lõi ngô) ở nhiệt độ 320C. Qua bảng số liệu trên cho thấy cả 3 chủng đều có khả năng sử dụng nhiều nguồn nitơ và cho kết quả rất khác nhau.Trong các nguồn nitơ được nghiên cứu thì pepton là tốt nhất cho sự sinh tổng hợp cellulase với hoạt tính enzyme cao hơn hẳn so với 3 nguồn nitơ còn lại ở cả 3 chủng, sau đó là nguồn NaNO3 và cuối cùng là NH4Cl, (NH4)2SO4. Xét đối với 3 chủng nấm mốc, M4V có khả năng sinh cellulase tốt nhất ở cả 4 nguồn nitơ: cao nhất ở Pepton là 2,2cm cao hơn so với M151, M251theo tỷ lệ tương ứng là 0,6cm và 0,9cm; đối với NaNO3, M4V cao hơn so với M151, M251theo tỷ lệ tương ứng là 0,5cm và 0,6cm; đối với NH4Cl, M4V cao hơn so với M151, M251theo tỷ lệ tương ứng là 0,5cm và 0,8cm; đối với (NH4)2SO4 , M4V cao hơn so với M151, M251theo tỷ lệ tương ứng là 0,7cm và 1cm. Như vậy, chủng Penicillium M4V có khả năng sinh cellulase là mạnh nhất trong 3 chủng.
Nhưng nếu sử dụng nguồn dinh dưỡng nitơ hữu cơ là pepton trong sản xuất thì lại gặp vấn đề khó khăn do giá thành cao. Vì vậy, thường sử dụng nguồn nitơ vô cơ là muối NaNO3. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu cho rằng nitrat là nguồn nitơ thích hợp cho tổng hợp cellulase ở nhiều nấm sợi như Aspergillus, Trichoderma,…Các muối nitrat là nguồn thức ăn thích hợp với nhiều xạ khuẩn, nấm mốc và tảo [18].
Hình 3.10. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh cellulase của M151
Hình 3.11. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh cellulase của
M251