C – 400 để giữ giống dùng cho việc nghiên cứu tiếp theo ấy truyền định kỳ và
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.2. Ảnh hưởng của sự phối trộn phế phụ phẩm đến khả năng sinh cellulase
carbon tự nhiên (Đặng Minh Hằng, 1999; Hoàng Quốc Khánh etal, 2003; Vũ Ngọc Mai (k32 – sp2), 2010).
Như vậy ở cả 3 chủng, khả năng sinh cellulase ở vỏ trấu là cao nhất, sau đó đến vỏ lạc và cuối cùng là lõi ngô.
3.2.2. Ảnh hưởng của sự phối trộn phế phụ phẩm đến khả năng sinh cellulase cellulase
Do các loại phế phụ phẩm nông nghiệp có hàm lượng khoáng khác nhau và mỗi loại có những ưu điểm khác nhau như vỏ trấu và vỏ lạc có tác dụng làm tăng mùi thơm, lõi ngô làm tăng độ xốp. Với những ưu điểm đó, để làm tăng hoạt tính phân giải nên chúng tôi tiến hành phối trộn các nguồn cơ chất sẽ cho hiệu quả cao hơn. Dựa vào những nghiên cứu trước đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủng nấm Penicillium M4V, Aspergillus M151,
Aspergillus niger M251 trong môi trường rắn thích hợp với nguồn cơ chất phối trộn vỏ trấu, vỏ lạc, lõi ngô theo tỉ lệ 6:3:1, 6:2:2, 4:4:2 và 4:3:3 với nguồn dinh dưỡng là môi trường Czapek – Dox, đô ẩm là 70%.
Xác định hoạt tính sinh cellulase bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch (William, 1983).
Bảng 3.3.Ảnh hưởng của sự phối trộn phế phụ phẩm đến khả năng sinh cellulase
Nguồn carbon Hoạt tính D –d (cm)
M4V M151 M251
Tỉ lệ VT : VL : LN 4:3:3 2,8 2,3 2,3
Tỉ lệ VT : VL : LN 4:4:2 3 2,5 2,4
Tỉ lệ VT : VL : LN 6:2:2 1,4 1,2 1,3
Tỉ lệ VT : LN : VL 6:3:1 1,8 1,7 1,7
Hình 3.2. Ảnh hưởng của sự phối trộn phế phụ phẩm đến khả năng sinh cellulase
Qua biểu đồ trên ta thấy, ba chủng nấm Penicillium M4V, Aspergillus
M151, Aspergillus niger M251 đều có khả năng sinh cellulase trên các phế phụ phẩm đã được phối trộn theo các tỷ lệ và cho kết quả khác nhau. Trong 4 tỷ lệ nghiên cứu thì tỷ lệ 4:4:2 cho hoạt tính cao nhất ở cả 3 chủng mốc sau đó là các tỷ lệ tương ứng 4:3:3, 6:3:1 và 6:2:2. Đối với tỷ lệ 4:3:3, M4V cao hơn so với M151, M251 là 0,5cm. Đối với tỷ lệ 4:4:2, M4V cao hơn so với M151, M251 là 0,5cm và 0,6cm.Ở tỷ lệ 6:3:1, M4V cao hơn so với M151, M251 là 0,1cm. Ở tỷ lệ 6:2:2, M4V cao hơn so với M151, M251 là 0,2cm và 0,1cm.
Trong 2 nhóm tỷ lệ 4:4:2, 4:3:3 và 6:3:1, 6:2:2 ta đều cố định nguồn cơ chất là vỏ trấu còn vỏ lạc và lõi ngô thì biến thiên, theo kết quả phần 3.2.1 thì nhận thấy rằng vỏ trấu cho hoạt tính cellulase cao nhất ở cả 3 chủng sau đó đến vỏ lạc cuối cùng là lõi ngô. Khi phối trộn với tỷ lệ 6:3:1, 6:2:2 thì hàm lượng trấu quá nhiều trong khi lõi ngô lại quá ít nên độ thoáng khí ít khó cho sự phát triển của các bào tử nên hoạt tính cellulase ít hơn.Như vậy, ở tỷ lệ 4:4:2 (vỏ trấu: vỏ lạc: lõi ngô) là tốt nhất và chủng M4V có khả năng sinh cellulase là mạnh nhất ở tỷ lệ này.
Tỷ lệ M4V 4:3:3 Tỷ lệ M4V 4:4:2
Tỷ lệ M4V 6:3:1 Tỷ lệ M4V 6:2:2
Hình 3.3. Khả năng sinh cellulase của các tỷ lệ phối trộn